Tình hình Iran đang chi phối giá năng lượng
Phiên cuối tuần, giá dầu thô trên sàn New York đã bật tăng 40 cent, tương ứng với mức 0,4%, lên 94,60 USD mỗi thùng
Cuộc đàm phán về chương trình phát triển hạt nhân Iran đang trở thành yếu tố quan trọng chi phối các giao dịch năng lượng trên thị trường hàng hóa quốc tế.
Phiên giao dịch cuối tuần (8/11), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York đã bật tăng 40 cent, tương ứng với mức 0,4%, lên 94,60 USD mỗi thùng. Từ mức giá 94,61 USD mỗi thùng xác lập vào cuối phiên thứ 6 tuần trước có thể thấy rằng, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn trên thị trường New York trong tuần này đã đi ngang.
Trong khi đó, trên sàn hàng hóa London, chốt phiên giao dịch 8/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc tăng mạnh trở lại với mức 1,66 USD, tương ứng với mức tăng 1,6%, lên 105,12 USD mỗi thùng, sau khi đã giảm tới 1,7% trong phiên giao dịch liền trước ngày 7/11. Tuy nhiên, tính chung 5 ngày qua, giá dầu thô Brent Biển Bắc vẫn giảm 0,8%.
Theo giới phân tích, thị trường dầu thô thế giới hôm qua chịu sự chi phối chính của hai yếu tố. Trong đó, yếu tố thứ nhất là việc Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, nền kinh tế đầu tàu đã tạo thêm được 204.000 việc làm mới, bất chấp việc chính phủ liên bang phải đóng cửa ngừng hoạt động trong suốt hơn hai tuần.
Số liệu chính thức về những việc làm mới được tạo cao gần gấp đôi so với dự báo của giới phân tích tại Phố Wall, góp phần làm bức tranh triển vọng tiêu thụ năng lượng trở nên đỡ tăm tối hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nó cũng trở thành một yếu tố quan trọng, có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cân nhắc rút bỏ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng.
Cũng trong ngày cuối tuần, số liệu khảo sát sơ bộ tháng 11 của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan được công bố cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng đã giảm xuống 72 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2011, thua xa mức 73,2 điểm trong tháng 10. Cùng với sự đi lên của đồng USD, chỉ số này đã khiến giá dầu New York không thể tăng mạnh.
Tuy nhiên, tâm điểm chính của thị trường phiên cuối tuần lại là cuộc đàm phán giữa Iran và phương Tây. Nhiều nhà phân tích tỏ ra lạc quan về kết quả cuộc hội đàm này sẽ dẫn tới việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, trong đó có vấn đề giao dịch năng lượng. Hai bên dường như đã tiến gần tới thỏa thuận về nới lỏng sự trừng phạt với Iran.
Các chuyên gia thị trường cho rằng, cuộc hội đàm này có thể đưa tới những tiến triển tích cực cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là về thị trường năng lượng, khi những hạn chế giao dịch dầu thô với Iran được dỡ bỏ. Về cơ bản, điều này sẽ khiến cho lượng cung dầu từ Trung Đông được mở rộng hơn, bất kể là trong bối cảnh lượng cầu còn đang yếu ớt.
Cũng trên sàn New York phiên cuối tuần, giá xăng giao tháng 12 tăng được 5 cent, tương ứng 2%, lên 2,55 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao cùng hạn tăng 3 cent, tương ứng với 1,2% lên 2,87 USD/gallon. Giá khí đốt tăng 4 cent, tương ứng 1,1% lên 3,56 USD/ triệu BTU. Tính cả tuần, giá xăng tăng 0,3%, giá khí tăng 1,3%, còn giá dầu sưởi giảm 0,4%.
Phiên giao dịch cuối tuần (8/11), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York đã bật tăng 40 cent, tương ứng với mức 0,4%, lên 94,60 USD mỗi thùng. Từ mức giá 94,61 USD mỗi thùng xác lập vào cuối phiên thứ 6 tuần trước có thể thấy rằng, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn trên thị trường New York trong tuần này đã đi ngang.
Trong khi đó, trên sàn hàng hóa London, chốt phiên giao dịch 8/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc tăng mạnh trở lại với mức 1,66 USD, tương ứng với mức tăng 1,6%, lên 105,12 USD mỗi thùng, sau khi đã giảm tới 1,7% trong phiên giao dịch liền trước ngày 7/11. Tuy nhiên, tính chung 5 ngày qua, giá dầu thô Brent Biển Bắc vẫn giảm 0,8%.
Theo giới phân tích, thị trường dầu thô thế giới hôm qua chịu sự chi phối chính của hai yếu tố. Trong đó, yếu tố thứ nhất là việc Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, nền kinh tế đầu tàu đã tạo thêm được 204.000 việc làm mới, bất chấp việc chính phủ liên bang phải đóng cửa ngừng hoạt động trong suốt hơn hai tuần.
Số liệu chính thức về những việc làm mới được tạo cao gần gấp đôi so với dự báo của giới phân tích tại Phố Wall, góp phần làm bức tranh triển vọng tiêu thụ năng lượng trở nên đỡ tăm tối hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nó cũng trở thành một yếu tố quan trọng, có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cân nhắc rút bỏ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng.
Cũng trong ngày cuối tuần, số liệu khảo sát sơ bộ tháng 11 của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan được công bố cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng đã giảm xuống 72 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2011, thua xa mức 73,2 điểm trong tháng 10. Cùng với sự đi lên của đồng USD, chỉ số này đã khiến giá dầu New York không thể tăng mạnh.
Tuy nhiên, tâm điểm chính của thị trường phiên cuối tuần lại là cuộc đàm phán giữa Iran và phương Tây. Nhiều nhà phân tích tỏ ra lạc quan về kết quả cuộc hội đàm này sẽ dẫn tới việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, trong đó có vấn đề giao dịch năng lượng. Hai bên dường như đã tiến gần tới thỏa thuận về nới lỏng sự trừng phạt với Iran.
Các chuyên gia thị trường cho rằng, cuộc hội đàm này có thể đưa tới những tiến triển tích cực cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là về thị trường năng lượng, khi những hạn chế giao dịch dầu thô với Iran được dỡ bỏ. Về cơ bản, điều này sẽ khiến cho lượng cung dầu từ Trung Đông được mở rộng hơn, bất kể là trong bối cảnh lượng cầu còn đang yếu ớt.
Cũng trên sàn New York phiên cuối tuần, giá xăng giao tháng 12 tăng được 5 cent, tương ứng 2%, lên 2,55 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao cùng hạn tăng 3 cent, tương ứng với 1,2% lên 2,87 USD/gallon. Giá khí đốt tăng 4 cent, tương ứng 1,1% lên 3,56 USD/ triệu BTU. Tính cả tuần, giá xăng tăng 0,3%, giá khí tăng 1,3%, còn giá dầu sưởi giảm 0,4%.