Triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano tại Việt Nam
Công nghệ nano mới hình thành trên thế giới khoảng trên 20 năm gần đây và đã đưa ra rất nhiều sản phẩm phục vụ con người
Phòng thí nghiệm công nghệ nano hiện đại nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 4,5 triệu USD đã chính thức khánh thành và đI vào hoạt động từ cuối năm 2006 tại Trường Đại học Quốc gia Tp.HCM.
Phòng thí nghiệm được xây dựng để phục vụ đào tạo đại học và sau sau đại học, nghiên cứu phát triển, triển khai ứng dụng, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về vật liệu và công nghệ micro nano.
Thời gian qua, phòng thí nghiệm đã thiết lập hợp tác với 13 trường, viện, trung tâm nghiên cứu lĩnh vực micro nano của các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Singapore...
Xu thế kỹ thuật điện tử trong mấy chục năm qua là chế tạo các linh kiện ngày càng nhỏ với các transistor, mạch vi điện tử có kích thước tính bằng micro met (1/1.000.000 mét) và bây giờ là nano mét (1/1.000.000.000 mét) với các hiệu ứng điện tử được phát huy ở mức cao nhất.
Công nghệ nano mới hình thành trên thế giới khoảng trên 20 năm gần đây và đã đưa ra rất nhiều sản phẩm phục vụ con người như: máy tính nano xử lý thông tin với tốc độ lớn hơn hiện nay rất nhiều lần trong khi lại có giá thành rẻ; ống nano làm sợi tóc thắp sáng bóng đèn và có sức mạnh gấp 10 lần thép giúp sản xuất hàng loạt thiết bị cho ngành sản xuất xe hơi, máy bay và tàu vũ tru. Tất cả linh kiện trong máy ảnh kỹ thuật số, nhạc số, đồ gia dụng... ngày nay cũng đều được thực hiện bằng công nghệ nano.
Theo GS. Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong số chuyên gia vật lý hàng đầu của Việt Nam, thì với việc hình thành phòng thí nghiệm này, Đại học Quốc gia Tp.HCM đang tiến lên vị trí dẫn đầu về cơ sở vật chất của công nghệ nano tại Việt Nam và sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Bởi sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào công nghệ sẽ tăng lên rất nhanh, nhất là vào các khu công nghệ cao, do vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà máy trong nước sẽ tìm đến công nghệ nano để ứng dụng vào các sản phẩm của mình.
Phòng thí nghiệm được xây dựng để phục vụ đào tạo đại học và sau sau đại học, nghiên cứu phát triển, triển khai ứng dụng, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về vật liệu và công nghệ micro nano.
Thời gian qua, phòng thí nghiệm đã thiết lập hợp tác với 13 trường, viện, trung tâm nghiên cứu lĩnh vực micro nano của các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Singapore...
Xu thế kỹ thuật điện tử trong mấy chục năm qua là chế tạo các linh kiện ngày càng nhỏ với các transistor, mạch vi điện tử có kích thước tính bằng micro met (1/1.000.000 mét) và bây giờ là nano mét (1/1.000.000.000 mét) với các hiệu ứng điện tử được phát huy ở mức cao nhất.
Công nghệ nano mới hình thành trên thế giới khoảng trên 20 năm gần đây và đã đưa ra rất nhiều sản phẩm phục vụ con người như: máy tính nano xử lý thông tin với tốc độ lớn hơn hiện nay rất nhiều lần trong khi lại có giá thành rẻ; ống nano làm sợi tóc thắp sáng bóng đèn và có sức mạnh gấp 10 lần thép giúp sản xuất hàng loạt thiết bị cho ngành sản xuất xe hơi, máy bay và tàu vũ tru. Tất cả linh kiện trong máy ảnh kỹ thuật số, nhạc số, đồ gia dụng... ngày nay cũng đều được thực hiện bằng công nghệ nano.
Theo GS. Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong số chuyên gia vật lý hàng đầu của Việt Nam, thì với việc hình thành phòng thí nghiệm này, Đại học Quốc gia Tp.HCM đang tiến lên vị trí dẫn đầu về cơ sở vật chất của công nghệ nano tại Việt Nam và sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Bởi sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào công nghệ sẽ tăng lên rất nhanh, nhất là vào các khu công nghệ cao, do vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà máy trong nước sẽ tìm đến công nghệ nano để ứng dụng vào các sản phẩm của mình.