“Trục lợi” từ lãi suất
Có doanh nghiệp cần vốn VND nhưng vẫn cố vay bằng ngoại tệ (USD) để “trục lợi” từ lãi suất
Có doanh nghiệp cần vốn VND nhưng vẫn cố vay bằng ngoại tệ (USD) để “trục lợi” từ lãi suất.
Tình huống này đặt ra khi vay vốn bằng USD đang có lợi hơn VND. Tình huống này cũng được xem là một lý giải cho hiện tượng lượng ngoại tệ ngân hàng thương mại mua từ doanh nghiệp nhiều hơn là bán ra trong thời gian qua.
Như trong 6 tháng đầu năm, nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại gần 3,4 tỷ USD, nhưng chỉ riêng tại Tp.HCM, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại địa bàn này, chênh lệch doanh số mua vào – bán ra ngoại tệ cho doanh nghiệp lại dương hơn 1 tỷ USD.
Hiện tại, lãi suất cho vay VND của các ngân hàng thương mại trung và dài hạn khoảng 11,8 – 16,2%/năm; lãi suất cho vay USD trung và dài hạn ở khoảng 6,0 – 7,8%/năm. Chênh lệch lớn, tạo ra cơ hội lớn cho những doanh nghiệp có nhu cầu vốn VND.
Thử làm một phép tính: Một doanh nghiệp cần vay 1 tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu vay 1 tỷ VND, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất khoảng 12%/năm (mức dễ chịu nhất), lãi phải trả là 120 triệu đồng. Nhưng nếu vay bằng ngoại tệ tương đương 61.728 USD (theo tỷ giá 16.200 VND), kỳ hạn 12 tháng, lãi suất khoảng 7,5%/năm, số lãi phải trả chỉ là 4.629 USD, tương ứng khoảng 75 triệu đồng. Rõ ràng chi phí hay khoản vay thấp hơn nhiều.
Với tính toán này, nhiều doanh nghiệp sẽ bằng mọi cách để có thể vay vốn bằng USD rồi bán lại cho chính ngân hàng để lấy tiền VND phục vụ cho nhu cầu vốn của mình; đáo hạn lại mua ngoại tệ trả nợ, trong khi chi phí lãi suất phải trả lại thấp hơn nhiều nếu vay trực tiếp bằng VND.
Tất nhiên, trong mối quan hệ tín dụng này có một số vấn đề đặt ra. Đó là nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp phải được hợp thức hóa, trong đó không loại trừ “quan hệ riêng” với ngân hàng thương mại. Thứ hai, doanh nghiệp phải đối mặt với những biến động của tỷ giá ở kỳ đáo hạn mua ngoại tệ để trả nợ.
Ở vấn đề thứ nhất, yêu cầu đạo đức tín dụng được đặt ra nhưng khó kiểm soát; một khó khăn tương tự như cho cá nhân vay tiêu dùng nhưng lại có điểm đến là đầu tư chứng khoán…
Ở vấn đề thứ hai, doanh nghiệp phải tính toán thận trong hơn. Nhưng trong ngắn hạn, phạm vi kỳ hạn 12 tháng, biến động tỷ giá VND/USD chỉ giao động quanh mức 1%, một tỷ lệ dễ chịu. Như thời điểm này, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá đang tăng nhưng khó tăng mạnh từ nay đến cuối năm vì mức tăng chung 8 tháng đầu năm đã gần ngưỡng dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, dù biên độ tỷ giá đã được nới rộng gấp đôi từ đầu năm, lên +/-0,5% theo tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng.
Cân nhắc thiệt hơn, nhiều doanh nghiệp có thể chọn con đường “trục lợi” lãi suất này. Xét cho cùng, đây cũng là một cách giảm chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Yêu cầu đặt ra là sự kiểm soát của các ngân hàng thương mại.
Còn trên thực tế, dư nợ ngoại tệ tăng, lượng ngoại tệ mua vào tại các ngân hàng thương mại cao hơn bán ra là một biểu hiện cụ thể của hình thức vay vốn này. Theo một nguồn tin mới đây, dư nợ tín dụng ngoại tệ hiện đã tăng cao hơn nhiều so mức tăng tương ứng cùng kỳ 2 năm trước. Các địa phương như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ đã có mức tăng từ 20% đến gần 111% so với cuối năm 2006. Đây có phải là vì nhu cầu ngoại tệ thuần túy cho nhập khẩu và trả nợ của doanh nghiệp?
Dư nợ cùng cầu ngoại tệ tăng mạnh cũng là một nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại tăng mạnh lãi suất huy động USD trong thời gian qua.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang có dự thảo với định hướng thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ. Định hướng này có thể nhằm hạn chế cầu ngoại tệ tăng cao, ảnh hưởng đến tỷ giá; nhưng cũng có thể hạn chế tình trạng “trục lợi” lãi suất nói trên là mục đích nổi bật hơn.
Cũng theo nguồn tin trên, sắp tới các nhu cầu vốn ngoại tệ sẽ được ngân hàng thương mại xem xét theo 3 nhu cầu chính: Thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu mà khách hàng vay có đủ nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu để đảm bảo trả nợ; để trả nợ nước ngoài trước hạn, nếu khoản vay có đủ điều kiện.
Tình huống này đặt ra khi vay vốn bằng USD đang có lợi hơn VND. Tình huống này cũng được xem là một lý giải cho hiện tượng lượng ngoại tệ ngân hàng thương mại mua từ doanh nghiệp nhiều hơn là bán ra trong thời gian qua.
Như trong 6 tháng đầu năm, nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại gần 3,4 tỷ USD, nhưng chỉ riêng tại Tp.HCM, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại địa bàn này, chênh lệch doanh số mua vào – bán ra ngoại tệ cho doanh nghiệp lại dương hơn 1 tỷ USD.
Hiện tại, lãi suất cho vay VND của các ngân hàng thương mại trung và dài hạn khoảng 11,8 – 16,2%/năm; lãi suất cho vay USD trung và dài hạn ở khoảng 6,0 – 7,8%/năm. Chênh lệch lớn, tạo ra cơ hội lớn cho những doanh nghiệp có nhu cầu vốn VND.
Thử làm một phép tính: Một doanh nghiệp cần vay 1 tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu vay 1 tỷ VND, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất khoảng 12%/năm (mức dễ chịu nhất), lãi phải trả là 120 triệu đồng. Nhưng nếu vay bằng ngoại tệ tương đương 61.728 USD (theo tỷ giá 16.200 VND), kỳ hạn 12 tháng, lãi suất khoảng 7,5%/năm, số lãi phải trả chỉ là 4.629 USD, tương ứng khoảng 75 triệu đồng. Rõ ràng chi phí hay khoản vay thấp hơn nhiều.
Với tính toán này, nhiều doanh nghiệp sẽ bằng mọi cách để có thể vay vốn bằng USD rồi bán lại cho chính ngân hàng để lấy tiền VND phục vụ cho nhu cầu vốn của mình; đáo hạn lại mua ngoại tệ trả nợ, trong khi chi phí lãi suất phải trả lại thấp hơn nhiều nếu vay trực tiếp bằng VND.
Tất nhiên, trong mối quan hệ tín dụng này có một số vấn đề đặt ra. Đó là nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp phải được hợp thức hóa, trong đó không loại trừ “quan hệ riêng” với ngân hàng thương mại. Thứ hai, doanh nghiệp phải đối mặt với những biến động của tỷ giá ở kỳ đáo hạn mua ngoại tệ để trả nợ.
Ở vấn đề thứ nhất, yêu cầu đạo đức tín dụng được đặt ra nhưng khó kiểm soát; một khó khăn tương tự như cho cá nhân vay tiêu dùng nhưng lại có điểm đến là đầu tư chứng khoán…
Ở vấn đề thứ hai, doanh nghiệp phải tính toán thận trong hơn. Nhưng trong ngắn hạn, phạm vi kỳ hạn 12 tháng, biến động tỷ giá VND/USD chỉ giao động quanh mức 1%, một tỷ lệ dễ chịu. Như thời điểm này, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá đang tăng nhưng khó tăng mạnh từ nay đến cuối năm vì mức tăng chung 8 tháng đầu năm đã gần ngưỡng dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, dù biên độ tỷ giá đã được nới rộng gấp đôi từ đầu năm, lên +/-0,5% theo tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng.
Cân nhắc thiệt hơn, nhiều doanh nghiệp có thể chọn con đường “trục lợi” lãi suất này. Xét cho cùng, đây cũng là một cách giảm chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Yêu cầu đặt ra là sự kiểm soát của các ngân hàng thương mại.
Còn trên thực tế, dư nợ ngoại tệ tăng, lượng ngoại tệ mua vào tại các ngân hàng thương mại cao hơn bán ra là một biểu hiện cụ thể của hình thức vay vốn này. Theo một nguồn tin mới đây, dư nợ tín dụng ngoại tệ hiện đã tăng cao hơn nhiều so mức tăng tương ứng cùng kỳ 2 năm trước. Các địa phương như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ đã có mức tăng từ 20% đến gần 111% so với cuối năm 2006. Đây có phải là vì nhu cầu ngoại tệ thuần túy cho nhập khẩu và trả nợ của doanh nghiệp?
Dư nợ cùng cầu ngoại tệ tăng mạnh cũng là một nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại tăng mạnh lãi suất huy động USD trong thời gian qua.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang có dự thảo với định hướng thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ. Định hướng này có thể nhằm hạn chế cầu ngoại tệ tăng cao, ảnh hưởng đến tỷ giá; nhưng cũng có thể hạn chế tình trạng “trục lợi” lãi suất nói trên là mục đích nổi bật hơn.
Cũng theo nguồn tin trên, sắp tới các nhu cầu vốn ngoại tệ sẽ được ngân hàng thương mại xem xét theo 3 nhu cầu chính: Thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu mà khách hàng vay có đủ nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu để đảm bảo trả nợ; để trả nợ nước ngoài trước hạn, nếu khoản vay có đủ điều kiện.