Tìm cơ chế cho doanh nghiệp đền bù giải tỏa
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi họp bàn về cơ chế thí điểm công ty đền bù giải tỏa
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi họp bàn về cơ chế thí điểm công ty đền bù giải tỏa.
>>Thành lập tổng công ty đền bù giải tỏa
Trước đó, nhiều ý kiến của đại diện các công ty xây dựng đã phản ánh công tác đền bù giải phóng mặt bằng hiện rất phức tạp. Việc đền bù, giải tỏa chậm khiến nhiều dự án không kịp tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Có trường hợp, việc đền bù giải tỏa kéo dài liên miên nhiều năm và chi phí đền bù chiếm tới 90% vốn đầu tư dự án.
Ông Phùng Văn Nghệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết mới đây Chính phủ đã cho phép Công ty Cổ phần Đức Khải là doanh nghiệp thí điểm hoạt động chức năng đền bù giải tỏa mặt bằng. Việc thí điểm sẽ thực hiện trong 5 năm tại các thành phố, địa phương lớn có nhiều dự án công nghiệp mở rộng, khó khăn về thu hồi đất và giải phóng mặt bằng như: Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng...
Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những cơ quan quản lý được giao xây dựng quy chế hoạt động cho mô hình công ty đền bù giải toả. Bộ đang đề xuất công ty hoạt động theo một trong hai nội dung sau.
Thứ nhất, sau khi quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố, cơ quan có thẩm quyền giao đất cho công ty thực hiện đền bù giải tỏa theo quy định. Sau đó, công ty đền bù giải tỏa sẽ bàn giao đất sạch cho UBND cấp tỉnh, thành để đấu giá quyền sử dụng đất. UBND tỉnh, thành có trách nhiệm thanh toán tiền vốn đầu tư và một phần lợi nhuận thu được từ đấu giá đất cho công ty.
Thứ hai, giao đất luôn cho công ty để công ty bồi thường giải tỏa, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất và nộp Nhà nước một tỷ lệ thích hợp do UBND cấp tỉnh quyết định.
Ông Phùng Văn Nghệ nói, trước mắt mới chỉ có Công ty Cổ phần Đức Khải được thực hiện thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, nhưng dưới sự quản lý chỉ đạo của các bộ ngành. Nếu thành công thì loại hình này sẽ được nhân rộng, tuy nhiên đó phải là doanh nghiệp có năng lực, có vốn nhất định và đã thực hiện thành công một số dự án.
Cũng tại cuộc họp, các chuyên gia đều cho rằng, với hình thức này người dân sẽ được lợi do được nhận tiền đền bù ở mức giá cao hơn, đồng thời góp phần làm thị trường bất động sản minh bạch hơn.
>>Thành lập tổng công ty đền bù giải tỏa
Trước đó, nhiều ý kiến của đại diện các công ty xây dựng đã phản ánh công tác đền bù giải phóng mặt bằng hiện rất phức tạp. Việc đền bù, giải tỏa chậm khiến nhiều dự án không kịp tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Có trường hợp, việc đền bù giải tỏa kéo dài liên miên nhiều năm và chi phí đền bù chiếm tới 90% vốn đầu tư dự án.
Ông Phùng Văn Nghệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết mới đây Chính phủ đã cho phép Công ty Cổ phần Đức Khải là doanh nghiệp thí điểm hoạt động chức năng đền bù giải tỏa mặt bằng. Việc thí điểm sẽ thực hiện trong 5 năm tại các thành phố, địa phương lớn có nhiều dự án công nghiệp mở rộng, khó khăn về thu hồi đất và giải phóng mặt bằng như: Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng...
Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những cơ quan quản lý được giao xây dựng quy chế hoạt động cho mô hình công ty đền bù giải toả. Bộ đang đề xuất công ty hoạt động theo một trong hai nội dung sau.
Thứ nhất, sau khi quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố, cơ quan có thẩm quyền giao đất cho công ty thực hiện đền bù giải tỏa theo quy định. Sau đó, công ty đền bù giải tỏa sẽ bàn giao đất sạch cho UBND cấp tỉnh, thành để đấu giá quyền sử dụng đất. UBND tỉnh, thành có trách nhiệm thanh toán tiền vốn đầu tư và một phần lợi nhuận thu được từ đấu giá đất cho công ty.
Thứ hai, giao đất luôn cho công ty để công ty bồi thường giải tỏa, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất và nộp Nhà nước một tỷ lệ thích hợp do UBND cấp tỉnh quyết định.
Ông Phùng Văn Nghệ nói, trước mắt mới chỉ có Công ty Cổ phần Đức Khải được thực hiện thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, nhưng dưới sự quản lý chỉ đạo của các bộ ngành. Nếu thành công thì loại hình này sẽ được nhân rộng, tuy nhiên đó phải là doanh nghiệp có năng lực, có vốn nhất định và đã thực hiện thành công một số dự án.
Cũng tại cuộc họp, các chuyên gia đều cho rằng, với hình thức này người dân sẽ được lợi do được nhận tiền đền bù ở mức giá cao hơn, đồng thời góp phần làm thị trường bất động sản minh bạch hơn.