“Tôi không nghĩ mình giàu”
Không quần áo chải chuốt, chẳng có trợ lý đi kèm, nhìn anh chẳng ai bảo đó là ông chủ một loạt khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam
Trễ hẹn 15 phút, Tổng giám đốc Khu công nghiệp Tân Tạo Đặng Thành Tâm rối rít xin lỗi và kêu trời về giao thông ở Hà Nội những ngày cuối năm.
Không quần áo chải chuốt, chẳng có trợ lý đi kèm, nhìn anh chẳng ai bảo đó là ông chủ một loạt khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Anh nghĩ sao khi báo chí xếp hạng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán?
Ôi trời, nhà băng thì réo đòi nợ, bạn bè gọi điện đòi chiêu đãi, gia đình thì lo lắng cho lũ nhỏ. Có người thích nổi nhưng cá nhân tôi chỉ muốn yên ổn để làm việc.
Thực tế ở Việt Nam có những người rất giàu, có người tính cả tài sản ra còn giàu gấp 10 lần ông Trương Gia Bình, hay có ông chủ ngân hàng cũng có tên trong danh sách đó trong tay còn cả tỷ công ty nữa. Cũng chẳng ai biết được để có vốn kinh doanh chúng tôi cũng phải vay nợ ngân hàng, có người không trả được nợ cả đống như anh Tuyển (Tuần Châu).
Kinh doanh cũng cực lắm chứ đâu phải ngay lập tức thành công. Nhớ lại những ngày đầu, khi tôi đưa ra những dự án đầu tư khu công nghiệp rồi mời bạn bè cùng góp vốn, không ai tham gia. Ngay ngân hàng ACB có đóng góp vốn nhưng vì bạn bè chơi với nhau chứ họ cũng không tin vào hiệu quả của dự án.
Chủ yếu tôi huy động trong gia đình, vợ tôi góp vốn nhiều vì có bà chị ở nước ngoài gửi về. Quả thật vào những năm 1996, ít khu công nghiệp thành công, khó khăn vô cùng.
Những người thân trong gia đình ông đều có tên trong danh sách những người giàu có. Vậy họ quan niệm thế nào?
Bà chị gái tôi ở bên Mỹ cũng làm kinh tế rất lớn, đấu thầu hàng nghìn ha chợ Texas nhưng bà không bao giờ muốn phô trương.
Cháu tôi là Nguyễn Phương Anh đang học ở Mỹ. Tiếng là gia đình giàu có nhưng cô cháu gái tôi cũng tự lập lắm, ra nước ngoài học từ năm lớp 8, học đại học được mẹ cho 10.000 USD mở một công ty ở Mỹ chuyên tổ chức biểu diễn. Nó cũng ấp ủ dự định về Việt Nam lập nghiệp trong ngành truyền thông
Lợi nhuận đối với gia đình tôi không phải là điều quan trọng nhất. Chúng tôi tâm đắc với tập đoàn Matshushita, ban đầu đó cũng là công ty gia đình, khi trở thành công ty đại chúng, cả dòng họ chỉ sở hữu có 5% cổ phần nhưng công ty tồn tại mãi.
Công chúng muốn biết cuộc sống của người giàu có như anh so với người bình thường có gì khác?
Tôi không bao giờ nghĩ mình là người giàu mà quan tâm xem liệu mình có làm tốt công việc hay không. Còn cuộc sống riêng của tôi, công việc bận túi bụi, chẳng mấy khi được ăn cơm nhà, lợi nhuận hằng năm tôi thường dùng tái đầu tư hết. Thời gian rảnh, tôi cũng hay đọc các gương tỷ phú nhưng chủ yếu là đọc cách họ làm giàu để có thể học tập được điều gì đó.
Điều hành một chuỗi khu công nghiệp, với anh điều gì quan trọng nhất?
Tôi từng là sĩ quan hàng hải, rồi học thêm trường luật, học cả quản trị kinh doanh. Khi điều hành doanh nghiệp, tôi rất tâm đắc với quan điểm phải xây dựng văn hóa công ty. Vì thế, tôi luôn ủng hộ cán bộ công nhân viên tham gia các phong trào xã hội, văn nghệ thể thao, ngoài giờ làm việc họ cần được vui chơi chứ không phải lúc nào cũng bắt họ làm việc cật lực.
Mục tiêu của doanh nhân và cả doanh nghiệp là giá trị chứ không phải đơn thuần lợi nhuận. Ông vua Brunei giàu có ai khen đâu nhưng tỷ phú Bill Gates lại được ca ngợi vì không chỉ làm giàu cho bản thân, những sản phẩm của Microsoft đem lại cuộc sống tốt hơn cho nhân loại. Tôi cũng mơ trong tương lai Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp tầm cỡ sánh ngang Samsung, Toyota.
Sau Tân Tạo, sẽ là những khu công nghiệp nào lên sàn?
Sẽ có nhiều khu nữa, chắc chắn là vậy. Khi Việt Nam chưa vào WTO, doanh nghiệp mình đi cà nhắc túc tắc cũng được nhưng giờ phải tính đến yếu tố tốc độ, phải huy động cả hai chân chạy thật nhanh.
Khu Tân Tạo chúng tôi đã xây dựng xong nhà xưởng và cho thuê lấp đầy diện tích nhưng giờ nó phải phát triển sang giai đoạn khác, cần có nhà ở công nhân, trường học, bệnh viện. Nếu cứ như cách làm cũ, năm sau lấy lợi nhuận bỏ vào đầu tư tiếp thì không đủ, chúng tôi quyết định niêm yết, hô lên một tiếng để huy động công chúng vào.
Tháng sau, tôi nghỉ không làm Tổng giám đốc Khu công nghiệp Tân Tạo nữa mà để cấp phó lên thay. Khi công ty trở thành đại chúng, tôi không muốn nó mang hình ảnh công ty gia đình nữa.
Không quần áo chải chuốt, chẳng có trợ lý đi kèm, nhìn anh chẳng ai bảo đó là ông chủ một loạt khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Anh nghĩ sao khi báo chí xếp hạng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán?
Ôi trời, nhà băng thì réo đòi nợ, bạn bè gọi điện đòi chiêu đãi, gia đình thì lo lắng cho lũ nhỏ. Có người thích nổi nhưng cá nhân tôi chỉ muốn yên ổn để làm việc.
Thực tế ở Việt Nam có những người rất giàu, có người tính cả tài sản ra còn giàu gấp 10 lần ông Trương Gia Bình, hay có ông chủ ngân hàng cũng có tên trong danh sách đó trong tay còn cả tỷ công ty nữa. Cũng chẳng ai biết được để có vốn kinh doanh chúng tôi cũng phải vay nợ ngân hàng, có người không trả được nợ cả đống như anh Tuyển (Tuần Châu).
Kinh doanh cũng cực lắm chứ đâu phải ngay lập tức thành công. Nhớ lại những ngày đầu, khi tôi đưa ra những dự án đầu tư khu công nghiệp rồi mời bạn bè cùng góp vốn, không ai tham gia. Ngay ngân hàng ACB có đóng góp vốn nhưng vì bạn bè chơi với nhau chứ họ cũng không tin vào hiệu quả của dự án.
Chủ yếu tôi huy động trong gia đình, vợ tôi góp vốn nhiều vì có bà chị ở nước ngoài gửi về. Quả thật vào những năm 1996, ít khu công nghiệp thành công, khó khăn vô cùng.
Những người thân trong gia đình ông đều có tên trong danh sách những người giàu có. Vậy họ quan niệm thế nào?
Bà chị gái tôi ở bên Mỹ cũng làm kinh tế rất lớn, đấu thầu hàng nghìn ha chợ Texas nhưng bà không bao giờ muốn phô trương.
Cháu tôi là Nguyễn Phương Anh đang học ở Mỹ. Tiếng là gia đình giàu có nhưng cô cháu gái tôi cũng tự lập lắm, ra nước ngoài học từ năm lớp 8, học đại học được mẹ cho 10.000 USD mở một công ty ở Mỹ chuyên tổ chức biểu diễn. Nó cũng ấp ủ dự định về Việt Nam lập nghiệp trong ngành truyền thông
Lợi nhuận đối với gia đình tôi không phải là điều quan trọng nhất. Chúng tôi tâm đắc với tập đoàn Matshushita, ban đầu đó cũng là công ty gia đình, khi trở thành công ty đại chúng, cả dòng họ chỉ sở hữu có 5% cổ phần nhưng công ty tồn tại mãi.
Công chúng muốn biết cuộc sống của người giàu có như anh so với người bình thường có gì khác?
Tôi không bao giờ nghĩ mình là người giàu mà quan tâm xem liệu mình có làm tốt công việc hay không. Còn cuộc sống riêng của tôi, công việc bận túi bụi, chẳng mấy khi được ăn cơm nhà, lợi nhuận hằng năm tôi thường dùng tái đầu tư hết. Thời gian rảnh, tôi cũng hay đọc các gương tỷ phú nhưng chủ yếu là đọc cách họ làm giàu để có thể học tập được điều gì đó.
Điều hành một chuỗi khu công nghiệp, với anh điều gì quan trọng nhất?
Tôi từng là sĩ quan hàng hải, rồi học thêm trường luật, học cả quản trị kinh doanh. Khi điều hành doanh nghiệp, tôi rất tâm đắc với quan điểm phải xây dựng văn hóa công ty. Vì thế, tôi luôn ủng hộ cán bộ công nhân viên tham gia các phong trào xã hội, văn nghệ thể thao, ngoài giờ làm việc họ cần được vui chơi chứ không phải lúc nào cũng bắt họ làm việc cật lực.
Mục tiêu của doanh nhân và cả doanh nghiệp là giá trị chứ không phải đơn thuần lợi nhuận. Ông vua Brunei giàu có ai khen đâu nhưng tỷ phú Bill Gates lại được ca ngợi vì không chỉ làm giàu cho bản thân, những sản phẩm của Microsoft đem lại cuộc sống tốt hơn cho nhân loại. Tôi cũng mơ trong tương lai Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp tầm cỡ sánh ngang Samsung, Toyota.
Sau Tân Tạo, sẽ là những khu công nghiệp nào lên sàn?
Sẽ có nhiều khu nữa, chắc chắn là vậy. Khi Việt Nam chưa vào WTO, doanh nghiệp mình đi cà nhắc túc tắc cũng được nhưng giờ phải tính đến yếu tố tốc độ, phải huy động cả hai chân chạy thật nhanh.
Khu Tân Tạo chúng tôi đã xây dựng xong nhà xưởng và cho thuê lấp đầy diện tích nhưng giờ nó phải phát triển sang giai đoạn khác, cần có nhà ở công nhân, trường học, bệnh viện. Nếu cứ như cách làm cũ, năm sau lấy lợi nhuận bỏ vào đầu tư tiếp thì không đủ, chúng tôi quyết định niêm yết, hô lên một tiếng để huy động công chúng vào.
Tháng sau, tôi nghỉ không làm Tổng giám đốc Khu công nghiệp Tân Tạo nữa mà để cấp phó lên thay. Khi công ty trở thành đại chúng, tôi không muốn nó mang hình ảnh công ty gia đình nữa.