Tín dụng tăng trưởng mạnh, đề xuất kiểm soát dưới 30%
Tháng 5, tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh. Mức tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng được đề xuất kiểm soát dưới 30%
Tháng 5, tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh. Mức tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng được đề xuất kiểm soát dưới 30%.
Đây là những điểm nổi bật được đề cập trong báo cáo kinh tế vĩ mô và báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5/2009 tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Theo các báo cáo trên, đến 31/5, tổng đầu tư cho nền kinh tế ước đạt 1.537.900 tỷ đồng, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cuối năm 2008, trong đó tín dụng đối với nền kinh tế ước 1.465,2 nghìn tỷ đồng tăng 14,9% so với cuối năm 2008.
Như vậy, sau bước chuyển mạnh mẽ trong tháng 4, tăng trưởng tín dụng tiếp tục được giữ nhịp trong tháng 5/2009.
Về cụ thể, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bằng VND đến thời điểm trên ước đạt 1.213,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so với cuối năm 2008. Đáng chú ý là dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bằng ngoại tệ ước đạt 251,6 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cuối năm 2008.
Liên quan đến tốc độ tăng trưởng tín dụng, một đề xuất được đưa ra tại phiên họp trên là kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống ngân hàng thương mại dưới 30%. Đó cũng là mốc kiểm soát được đặt ra trong năm 2008. Trong năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến trước đó là khoảng từ 21% - 23%.
Ngoài kiểm soát tăng trưởng tín dụng, một số đề xuất khác đáng chú ý là yêu cầu tiếp tục duy trì các mức lãi suất cơ bản hiện tại; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước; tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ.
Cũng theo báo cáo tại phiên họp, đến 31/5/2009, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước đạt 1.834 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cuối năm 2008. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước khoảng 306 nghìn tỷ đồng giảm 0,11% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cuối năm 2008.
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 5/2009 ước đạt 1.528 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2008; trong đó, huy động vốn VND ước đạt 1.197 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4%. Tiền gửi của dân cư bằng VND ước đến cuối tháng 5/2009 đạt 630,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cuối năm 2008. Huy động vốn bằng ngoại tệ ước đạt 330,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cuối năm 2008.
Liên quan đến việc cân đối ngoại tệ, theo đánh giá đưa ra tại phiên họp, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 có dấu hiệu tăng lên so với tháng 4/2009, nhưng kim ngạch nhập khẩu tháng 5 cũng đạt mức cao nhất so với 4 tháng trước. Nhập siêu 5 tháng bằng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nếu loại trừ xuất khẩu vàng, đá quý và chế phẩm thì nhập siêu lên tới 18,4% kim ngạch xuất khẩu.
Từ nay đến cuối năm khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu nhập khẩu nhất là vật tư, thiết bị cho đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tăng trở lại, trong khi xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tăng nhiều, thì vấn đề cân đối ngoại tệ trong các tháng tới được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Đối với chính sách tỷ giá, đề xuất đưa ra là trong khi giữ nguyên biên độ giao dịch hiện hành (± 5%), Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng các biện pháp kinh tế can thiệp thị trường ngoại hối như nghiệp vụ hoán đổi, mua bán kỳ hạn các loại ngoại tệ... để giúp các ngân hàng thương mại tránh tình trạng ứ đọng vốn ngoại tệ.
Đây là những điểm nổi bật được đề cập trong báo cáo kinh tế vĩ mô và báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5/2009 tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Theo các báo cáo trên, đến 31/5, tổng đầu tư cho nền kinh tế ước đạt 1.537.900 tỷ đồng, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cuối năm 2008, trong đó tín dụng đối với nền kinh tế ước 1.465,2 nghìn tỷ đồng tăng 14,9% so với cuối năm 2008.
Như vậy, sau bước chuyển mạnh mẽ trong tháng 4, tăng trưởng tín dụng tiếp tục được giữ nhịp trong tháng 5/2009.
Về cụ thể, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bằng VND đến thời điểm trên ước đạt 1.213,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so với cuối năm 2008. Đáng chú ý là dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bằng ngoại tệ ước đạt 251,6 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cuối năm 2008.
Liên quan đến tốc độ tăng trưởng tín dụng, một đề xuất được đưa ra tại phiên họp trên là kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống ngân hàng thương mại dưới 30%. Đó cũng là mốc kiểm soát được đặt ra trong năm 2008. Trong năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến trước đó là khoảng từ 21% - 23%.
Ngoài kiểm soát tăng trưởng tín dụng, một số đề xuất khác đáng chú ý là yêu cầu tiếp tục duy trì các mức lãi suất cơ bản hiện tại; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước; tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ.
Cũng theo báo cáo tại phiên họp, đến 31/5/2009, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước đạt 1.834 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cuối năm 2008. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước khoảng 306 nghìn tỷ đồng giảm 0,11% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cuối năm 2008.
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 5/2009 ước đạt 1.528 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2008; trong đó, huy động vốn VND ước đạt 1.197 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4%. Tiền gửi của dân cư bằng VND ước đến cuối tháng 5/2009 đạt 630,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cuối năm 2008. Huy động vốn bằng ngoại tệ ước đạt 330,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cuối năm 2008.
Liên quan đến việc cân đối ngoại tệ, theo đánh giá đưa ra tại phiên họp, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 có dấu hiệu tăng lên so với tháng 4/2009, nhưng kim ngạch nhập khẩu tháng 5 cũng đạt mức cao nhất so với 4 tháng trước. Nhập siêu 5 tháng bằng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nếu loại trừ xuất khẩu vàng, đá quý và chế phẩm thì nhập siêu lên tới 18,4% kim ngạch xuất khẩu.
Từ nay đến cuối năm khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu nhập khẩu nhất là vật tư, thiết bị cho đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tăng trở lại, trong khi xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tăng nhiều, thì vấn đề cân đối ngoại tệ trong các tháng tới được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Đối với chính sách tỷ giá, đề xuất đưa ra là trong khi giữ nguyên biên độ giao dịch hiện hành (± 5%), Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng các biện pháp kinh tế can thiệp thị trường ngoại hối như nghiệp vụ hoán đổi, mua bán kỳ hạn các loại ngoại tệ... để giúp các ngân hàng thương mại tránh tình trạng ứ đọng vốn ngoại tệ.