Triều Tiên phóng tên lửa, cả thế giới bất ngờ
Tên lửa của CNDCND Triều Tiên được ghi nhận là đã vượt qua khu vực giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc
Sáng nay (12/12), CHDCND Triều Tiên bất ngờ tuyên bố đã phóng thành công tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh quan trắc trái đất Kwangmyungsang-3 lên quỹ đạo vào sớm cùng ngày.
Theo thông báo của Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), phiên bản thứ hai của vệ tinh Kwangmyungsang-3 đã được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Unha-3 phóng từ trung tâm vũ trụ Sohae.
Trước đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức quân sự nước này cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa thành công và các tầng của Unha-3 đã rơi xuống đúng các điểm như dự tính.
Tên lửa của CNDCND Triều Tiên được ghi nhận là đã vượt qua khu vực giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, với tầng thứ hai rơi xuống vùng biển Philippines, trước khi vệ tinh được phóng lên vũ trụ.
Trong khi, theo nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, những mảnh vỡ của tên lửa Unha-3 rơi xuống Thái Bình Dương, cách bờ biển Philippines khoảng 300 km về phía đông, sau khi được phóng khoảng 80 giây.
Theo Giám đốc Cơ quan Dân phòng Philippines Benito Ramos, mảnh vỡ tên lửa có thể đã rơi xuống khu vực ngoài khơi bán đảo Luzon và cảnh báo ngư dân nước này tránh khỏi vùng biến phía bắc Luzon.
Việc Triều Tiên phóng tên lửa đã khiến cộng đồng quốc tế hoàn toàn bị bất ngờ, bởi trước đó một ngày nước này còn tuyên bố sẽ kéo dài thời gian phóng thêm một tuần để sửa chữa một số vấn đề kỹ thuật.
Ngay sau tuyên bố của Triều Tiên, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura lên tiếng, đây là điều không thể chấp nhận và Tokyo sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc họp về vấn đề này.
Một quan chức Mỹ cũng đã lên án vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên là “khiêu khích cao độ”, cảnh báo hành động sẽ gây bất ổn khu vực, làm ảnh hưởng tới những nỗ lực giải giáp hạt nhân của thế giới.
"Vụ phóng của Triều Tiên là sự khiêu khích cao độ, đe dọa an ninh khu vực, vi phạm nghị quyết 1718 và 1874 của Hội đồng Bảo an", phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor ra tuyên bố.
Tại Hàn Quốc, Tổng thống Lee Myung-bak đã thông báo triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh quốc gia nhằm thảo luận về các tác động từ vụ phóng tên lửa bất ngờ trên của phía Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-Hwan cảnh báo, vụ phóng là sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết cấm thử tên lửa đạn đạo của Hội đồng Bảo an và Triều Tiên có thể bị cô lập hơn nữa với toàn cầu.
Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều quốc gia khác như Australia, Trung Quốc, Anh quốc cũng đã lên án vụ phóng tên lửa trên của phía Triều Tiên. Riêng Nga tỏ ý "lấy làm tiếc" về động thái này.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cũng đã lên án hành động của Triều Tiên. Ông cho rằng, đây là điều đáng tiếc vì Triều Tiên đã thách thức cả lời kêu gọi thống nhất và mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Theo thông báo của Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), phiên bản thứ hai của vệ tinh Kwangmyungsang-3 đã được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Unha-3 phóng từ trung tâm vũ trụ Sohae.
Trước đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức quân sự nước này cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa thành công và các tầng của Unha-3 đã rơi xuống đúng các điểm như dự tính.
Tên lửa của CNDCND Triều Tiên được ghi nhận là đã vượt qua khu vực giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, với tầng thứ hai rơi xuống vùng biển Philippines, trước khi vệ tinh được phóng lên vũ trụ.
Trong khi, theo nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, những mảnh vỡ của tên lửa Unha-3 rơi xuống Thái Bình Dương, cách bờ biển Philippines khoảng 300 km về phía đông, sau khi được phóng khoảng 80 giây.
Theo Giám đốc Cơ quan Dân phòng Philippines Benito Ramos, mảnh vỡ tên lửa có thể đã rơi xuống khu vực ngoài khơi bán đảo Luzon và cảnh báo ngư dân nước này tránh khỏi vùng biến phía bắc Luzon.
Việc Triều Tiên phóng tên lửa đã khiến cộng đồng quốc tế hoàn toàn bị bất ngờ, bởi trước đó một ngày nước này còn tuyên bố sẽ kéo dài thời gian phóng thêm một tuần để sửa chữa một số vấn đề kỹ thuật.
Ngay sau tuyên bố của Triều Tiên, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura lên tiếng, đây là điều không thể chấp nhận và Tokyo sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc họp về vấn đề này.
Một quan chức Mỹ cũng đã lên án vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên là “khiêu khích cao độ”, cảnh báo hành động sẽ gây bất ổn khu vực, làm ảnh hưởng tới những nỗ lực giải giáp hạt nhân của thế giới.
"Vụ phóng của Triều Tiên là sự khiêu khích cao độ, đe dọa an ninh khu vực, vi phạm nghị quyết 1718 và 1874 của Hội đồng Bảo an", phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor ra tuyên bố.
Tại Hàn Quốc, Tổng thống Lee Myung-bak đã thông báo triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh quốc gia nhằm thảo luận về các tác động từ vụ phóng tên lửa bất ngờ trên của phía Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-Hwan cảnh báo, vụ phóng là sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết cấm thử tên lửa đạn đạo của Hội đồng Bảo an và Triều Tiên có thể bị cô lập hơn nữa với toàn cầu.
Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều quốc gia khác như Australia, Trung Quốc, Anh quốc cũng đã lên án vụ phóng tên lửa trên của phía Triều Tiên. Riêng Nga tỏ ý "lấy làm tiếc" về động thái này.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cũng đã lên án hành động của Triều Tiên. Ông cho rằng, đây là điều đáng tiếc vì Triều Tiên đã thách thức cả lời kêu gọi thống nhất và mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.