11:13 06/09/2013

Tổ chức hành nghề công chứng có “lôi kéo” ngân hàng?

Nguyễn Lê

Không ít tai tiếng của hoạt động công chứng có liên quan đến ngân hàng, bất động sản

Thừa nhận nhiều hạn chế trong quản lý dịch vụ công chứng, Bộ trưởng Hà 
Hùng Cường cho biết việc chi hoa hồng cho ngân hàng để cạnh tranh không 
lành mạnh thì báo chí cũng đã phản ánh.
Thừa nhận nhiều hạn chế trong quản lý dịch vụ công chứng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết việc chi hoa hồng cho ngân hàng để cạnh tranh không lành mạnh thì báo chí cũng đã phản ánh.
Cần cho biết tình hình tổ chức hành nghề công chứng trích hoa hồng cho các tổ chức tín dụng, cá nhân nhằm lôi kéo sử dụng dịch vụ của tổ chức mình, là đề nghị được Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Trần Đình Long đặt ra với đại diện Ngân hàng Nhà nước tại phiên giải trình hôm 5/9.

Với chủ đề quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, nhân vật chính của phiên giải trình là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Tuy nhiên, đại diện ngành ngân hàng, xây dựng… cũng có mặt để sẵn sàng “chia lửa”, bởi không ít tai tiếng của hoạt động công chứng có liên quan đến các lĩnh vực này.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Long, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng khẳng định hoạt động công chứng đã và đang hỗ trợ tích cực cho hệ thống ngân hàng. Còn việc tổ chức hành nghề công chứng trích hoa hồng cho tổ chức tín dụng để lôi kéo khách hàng thì Ngân hàng nhà nước có nghe nói đến, nhưng chưa có thông tin cụ thể.

Bà Thanh cũng giải thích thêm là việc chi trả hoa hồng phải theo đúng thỏa thận của các bên và theo đúng quy định của Bộ Tài chính nhưng ngoài phạm vi điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, “Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét tìm hiểu và giải quyết thực tế này nếu mà có”, bà Thanh nói.

Cũng băn khoăn về bất cập của hoạt động công chứng mà theo nhiều ý kiến còn đang bị thả nổi khá nhiều, Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đặt câu hỏi về sự liên quan của hoạt động này với hiện tượng lừa đảo trong một số giao dịch bất động sản.

Thừa nhận nhiều hạn chế trong quản lý dịch vụ công chứng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết việc chi hoa hồng cho ngân hàng để cạnh tranh không lành mạnh thì báo chí cũng đã phản ánh.
 
Hoạt động công chứng chắc chắn là có liên quan đến một số việc tiêu cực, lừa đảo liên quan đến bất động sản. Khẳng định thực tế này, song ông Cường cũng đưa ra nguyên nhân là nhưng theo luật hiện hành thì một tài sản lớn có thể thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau. Ví dụ cái nhà ở nội đô có thể thế chấp để vay ba bốn ngân hàng, lợi dụng việc này nên công chứng viên chứng nhận cho khách hàng vay và sau đó họ không trả nợ được. Chủ yếu là câu chuyện giữa ngân hàng với người vay, cũng có trường hợp giấy tờ giả mà công chứng viên không phát hiện ra, ông Cường nói.

Ở báo cáo tình hình chung, Bộ Tư pháp cho biết đã xử lý 276 trường hợp vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Tuy nhiên, con số này theo một số ý kiến là chưa phản ánh đầy đủ tình hình. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật nhận xét, việc thành lập văn phòng công chứng đặc biệt là văn phòng công chứng tư đang bị thả nổi, không theo quy hoạch nên cung vượt quá cung cầu, dẫn đến việc công chứng viên cầm theo con dấu gõ cửa từng nhà mời công chứng.

Bên cạnh đó việc bổ nhiệm công chứng viên cũng đang bị thả nổi, tiêu chuẩn công chứng viên cũng quá dễ dàng, cùng là công chứng viên nhưng chất lượng rất rất khác nhau, ông Cương nhận xét.

Cho rằng con số công chứng viên sai phạm cần được kiểm chứng lại, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói thêm, các nước nghe nói công chứng viên có sai phạm thì họ ngạc nhiên lắm, vì đã làm nghề này mà còn sai phạm.

Bộ trưởng cũng cho biết, tới đây sẽ thanh tra toàn bộ các phòng công chứng trên toàn quốc để chấn chỉnh sai phạm.