“Tránh khiêu khích trong khi đang làm rõ vụ tin tặc tấn công”
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn lên tiếng sau vụ tin tặc tấn công hệ thống thông tin hàng không mới đây
“Trong môi trường mạng phát triển như hiện nay,không ai có thể chắc chắn rằng những cuộc tấn công như thế còn diễn ra nữa hay không, và không ai trong chúng ta có thể ngăn chặn triệt để được các cuộc tấn công này”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, trước câu hỏi của báo giới về vụ tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hôm 29/7 vừa qua.
“Nguyên nhân phức tạp”
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối 2/8, Bộ trưởng Tuấn cho hay, trước thời điểm bị tấn công khoảng hai giờ, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã gửi cảnh báo, và sau khi sự cố xảy ra, các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNCERT, Vụ An toàn thông tin đã trực tiếp cử cán bộ kỹ thuật có mặt tại hiện trường, tham gia cùng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Ailines), Cục An ninh mạng của Bộ Công an và các tổ chức, doanh nghiệp khác xử lý khẩn cấp, để khắc phục sự cố.
Đến chiều 1/8, tất cả máy tính ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất đã hoạt động lại bình thường.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã ban hành kịp thời các văn bản gửi tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, tổng công ty lớn tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát bảo đảm an toàn thông tin, và VNCERT cũng ban hành hai văn bản hướng dẫn kĩ thuật cụ thể.
Theo người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tương lai, các mối nguy cơ tiềm ẩn như thế này ngày càng cao và liên quan đến nhiều nguyên nhân phức tạp, không có sự an toàn tuyệt đối, nên phải nâng cao cảnh giác, đầu tư cả về con người, kỹ thuật để bảo đảm an toàn thông tin.
“Để đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc của cuộc tấn công này, cần phải có sự điều tra kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật. Trong khi các cơ quan, đơn vị chức năng đang tìm kiếm thủ phạm, làm rõ nguyên nhân, chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn”, Bộ trưởng Tuấn nói về thông điệp mang màu sắc chính trị của nhóm tin tặc tự xưng là 1937CN, đến từ Trung Quốc.
“Chúng tôi xin khuyến nghị các cơ quan báo chí và thông qua báo chí khuyến nghị cộng đồng mạng và cộng đồng an toàn thông tin Việt Nam, là chúng ta phải tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh những hành vi khiêu khích hoặc thách thức không cần thiết, như những nhóm tin tặc của Việt Nam có thể tấn công lại nước khác”, ông Tuấn nói tiếp.
Bộ trưởng cũng khẳng định, đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn bảo đảm an toàn thông tin, nhưng cần tăng cường năng lực hơn nữa để đề phòng những cuộc tấn công như thế này, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Còn trên thực tế, tin tặc vẫn tấn công liên tục, hàng ngày một số trang mạng hay website của một số địa phương.
Doanh nghiệp “phải biết hy sinh”
Trả lời câu hỏi của báo giới về mối liên hệ giữa việc sử dụng thiết bị điện tử, viễn thông của doanh nghiệp Trung Quốc với việc bị lộ thông tin, bị tin tặc tấn công, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói, chúng ta không thể bảo đảm an toàn an ninh thông tin nếu chỉ phụ thuộc vào công nghệ hay doanh nghiệp cụ thể. Đồng thời, cũng không thể có thiết bị nào có thể bảo đảm tin tưởng hoàn toàn.
Theo Bộ trưởng Tuấn, đúng là có thực trạng các nhà mạng lớn sử dụng thiết bị Trung Quốc và có khả năng thiết bị công nghệ đó có lỗ hổng. Gần đây là các thiết bị đầu cuối như máy tính Lenovo vừa qua phát hiện rủi ro mất an toàn thông tin và xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng.
“Việc các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng, mặc dù có một số rào cản và hạn chế, phải thừa nhận một số hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang vươn lên những vị trí đứng đầu về công nghệ thông tin và viễn thông. Nổi bật trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2015 của Interbrand công bố có cả những hãng của Trung Quốc.
“Đối với vấn đề này, về luật chúng ta chưa thể cấm hay có sự phân biệt đối xử. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ rà soát, đánh giá và có chính sách kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, chúng ta sẽ có yêu cầu cụ thể về bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong việc đấu thầu, mua sắm thiết bị đối với hệ thống thông tin quan trọng”, ông Tuấn khẳng định.
Trong phần kết luận, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng lưu ý và khuyến nghị các doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết, phải biết hy sinh lợi ích của doanh nghiệp để đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, góp phần cùng Nhà nước giữ vững an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh và trong tình hình mới.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, trước câu hỏi của báo giới về vụ tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hôm 29/7 vừa qua.
“Nguyên nhân phức tạp”
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối 2/8, Bộ trưởng Tuấn cho hay, trước thời điểm bị tấn công khoảng hai giờ, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã gửi cảnh báo, và sau khi sự cố xảy ra, các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNCERT, Vụ An toàn thông tin đã trực tiếp cử cán bộ kỹ thuật có mặt tại hiện trường, tham gia cùng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Ailines), Cục An ninh mạng của Bộ Công an và các tổ chức, doanh nghiệp khác xử lý khẩn cấp, để khắc phục sự cố.
Đến chiều 1/8, tất cả máy tính ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất đã hoạt động lại bình thường.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã ban hành kịp thời các văn bản gửi tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, tổng công ty lớn tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát bảo đảm an toàn thông tin, và VNCERT cũng ban hành hai văn bản hướng dẫn kĩ thuật cụ thể.
Theo người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tương lai, các mối nguy cơ tiềm ẩn như thế này ngày càng cao và liên quan đến nhiều nguyên nhân phức tạp, không có sự an toàn tuyệt đối, nên phải nâng cao cảnh giác, đầu tư cả về con người, kỹ thuật để bảo đảm an toàn thông tin.
“Để đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc của cuộc tấn công này, cần phải có sự điều tra kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật. Trong khi các cơ quan, đơn vị chức năng đang tìm kiếm thủ phạm, làm rõ nguyên nhân, chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn”, Bộ trưởng Tuấn nói về thông điệp mang màu sắc chính trị của nhóm tin tặc tự xưng là 1937CN, đến từ Trung Quốc.
“Chúng tôi xin khuyến nghị các cơ quan báo chí và thông qua báo chí khuyến nghị cộng đồng mạng và cộng đồng an toàn thông tin Việt Nam, là chúng ta phải tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh những hành vi khiêu khích hoặc thách thức không cần thiết, như những nhóm tin tặc của Việt Nam có thể tấn công lại nước khác”, ông Tuấn nói tiếp.
Bộ trưởng cũng khẳng định, đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn bảo đảm an toàn thông tin, nhưng cần tăng cường năng lực hơn nữa để đề phòng những cuộc tấn công như thế này, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Còn trên thực tế, tin tặc vẫn tấn công liên tục, hàng ngày một số trang mạng hay website của một số địa phương.
Doanh nghiệp “phải biết hy sinh”
Trả lời câu hỏi của báo giới về mối liên hệ giữa việc sử dụng thiết bị điện tử, viễn thông của doanh nghiệp Trung Quốc với việc bị lộ thông tin, bị tin tặc tấn công, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói, chúng ta không thể bảo đảm an toàn an ninh thông tin nếu chỉ phụ thuộc vào công nghệ hay doanh nghiệp cụ thể. Đồng thời, cũng không thể có thiết bị nào có thể bảo đảm tin tưởng hoàn toàn.
Theo Bộ trưởng Tuấn, đúng là có thực trạng các nhà mạng lớn sử dụng thiết bị Trung Quốc và có khả năng thiết bị công nghệ đó có lỗ hổng. Gần đây là các thiết bị đầu cuối như máy tính Lenovo vừa qua phát hiện rủi ro mất an toàn thông tin và xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng.
“Việc các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng, mặc dù có một số rào cản và hạn chế, phải thừa nhận một số hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang vươn lên những vị trí đứng đầu về công nghệ thông tin và viễn thông. Nổi bật trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2015 của Interbrand công bố có cả những hãng của Trung Quốc.
“Đối với vấn đề này, về luật chúng ta chưa thể cấm hay có sự phân biệt đối xử. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ rà soát, đánh giá và có chính sách kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, chúng ta sẽ có yêu cầu cụ thể về bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong việc đấu thầu, mua sắm thiết bị đối với hệ thống thông tin quan trọng”, ông Tuấn khẳng định.
Trong phần kết luận, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng lưu ý và khuyến nghị các doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết, phải biết hy sinh lợi ích của doanh nghiệp để đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, góp phần cùng Nhà nước giữ vững an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh và trong tình hình mới.