Tổng bí thư: Không từ một vụ ông Truyền mà suy ra “Đảng hỏng”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, chống được tham nhũng nhưng phải đảm bảo giữ gìn ổn định xã hội
Chuyện ông Truyền đã đăng công khai rồi, không cẩn thận từ một vụ việc này lại suy ra là bao nhiêu thứ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý cử tri ở buổi tiếp xúc sáng 6/12 tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
"Sợ rút dây động rừng?"
Chưa vơi bức xúc về nạn tham nhũng, nhiều ý kiến cử tri đề cập cụ thể vụ việc nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vừa vi phạm về nhà đất vừa bổ nhiệm cán bộ hàng loạt trước khi về hưu.
Cử tri Nguyễn Minh Trung (Ba Đình) đặt vấn đề, phải chăng chống tham nhũng vẫn còn vùng cấm, và lấy ví dụ Tổng thanh tra Chính phủ vừa qua trả lời trước Quốc hội ông Truyền là do Ban Bí thư quản lý nên chưa thể trả lời cụ thể về sai phạm.
Phải chăng do Ban Bí thư quản lý nên việc xử lý không được thực hiện ngay, nếu có câu trả lời trong Quốc hội là hay nhất, cử tri cũng hài lòng hơn, ông Trung phát biểu.
Cử tri này cũng đề nghị cần có chiến dịch chống tham nhũng, như Trung Quốc có chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”.
Theo cử tri Nông Quang Lộc (Hoàn Kiếm) thì qua vụ việc ông Truyền đã cho thấy cán bộ chống tham nhũng lãng phí chưa đủ tâm đủ tầm. Đề nghị làm rõ việc ông Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ có đút lót biếu xén không, ông Lộc phản ánh ý kiến của cử tri địa phương làm kiên quyết hơn, để tìm ra nhiều ông Truyền nữa.
Ông Lộc cũng đề nghị xem xét xem ông Truyền có còn đủ tư cách đảng viên hay không. “Vừa rồi họp chi bộ chúng tôi kiến nghị nên khai trừ ông Truyền ra khỏi Đảng, ông ấy không còn xứng đáng là đảng viên nữa”, ông Lộc tỏ rõ quan điểm.
Bày tỏ là "thực sự lo lắng về tham nhũng", cử tri Bùi Văn Lăng (Ba Đình) cho rằng kết luận về vụ việc ông Trần Văn Truyền chưa giải đáp được câu hỏi của dân, rằng "tại sao người canh đền lại tự đốt đền, tại sao lại nói không đi đôi với làm môt cách sống sượng như vậy?".
"Phải chăng có tâm lý rút dây động rừng hay ném chuột sợ vỡ bình quý?", ông Lăng băn khoăn.
"Không có vùng cấm nào cả"
Trả lời cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tham nhũng là vấn đề cả xã hội quan tâm, tiếp xúc lần nào cử tri cũng có ý kiến, và từ 1994 Đảng đã coi tham nhũng là một trong những nguy cơ làm mất chế độ.
Bản thân Tổng bí thư cũng đã nhiều lần nói với cử tri rằng không có nước nào không có tham nhũng, và khẳng định thái độ của Đảng ta là kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng.
“Không có vùng cấm nào cả, tất cả các cấp đều không có vùng cấm, nhưng quan trọng là phương pháp và cách làm. Cái cuối cùng là phải có hiệu quả, chống được tham nhũng nhưng phải đảm bảo giữ gìn ổn định xã hội để phát triển đất nước, tinh thần là như thế”, Tổng bí thư nói.
Liên quan đến vụ việc của ông Truyền, Tổng bí thư nói, thông tin đã được công khai và Ủy ban Kiểm tra vẫn đang làm nhưng phải theo đúng pháp luật đúng quy định của Đảng và Nhà nước, không để bị lợi dụng.
“Bây giờ không cẩn thận một vụ việc này lại suy ra là bao nhiêu các thứ, hay suy ra Đảng này hỏng hết, vứt đi tất”, Tổng bí thư lưu ý.
Chia sẻ với quan điểm vụ xử lý vụ ông Truyền mất nhiều thời gian của cử tri, Tổng bí thư cho biết Ban Bí thư có ý kiến chỉ đạo hàng năm nay rồi, nhưng còn qua nhiều khâu, xác minh, điều tra chứng cứ và kết luận thể nào để tâm phục khẩu phục.
Sai phạm đến mức nào thì phải xử lý đến mức đó, kể cả khai trừ ra khỏi Đảng, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm tiếp, Tổng bí thư cho biết.
Xử lý cá nhân làm ảnh hưởng đến chủ quyền
Bên cạnh “giặc nội xâm” tham nhũng, cử tri cũng bày tỏ lo lắng về chủ quyền quốc gia.
Cử tri Nguyễn Văn Hiền (Hoàn Kiếm) nói, nhiều lĩnh vực cử tri chưa yên lòng được, trong đó có lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Đề cập dự án du lịch nghỉ dưỡng World Shine - Huế trên núi Hải Vân mà tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép, ông Hiền đặt câu hỏi nếu Đà Nẵng không khiếu nại thì không biết sự việc này có đươc giải quyết hay không?
Vẫn theo ông Hiền thì đây không phải lần đầu tiên có tình trạng vì lợi ích cục bộ mà làm ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền của quốc gia, đồng thời nhắc đến nguy cơ từ các dự án bauxite, Vũng Áng hay một số nơi cho thuê đất rừng, thuê mặt nước để người Trung Quốc nuôi thủy sản.
“Trung Quốc có rất nhiều động thái ngày càng khẳng định ý đồ cướp đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta, đề nghị Đảng, Chính phủ có giải pháp chiến lược và có lộ trình để Việt Nam từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, từ kinh tế sẽ dẫn đến chính trị và kiên quyết xử lý các cá nhân làm sai quy định đã để ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền quốc gia”, ông Hiền đề nghị.
Cho biết cử tri rất hài lòng về quan điểm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc của Thủ tướng, song cử tri Nguyễn Minh Trung cho rằng cần phải kiên quyết hơn khi phía Trung Quốc luôn tạo ra chuyện đã rồi.
Hiện nay Trung Quốc đang hút cát xây đảo ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) và một số đảo khác, nếu chỉ "cực lực phê phán" là chưa đủ, cần có hình thức đấu tranh cao hơn, như có thể đưa ra tòa án quốc tế, ông Trung nói.
Trao đổi với cử tri, Tổng bí thư đặt vấn đề, kiên quyết hơn nữa là thế nào, đánh nhau chăng?
Ông nhấn mạnh, đây là vấn đề rất lớn, Bộ Chính trị và Trung ương đã chỉ đạo chặt chẽ, kết hợp nhiều phương pháp để giữ được độc lập chủ quyền, nhưng phải giữ được chế độ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
Ông cũng cho biết là các nước đánh giá rất cao cách xử lý mềm dẻo khôn khéo của Việt Nam theo phương châm làm bạn với tất cả các nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.
"Sợ rút dây động rừng?"
Chưa vơi bức xúc về nạn tham nhũng, nhiều ý kiến cử tri đề cập cụ thể vụ việc nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vừa vi phạm về nhà đất vừa bổ nhiệm cán bộ hàng loạt trước khi về hưu.
Cử tri Nguyễn Minh Trung (Ba Đình) đặt vấn đề, phải chăng chống tham nhũng vẫn còn vùng cấm, và lấy ví dụ Tổng thanh tra Chính phủ vừa qua trả lời trước Quốc hội ông Truyền là do Ban Bí thư quản lý nên chưa thể trả lời cụ thể về sai phạm.
Phải chăng do Ban Bí thư quản lý nên việc xử lý không được thực hiện ngay, nếu có câu trả lời trong Quốc hội là hay nhất, cử tri cũng hài lòng hơn, ông Trung phát biểu.
Cử tri này cũng đề nghị cần có chiến dịch chống tham nhũng, như Trung Quốc có chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”.
Theo cử tri Nông Quang Lộc (Hoàn Kiếm) thì qua vụ việc ông Truyền đã cho thấy cán bộ chống tham nhũng lãng phí chưa đủ tâm đủ tầm. Đề nghị làm rõ việc ông Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ có đút lót biếu xén không, ông Lộc phản ánh ý kiến của cử tri địa phương làm kiên quyết hơn, để tìm ra nhiều ông Truyền nữa.
Ông Lộc cũng đề nghị xem xét xem ông Truyền có còn đủ tư cách đảng viên hay không. “Vừa rồi họp chi bộ chúng tôi kiến nghị nên khai trừ ông Truyền ra khỏi Đảng, ông ấy không còn xứng đáng là đảng viên nữa”, ông Lộc tỏ rõ quan điểm.
Bày tỏ là "thực sự lo lắng về tham nhũng", cử tri Bùi Văn Lăng (Ba Đình) cho rằng kết luận về vụ việc ông Trần Văn Truyền chưa giải đáp được câu hỏi của dân, rằng "tại sao người canh đền lại tự đốt đền, tại sao lại nói không đi đôi với làm môt cách sống sượng như vậy?".
"Phải chăng có tâm lý rút dây động rừng hay ném chuột sợ vỡ bình quý?", ông Lăng băn khoăn.
"Không có vùng cấm nào cả"
Trả lời cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tham nhũng là vấn đề cả xã hội quan tâm, tiếp xúc lần nào cử tri cũng có ý kiến, và từ 1994 Đảng đã coi tham nhũng là một trong những nguy cơ làm mất chế độ.
Bản thân Tổng bí thư cũng đã nhiều lần nói với cử tri rằng không có nước nào không có tham nhũng, và khẳng định thái độ của Đảng ta là kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng.
“Không có vùng cấm nào cả, tất cả các cấp đều không có vùng cấm, nhưng quan trọng là phương pháp và cách làm. Cái cuối cùng là phải có hiệu quả, chống được tham nhũng nhưng phải đảm bảo giữ gìn ổn định xã hội để phát triển đất nước, tinh thần là như thế”, Tổng bí thư nói.
Liên quan đến vụ việc của ông Truyền, Tổng bí thư nói, thông tin đã được công khai và Ủy ban Kiểm tra vẫn đang làm nhưng phải theo đúng pháp luật đúng quy định của Đảng và Nhà nước, không để bị lợi dụng.
“Bây giờ không cẩn thận một vụ việc này lại suy ra là bao nhiêu các thứ, hay suy ra Đảng này hỏng hết, vứt đi tất”, Tổng bí thư lưu ý.
Chia sẻ với quan điểm vụ xử lý vụ ông Truyền mất nhiều thời gian của cử tri, Tổng bí thư cho biết Ban Bí thư có ý kiến chỉ đạo hàng năm nay rồi, nhưng còn qua nhiều khâu, xác minh, điều tra chứng cứ và kết luận thể nào để tâm phục khẩu phục.
Sai phạm đến mức nào thì phải xử lý đến mức đó, kể cả khai trừ ra khỏi Đảng, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm tiếp, Tổng bí thư cho biết.
Xử lý cá nhân làm ảnh hưởng đến chủ quyền
Bên cạnh “giặc nội xâm” tham nhũng, cử tri cũng bày tỏ lo lắng về chủ quyền quốc gia.
Cử tri Nguyễn Văn Hiền (Hoàn Kiếm) nói, nhiều lĩnh vực cử tri chưa yên lòng được, trong đó có lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Đề cập dự án du lịch nghỉ dưỡng World Shine - Huế trên núi Hải Vân mà tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép, ông Hiền đặt câu hỏi nếu Đà Nẵng không khiếu nại thì không biết sự việc này có đươc giải quyết hay không?
Vẫn theo ông Hiền thì đây không phải lần đầu tiên có tình trạng vì lợi ích cục bộ mà làm ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền của quốc gia, đồng thời nhắc đến nguy cơ từ các dự án bauxite, Vũng Áng hay một số nơi cho thuê đất rừng, thuê mặt nước để người Trung Quốc nuôi thủy sản.
“Trung Quốc có rất nhiều động thái ngày càng khẳng định ý đồ cướp đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta, đề nghị Đảng, Chính phủ có giải pháp chiến lược và có lộ trình để Việt Nam từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, từ kinh tế sẽ dẫn đến chính trị và kiên quyết xử lý các cá nhân làm sai quy định đã để ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền quốc gia”, ông Hiền đề nghị.
Cho biết cử tri rất hài lòng về quan điểm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc của Thủ tướng, song cử tri Nguyễn Minh Trung cho rằng cần phải kiên quyết hơn khi phía Trung Quốc luôn tạo ra chuyện đã rồi.
Hiện nay Trung Quốc đang hút cát xây đảo ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) và một số đảo khác, nếu chỉ "cực lực phê phán" là chưa đủ, cần có hình thức đấu tranh cao hơn, như có thể đưa ra tòa án quốc tế, ông Trung nói.
Trao đổi với cử tri, Tổng bí thư đặt vấn đề, kiên quyết hơn nữa là thế nào, đánh nhau chăng?
Ông nhấn mạnh, đây là vấn đề rất lớn, Bộ Chính trị và Trung ương đã chỉ đạo chặt chẽ, kết hợp nhiều phương pháp để giữ được độc lập chủ quyền, nhưng phải giữ được chế độ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
Ông cũng cho biết là các nước đánh giá rất cao cách xử lý mềm dẻo khôn khéo của Việt Nam theo phương châm làm bạn với tất cả các nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.