Trật tự mới cho doanh nghiệp nhà nước
Một trật tự mới cho doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chờ được thiết lập
Cả Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, lẫn người tiền nhiệm của ông, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, đều đã phải nếm trải nỗi bức xúc vì bị các tập đoàn kinh tế nhà nước “qua mặt”.
Trước Quốc hội, trong một kỳ họp cách đây chừng 3 năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi đó là ông Võ Hồng Phúc, đã làm rúng động cả Quốc hội khi ông gọi thẳng tên của hiện tượng các bộ bị các doanh nghiệp nhà nước “qua mặt” là bởi quyền hạn quản lý của các bộ đối với khối này chỉ như “đười ươi giữ ống”.
Nối tiếp câu chuyện này của người tiền nhiệm, hơn một năm sau, cũng trước Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dẫn ra ví dụ về trường hợp một viện trưởng một viện của Bộ ông, thực thi chỉ đạo của Bộ trưởng xuống tìm hiểu tình hình cụ thể của một tập đoàn, nhưng vị này khi đến nơi “không được tiếp, mà cũng không làm gì được họ!”.
Những nỗi bức xúc này được cộng dồn lại, và mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình lên Chính phủ xem xét hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước, hướng đến việc thiết lập một trật tự mới cho quản lý khối này.
Mô hình thứ nhất là, thành lập ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ. Mô hình thứ hai là, bộ quản lý ngành thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước công ích hoặc nhỏ hơn do UBND cấp tỉnh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu.
Đương nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn mô hình thứ nhất, bởi mô hình thứ hai, về cơ bản không có gì khác so với cách quản lý kiểu “đười ươi giữ ống” trong nhiều năm qua.
Các lý do để Bộ này xây dựng và đề xuất lựa chọn mô hình thành lập một ủy ban trực thuộc Chính phủ là khắc phục được hạn chế do chưa tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mô hình kiểu cơ quan siêu bộ này cũng đảm bảo chuyên nghiệp hóa bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở nhà nước, bảo đảm nắm bắt được thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp này, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý các công việc liên quan và vấn đề phát sinh.
Đồng thời, sẽ kiểm soát tốt hơn và dễ xác định, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời tạo lập sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
Đây cũng là nội dung vốn đã được nêu rõ trong Điều 162, Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”.
Thực tế, mô hình cơ quan siêu bộ ôm trọn trong tay doanh nghiệp nhà nước này không mới. Tại nước láng giềng Trung Quốc cũng có một cơ quan sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, được gọi là Ủy ban Giám sát tài sản công (SASAC).
Ủy ban ban này được thành lập vào tháng 5/2003, sở hữu và quản lý khoảng 121 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc vì lợi ích chung. Trong 4 năm đầu tiên đi vào hoạt động, cơ quan này cũng đạt được một thành công, khi lợi nhuận của các công ty do SASAC quản lý đã tăng hàng trăm tỷ Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, sức ảnh hưởng của các công ty do SASAC quản lý cũng tăng theo. Có trường hợp, các công ty này xem các quyết định của SASAC đi ngược lại lợi ích của họ và tìm cách chống lại. SASAC phải đương đầu với các tổ chức đầy quyền lực và có các mối liên kết chính trị, khiến nó không thể hoạt động có hiệu quả như những năm đầu tiên.
Như vậy, nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn thiết lập một trật tự mới cho các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tương tự như SASAC này thì có thể dự cảm được trước tương lai là khó có được thành công, dù chỉ trong những năm đầu tiên.
Như trong một nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được công bố hồi năm ngoái, đã có những phân tích sâu sắc về vấn đề lợi ích nhóm, sân sau tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhấn mạnh rằng các công ty sân sau của con, cháu, thân quen của lãnh đạo các cấp đều là kinh tế tư nhân. Các công ty sân sau này đang đem lại lợi nhuận hợp pháp cho tư nhân, phần lỗ do các công ty nhà nước chịu.
Hay việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”...
Hiện vẫn chưa rõ Chính phủ sẽ quyết định mô hình nào quản lý doanh nghiệp nhà nước. Một ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ, như theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng có thể sẽ rơi vào lãng quên, như những đề xuất kiểu như thành lập một trong hai cơ quan là ủy ban cải cách và phát triển hoặc Bộ Phát triển Kinh tế cách đây hơn 3 năm trước, Bộ này đã từng đề xuất, giờ cũng đã rơi vào lãng quên.
Một trật tự mới cho doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chờ được thiết lập...
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Trước Quốc hội, trong một kỳ họp cách đây chừng 3 năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi đó là ông Võ Hồng Phúc, đã làm rúng động cả Quốc hội khi ông gọi thẳng tên của hiện tượng các bộ bị các doanh nghiệp nhà nước “qua mặt” là bởi quyền hạn quản lý của các bộ đối với khối này chỉ như “đười ươi giữ ống”.
Nối tiếp câu chuyện này của người tiền nhiệm, hơn một năm sau, cũng trước Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dẫn ra ví dụ về trường hợp một viện trưởng một viện của Bộ ông, thực thi chỉ đạo của Bộ trưởng xuống tìm hiểu tình hình cụ thể của một tập đoàn, nhưng vị này khi đến nơi “không được tiếp, mà cũng không làm gì được họ!”.
Những nỗi bức xúc này được cộng dồn lại, và mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình lên Chính phủ xem xét hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước, hướng đến việc thiết lập một trật tự mới cho quản lý khối này.
Mô hình thứ nhất là, thành lập ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ. Mô hình thứ hai là, bộ quản lý ngành thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước công ích hoặc nhỏ hơn do UBND cấp tỉnh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu.
Đương nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn mô hình thứ nhất, bởi mô hình thứ hai, về cơ bản không có gì khác so với cách quản lý kiểu “đười ươi giữ ống” trong nhiều năm qua.
Các lý do để Bộ này xây dựng và đề xuất lựa chọn mô hình thành lập một ủy ban trực thuộc Chính phủ là khắc phục được hạn chế do chưa tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mô hình kiểu cơ quan siêu bộ này cũng đảm bảo chuyên nghiệp hóa bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở nhà nước, bảo đảm nắm bắt được thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp này, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý các công việc liên quan và vấn đề phát sinh.
Đồng thời, sẽ kiểm soát tốt hơn và dễ xác định, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời tạo lập sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
Đây cũng là nội dung vốn đã được nêu rõ trong Điều 162, Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”.
Thực tế, mô hình cơ quan siêu bộ ôm trọn trong tay doanh nghiệp nhà nước này không mới. Tại nước láng giềng Trung Quốc cũng có một cơ quan sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, được gọi là Ủy ban Giám sát tài sản công (SASAC).
Ủy ban ban này được thành lập vào tháng 5/2003, sở hữu và quản lý khoảng 121 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc vì lợi ích chung. Trong 4 năm đầu tiên đi vào hoạt động, cơ quan này cũng đạt được một thành công, khi lợi nhuận của các công ty do SASAC quản lý đã tăng hàng trăm tỷ Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, sức ảnh hưởng của các công ty do SASAC quản lý cũng tăng theo. Có trường hợp, các công ty này xem các quyết định của SASAC đi ngược lại lợi ích của họ và tìm cách chống lại. SASAC phải đương đầu với các tổ chức đầy quyền lực và có các mối liên kết chính trị, khiến nó không thể hoạt động có hiệu quả như những năm đầu tiên.
Như vậy, nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn thiết lập một trật tự mới cho các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tương tự như SASAC này thì có thể dự cảm được trước tương lai là khó có được thành công, dù chỉ trong những năm đầu tiên.
Như trong một nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được công bố hồi năm ngoái, đã có những phân tích sâu sắc về vấn đề lợi ích nhóm, sân sau tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhấn mạnh rằng các công ty sân sau của con, cháu, thân quen của lãnh đạo các cấp đều là kinh tế tư nhân. Các công ty sân sau này đang đem lại lợi nhuận hợp pháp cho tư nhân, phần lỗ do các công ty nhà nước chịu.
Hay việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”...
Hiện vẫn chưa rõ Chính phủ sẽ quyết định mô hình nào quản lý doanh nghiệp nhà nước. Một ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ, như theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng có thể sẽ rơi vào lãng quên, như những đề xuất kiểu như thành lập một trong hai cơ quan là ủy ban cải cách và phát triển hoặc Bộ Phát triển Kinh tế cách đây hơn 3 năm trước, Bộ này đã từng đề xuất, giờ cũng đã rơi vào lãng quên.
Một trật tự mới cho doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chờ được thiết lập...
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)