Tổng thống Philippines hủy kế hoạch tới đảo của Việt Nam
Quyết định được ông Duterte đưa ra sau khi có sự cảnh báo từ Trung Quốc
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từ bỏ kế hoạch thăm đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo tin từ Reuters, quyết định nói trên được ông Duterte đưa ra sau khi có sự cảnh báo từ Trung Quốc. Cả Philippines và Trung Quốc đều có yêu sách chủ quyền đối với đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuần trước, trong một động thái gây quan ngại, ông Duterte tuyên bố sẽ thăm đảo Thị Tứ, kéo cờ Philippines, và mở doanh trại quân đội trên đảo này.
Về kế hoạch thăm đảo Thị Tứ mà nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 9/4 nói: “Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.
Giải thích về việc hủy kế hoạch thăm đảo Thị Tứ, ông Duterte nói: “Vì tình bằng hữu với Trung Quốc và vì chúng tôi coi trọng tình cảm này, tôi sẽ không tới đó để kéo cờ Philppines nữa”. Tuyên bố này được ông Duterte đưa ra trong một bài phát biểu trước cộng đồng người Philippines ở Riyadh, Saudi Arabia ngày 12/4.
“Họ [Trung Quốc] nói đừng đến đó vào lúc này, làm ơn đừng đến đó. Tôi sẽ tự điều chỉnh bản thân mình vì tôi coi trọng tình bạn với Trung Quốc”, ông Duterte nói và cho biết thêm ông có thể cử con trai ông tới thăm đảo Thị Tứ.
Tổng thống Philippines nói Bắc Kinh cảnh báo ông rằng “sẽ có vấn đề xảy ra” nếu nguyên thủ quốc gia của nước tranh chấp chủ quyền nào trên biển Đông cũng tới các đảo tranh chấp và kéo cờ của nước mình ở đó.
Ông Duterte hiện đang có chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài một tuần tới một số quốc gia ở khu vực Trung Đông nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại-đầu tư, đồng thời gặp gỡ cộng đồng người Philippines tại các nước này.
Theo tin từ Reuters, quyết định nói trên được ông Duterte đưa ra sau khi có sự cảnh báo từ Trung Quốc. Cả Philippines và Trung Quốc đều có yêu sách chủ quyền đối với đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuần trước, trong một động thái gây quan ngại, ông Duterte tuyên bố sẽ thăm đảo Thị Tứ, kéo cờ Philippines, và mở doanh trại quân đội trên đảo này.
Về kế hoạch thăm đảo Thị Tứ mà nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 9/4 nói: “Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.
Giải thích về việc hủy kế hoạch thăm đảo Thị Tứ, ông Duterte nói: “Vì tình bằng hữu với Trung Quốc và vì chúng tôi coi trọng tình cảm này, tôi sẽ không tới đó để kéo cờ Philppines nữa”. Tuyên bố này được ông Duterte đưa ra trong một bài phát biểu trước cộng đồng người Philippines ở Riyadh, Saudi Arabia ngày 12/4.
“Họ [Trung Quốc] nói đừng đến đó vào lúc này, làm ơn đừng đến đó. Tôi sẽ tự điều chỉnh bản thân mình vì tôi coi trọng tình bạn với Trung Quốc”, ông Duterte nói và cho biết thêm ông có thể cử con trai ông tới thăm đảo Thị Tứ.
Tổng thống Philippines nói Bắc Kinh cảnh báo ông rằng “sẽ có vấn đề xảy ra” nếu nguyên thủ quốc gia của nước tranh chấp chủ quyền nào trên biển Đông cũng tới các đảo tranh chấp và kéo cờ của nước mình ở đó.
Ông Duterte hiện đang có chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài một tuần tới một số quốc gia ở khu vực Trung Đông nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại-đầu tư, đồng thời gặp gỡ cộng đồng người Philippines tại các nước này.
Trung Đông là nguồn kiều hối lớn thứ nhì của Philippines. Hiện có hơn 1 triệu người Philippines làm việc wor khu vực này, gửi về nước mỗi năm 7,6 tỷ USD.
Kể từ khi lên cầm quyền, ông Duterte đã có những động thái xích lại gần Trung Quốc, đồng thời không ít lần chỉ trích Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, Philippines lại tỏ thân thiện hơn với Mỹ trong bối cảnh Manila chuẩn bị có cuộc đàm phán song phương với Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.
“Mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ là mạnh mẽ và sống động”, quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo nói với hãng tin Bloomberg mới đây.
Theo Bloomberg, thái độ thân thiện với Mỹ được Philippines thể hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh gia tăng sau khi một quan chức Trung Quốc nói nước này sẽ thiết lập các trạm quan sát ở bãi cạn tranh chấp Scarborough cách 250 km từ bờ biển Philippines. Dù Philippines đã chấp nhận đề xuất của Trung Quốc về đàm phán song phương về tranh chấp trên biển Đông vào tháng tới, những thông điệp trái chiều vẫn được tiếp tục phát đi từ Manila.
Điều này cho thấy chính quyền Duterte vẫn muốn cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất, và Mỹ - đồng minh thân cận nhất kể khi Philippines giành độc lập vào năm 1946.
Kể từ khi lên cầm quyền, ông Duterte đã có những động thái xích lại gần Trung Quốc, đồng thời không ít lần chỉ trích Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, Philippines lại tỏ thân thiện hơn với Mỹ trong bối cảnh Manila chuẩn bị có cuộc đàm phán song phương với Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.
“Mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ là mạnh mẽ và sống động”, quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo nói với hãng tin Bloomberg mới đây.
Theo Bloomberg, thái độ thân thiện với Mỹ được Philippines thể hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh gia tăng sau khi một quan chức Trung Quốc nói nước này sẽ thiết lập các trạm quan sát ở bãi cạn tranh chấp Scarborough cách 250 km từ bờ biển Philippines. Dù Philippines đã chấp nhận đề xuất của Trung Quốc về đàm phán song phương về tranh chấp trên biển Đông vào tháng tới, những thông điệp trái chiều vẫn được tiếp tục phát đi từ Manila.
Điều này cho thấy chính quyền Duterte vẫn muốn cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất, và Mỹ - đồng minh thân cận nhất kể khi Philippines giành độc lập vào năm 1946.