“Trùm” quỹ đầu cơ Nga biến mất, giới đầu tư hoang mang
Nhà sáng lập 29 tuổi của một trong những quỹ đầu cơ nổi nhất ở Moscow biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào
Blackfield Capital CJSC từng là một trong những quỹ đầu cơ (hedge fund) đình đám nhất ở Moscow, với những bữa tiệc xa xỉ và tham vọng nhảy vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nhà sáng lập quỹ này, Kim Karapetyan, 29 tuổi, bất ngờ biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.
Tờ Wall Street Journal cho biết, có thể toàn bộ tài sản của Blackfield, bao gồm tiền của khách hàng, đã mất tích cùng với Karapetyan. Vụ việc đang khiến cộng đồng đầu tư ở Moscow hoang mang cao độ.
Nhân viên của Blackfield hoàn toàn không biết điều gì đang xảy ra cho tới một ngày giữa tháng 10 vừa qua khi có ba người tới văn phòng của quỹ này ở trung tâm Moscow để tìm Karapetyan. Nhà sáng lập quỹ không hề có mặt ở văn phòng vào ngày hôm đó và cả những ngày sau đó. Các nhà lãnh đạo Blackfield sau đó nói với số nhân viên khoảng 50 người rằng, công ty đã hết tiền để trả lương.
Toàn bộ số tiền khoảng 20 triệu USD trong tài khoản của công ty, bao gồm tiền của các nhà đầu tư, đã ra đi không hẹn ngày về cùng Karapetyan.
Mọi nỗ lực liên lạc với Karapetyan bằng điện thoại, email, hay thông quan bạn bè và người quen đều không thành công. Đến nay, Karapetyan vẫn chưa bị cáo buộc một tội danh nào, và cũng không thể xác định liệu công ty Blackfield có còn hoạt động hay không.
Blackfield được thành lập vào năm 2009, có thời điểm quản lý số tài sản lên tới 300 triệu USD. Một đoạn video đăng trên website của quỹ này có những câu như “Chúng tôi là các nhà khoa học” hay “Chúng tôi thiết lập sự ổn định từ hỗn loạn”…
Không chỉ có vậy, Blackfield còn nổi tiếng vì độ “chịu chơi” trong các bữa tiệc. Trong bữa tiệc chào đón năm mới 2014, công ty này đã mời ban nhạc Blue của Anh sang biểu diễn và tặng mỗi nhân viên một chiếc máy nghe nhạc iPod. Tháng 7 năm 2013, công ty tổ chức một chương trình gala theo chủ đề “Alice ở xứ sở diệu kỳ” với những màn trình diễn độc đáo, hoành tráng.
Vào tháng 10/2014, Blackfield lên kế hoạch giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán London và Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago, đồng thời lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở New York. Karapetyan đã yêu cầu nhân viên thành lập một công ty ở Mỹ và thuê văn phòng trên tầng thứ 46 của Trung tâm thương mại Thế giới 7. Ngoài ra, nhà quản lý quỹ này cũng thuê một căn penthouse rộng ở phố William, New York, với giá 15.000 USD/tháng và tậu một siêu xe Aston Martin Vanquish với giá bán lẻ 300.000 USD.
Karapetyan từng “chém gió” với nhân viên rằng mình từng làm quản lý danh mục cho ngân hàng đầu tư Morgan Stanley và có bằng cử nhân Trường Kinh tế London. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Morgan Stanley nói ngân hàng này chưa từng có nhân viên nào tên Kim Karapetyan. Trường Kinh tế London cũng nói, trường này chưa từng cấp bằng cho ai có tên như vậy.
Quỹ Blackfield bắt đầu gặp rắc rối vào đầu năm 2014 khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang và phương Tây tung đòn trừng phạt lên Nga. Không lâu sau đó, quỹ này tuyên bố đóng cửa tạm thời văn phòng ở Mỹ và sa thải toàn bộ nhân viên với lý do thiếu vốn vì kinh tế Nga giảm tốc.
Mới đây, website của Blackfield có đăng một thông điệp hướng dẫn nhà đầu tư tìm Karapetyan ở Mỹ, nhưng sau đó thông điệp này đã bị gỡ xuống.
Không lâu sau khi Karapetyan biến mất, nhân viên và nhà đầu tư của Blackfield nhận được tin nhắn mã hóa từ một địa chỉ email tạm thời. Người viết tin nhắn tự xưng là Karapetyan nói phải bỏ trốn vì bị đe dọa. Nội dung tin nhắn cũng hứa sẽ trả lại tiền cho các nhà đầu tư, nhưng không cung cấp địa chỉ để liên lạc.
Tờ Wall Street Journal cho biết, có thể toàn bộ tài sản của Blackfield, bao gồm tiền của khách hàng, đã mất tích cùng với Karapetyan. Vụ việc đang khiến cộng đồng đầu tư ở Moscow hoang mang cao độ.
Nhân viên của Blackfield hoàn toàn không biết điều gì đang xảy ra cho tới một ngày giữa tháng 10 vừa qua khi có ba người tới văn phòng của quỹ này ở trung tâm Moscow để tìm Karapetyan. Nhà sáng lập quỹ không hề có mặt ở văn phòng vào ngày hôm đó và cả những ngày sau đó. Các nhà lãnh đạo Blackfield sau đó nói với số nhân viên khoảng 50 người rằng, công ty đã hết tiền để trả lương.
Toàn bộ số tiền khoảng 20 triệu USD trong tài khoản của công ty, bao gồm tiền của các nhà đầu tư, đã ra đi không hẹn ngày về cùng Karapetyan.
Mọi nỗ lực liên lạc với Karapetyan bằng điện thoại, email, hay thông quan bạn bè và người quen đều không thành công. Đến nay, Karapetyan vẫn chưa bị cáo buộc một tội danh nào, và cũng không thể xác định liệu công ty Blackfield có còn hoạt động hay không.
Blackfield được thành lập vào năm 2009, có thời điểm quản lý số tài sản lên tới 300 triệu USD. Một đoạn video đăng trên website của quỹ này có những câu như “Chúng tôi là các nhà khoa học” hay “Chúng tôi thiết lập sự ổn định từ hỗn loạn”…
Không chỉ có vậy, Blackfield còn nổi tiếng vì độ “chịu chơi” trong các bữa tiệc. Trong bữa tiệc chào đón năm mới 2014, công ty này đã mời ban nhạc Blue của Anh sang biểu diễn và tặng mỗi nhân viên một chiếc máy nghe nhạc iPod. Tháng 7 năm 2013, công ty tổ chức một chương trình gala theo chủ đề “Alice ở xứ sở diệu kỳ” với những màn trình diễn độc đáo, hoành tráng.
Vào tháng 10/2014, Blackfield lên kế hoạch giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán London và Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago, đồng thời lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở New York. Karapetyan đã yêu cầu nhân viên thành lập một công ty ở Mỹ và thuê văn phòng trên tầng thứ 46 của Trung tâm thương mại Thế giới 7. Ngoài ra, nhà quản lý quỹ này cũng thuê một căn penthouse rộng ở phố William, New York, với giá 15.000 USD/tháng và tậu một siêu xe Aston Martin Vanquish với giá bán lẻ 300.000 USD.
Karapetyan từng “chém gió” với nhân viên rằng mình từng làm quản lý danh mục cho ngân hàng đầu tư Morgan Stanley và có bằng cử nhân Trường Kinh tế London. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Morgan Stanley nói ngân hàng này chưa từng có nhân viên nào tên Kim Karapetyan. Trường Kinh tế London cũng nói, trường này chưa từng cấp bằng cho ai có tên như vậy.
Quỹ Blackfield bắt đầu gặp rắc rối vào đầu năm 2014 khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang và phương Tây tung đòn trừng phạt lên Nga. Không lâu sau đó, quỹ này tuyên bố đóng cửa tạm thời văn phòng ở Mỹ và sa thải toàn bộ nhân viên với lý do thiếu vốn vì kinh tế Nga giảm tốc.
Mới đây, website của Blackfield có đăng một thông điệp hướng dẫn nhà đầu tư tìm Karapetyan ở Mỹ, nhưng sau đó thông điệp này đã bị gỡ xuống.
Không lâu sau khi Karapetyan biến mất, nhân viên và nhà đầu tư của Blackfield nhận được tin nhắn mã hóa từ một địa chỉ email tạm thời. Người viết tin nhắn tự xưng là Karapetyan nói phải bỏ trốn vì bị đe dọa. Nội dung tin nhắn cũng hứa sẽ trả lại tiền cho các nhà đầu tư, nhưng không cung cấp địa chỉ để liên lạc.