“Trốn” mua nợ, DATC mang tiền đi gửi
Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán sử dụng hơn 2.000 tỷ đồng không đúng nhiệm vụ của DATC
Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả
kiểm toán sử dụng hơn 2.000 tỷ đồng không đúng nhiệm vụ của Công ty TNHH
Một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
DATC "không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ chính là mua bán nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc cho doanh nghiệp", Kiểm toán Nhà nước đánh giá trong về hoạt động kinh doanh và chức năng nhiệm vụ được giao của các tổ chức tài chính trong năm 2010.
Cụ thể, nguồn vốn, quỹ của DATC đến 31/12/2010 là trên 2.616 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn để mua nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ chiếm 47,23%, tương đương 1.235,88 tỷ đồng, còn số tiền DATC gửi ngân hàng (Công ty Cho thuê tài chính 2 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - ALCII) tới 48,61%, tương đương với 1.272 tỷ đồng.
Chính việc sử dụng vốn không đúng, gửi tiền và cho vay không đúng nhiệm vụ, nên việc sử dụng vốn của DATC đạt hiệu quả thấp, thanh khoản kém. Hệ số bảo toàn vốn năm 2010 (vốn chủ sở hữu năm 2010 trên vốn chủ sở hữu năm 2009) là 1,04%, rất thấp so với lạm phát năm 2010 là 11,75%).
Còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư của chủ sở hữu là 5,48%, thấp hơn so với năm 2009, trong đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư vào công ty con là 5,2%, công ty liên doanh liên kết là 0,06%, đầu tư dài hạn khác là 2,8%.
Ngoài ra, việc gửi tiền của đơn vị này cũng dẫn tới có nguy cơ mất vốn. Cụ thể, DATC gửi tiền tại ALC II 110 tỷ đồng, thế nhưng đến 31/12/2011, các hợp đồng tiền gửi tại ALCII đã quá hạn trên 2 năm, DATC chỉ thu được 12,68 tỷ đồng tiền lãi, nguy cơ mất vốn ước tính trên 70 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng này còn cho Công ty Cà phê Ia Châm vay 27,39 tỷ đồng, cho Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 675 vay 6 tỷ đồng.
Về nhiệm vụ được giao của DATC, Kiểm toán Nhà nước cũng đánh giá, hoạt động mua bán nợ và tiếp nhận bàn giao tại DATC còn rất nhiều tồn tại.
DATC sử dụng nợ phải thu và tài sản tồn đọng đã mua để góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Kạn - DATC nhưng không thuê thẩm định giá, không xử lý tài chính đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã mua trước khi góp vốn.
Ngoài ra, thời điểm tháng 3/2011, DATC đã xóa nợ 26,96 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình 134 mà không căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2010 là không đúng quy định về chức năng hoạt động đã được Bộ Tài chính ban hành, Kiểm toán Nhà nước nhận xét.
Trong phần trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2010 vào sáng 18/7 tại Hà Nội, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho hay, trong bối cảnh khó có một công ty mua bán nợ xấu được thành lập, thì với vai trò của mình, DATC lại có những hoạt động chưa đúng với nhiệm vụ.
Kiểm toán Nhà nước cũng ghi nhận thành tích của DATC trong thời gian qua cũng đã giúp được một số doanh nghiệp tái cơ cấu thành công. Và năm 2010, DATC đạt lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 5,6% (7 tỷ đồng) so với năm 2009.
Song theo lời ông Khái, Kiểm toán Nhà nước có kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm điểm quyết liệt DATC về những hoạt động chưa đúng của đơn vị này.
DATC "không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ chính là mua bán nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc cho doanh nghiệp", Kiểm toán Nhà nước đánh giá trong về hoạt động kinh doanh và chức năng nhiệm vụ được giao của các tổ chức tài chính trong năm 2010.
Cụ thể, nguồn vốn, quỹ của DATC đến 31/12/2010 là trên 2.616 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn để mua nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ chiếm 47,23%, tương đương 1.235,88 tỷ đồng, còn số tiền DATC gửi ngân hàng (Công ty Cho thuê tài chính 2 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - ALCII) tới 48,61%, tương đương với 1.272 tỷ đồng.
Chính việc sử dụng vốn không đúng, gửi tiền và cho vay không đúng nhiệm vụ, nên việc sử dụng vốn của DATC đạt hiệu quả thấp, thanh khoản kém. Hệ số bảo toàn vốn năm 2010 (vốn chủ sở hữu năm 2010 trên vốn chủ sở hữu năm 2009) là 1,04%, rất thấp so với lạm phát năm 2010 là 11,75%).
Còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư của chủ sở hữu là 5,48%, thấp hơn so với năm 2009, trong đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư vào công ty con là 5,2%, công ty liên doanh liên kết là 0,06%, đầu tư dài hạn khác là 2,8%.
Ngoài ra, việc gửi tiền của đơn vị này cũng dẫn tới có nguy cơ mất vốn. Cụ thể, DATC gửi tiền tại ALC II 110 tỷ đồng, thế nhưng đến 31/12/2011, các hợp đồng tiền gửi tại ALCII đã quá hạn trên 2 năm, DATC chỉ thu được 12,68 tỷ đồng tiền lãi, nguy cơ mất vốn ước tính trên 70 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng này còn cho Công ty Cà phê Ia Châm vay 27,39 tỷ đồng, cho Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 675 vay 6 tỷ đồng.
Về nhiệm vụ được giao của DATC, Kiểm toán Nhà nước cũng đánh giá, hoạt động mua bán nợ và tiếp nhận bàn giao tại DATC còn rất nhiều tồn tại.
DATC sử dụng nợ phải thu và tài sản tồn đọng đã mua để góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Kạn - DATC nhưng không thuê thẩm định giá, không xử lý tài chính đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã mua trước khi góp vốn.
Ngoài ra, thời điểm tháng 3/2011, DATC đã xóa nợ 26,96 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình 134 mà không căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2010 là không đúng quy định về chức năng hoạt động đã được Bộ Tài chính ban hành, Kiểm toán Nhà nước nhận xét.
Trong phần trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2010 vào sáng 18/7 tại Hà Nội, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho hay, trong bối cảnh khó có một công ty mua bán nợ xấu được thành lập, thì với vai trò của mình, DATC lại có những hoạt động chưa đúng với nhiệm vụ.
Kiểm toán Nhà nước cũng ghi nhận thành tích của DATC trong thời gian qua cũng đã giúp được một số doanh nghiệp tái cơ cấu thành công. Và năm 2010, DATC đạt lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 5,6% (7 tỷ đồng) so với năm 2009.
Song theo lời ông Khái, Kiểm toán Nhà nước có kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm điểm quyết liệt DATC về những hoạt động chưa đúng của đơn vị này.