Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh giá xăng dầu
Tối ngày 19/6, Chính phủ Trung Quốc bất ngờ ra quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu thêm 18%
Tối ngày 19/6, Chính phủ Trung Quốc bất ngờ ra quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu thêm 18%. Mục đích của động thái này là nhằm hạn chế nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, bất chấp những rủi ro lạm phát leo thang.
Đây là lần đầu tiên trong 8 tháng trở lại đây, Trung Quốc tiến hành tăng giá xăng dầu. Đồng thời, đây cũng là lần tăng giá mạnh nhất xăng dầu mạnh nhất ở nước này từ trước tới nay.
Như vậy, giá xăng và dầu diesel tại Trung Quốc sẽ tăng thêm 1.000 Nhân dân tệ (145,5 USD)/tấn, đưa mức giá bán lẻ tại các trạm xăng lên mức 0,75 USD/lít. Mức giá này vẫn rẻ hơn giá xăng tại Mỹ và chỉ bằng 1/3 so với giá xăng ở Anh. Từ năm 2003 tới nay, giá xăng dầu tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi, trong khi giá dầu thô thế giới đã tăng gấp 4 lần.
Tối qua, khi thông tin tăng giá xăng dầu lọt ra ngoài, xe ôtô đã xếp hàng dài ngoài các cây xăng ở Bắc Kinh và Thượng Hải để chờ được bơm xăng. Quyết định tăng giá xăng dầu nói trên có hiệu lực bắt đầu từ nửa đêm qua.
Động thái tăng giá xăng dầu của Trung Quốc đã được giới quan sát quốc tế hoan nghênh và coi là một hành động tích cực trong việc góp phần hạn chế sự đi lên của giá dầu thế giới. Tuy nhiên, để ngăn chặn bất ổn xã hội, Bắc Kinh cũng hứa sẽ trợ cấp cho những đối tượng có thu nhập thấp như nông dân, ngư dân, lái xe tải… Chính sách này tương tự như chính sách mà Malaysia áp dụng. Ngoài việc tăng giá bán lẻ xăng dầu, lần này Trung Quốc còn tăng thuế điện thêm gần 5% và giữ nguyên giá than để giúp các công ty phát điện có được lợi nhuận.
Nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu, do đó giá xăng dầu bán lẻ ở Trung Quốc không phản ánh mức giá thực trên thị trường quốc tế và không có tác dụng khuyến khích việc sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Trước khi Trung Quốc đưa ra quyết định tăng giá xăng dầu này, các quốc gia láng giềng từ Ấn Độ tới Indonesia đều đã phản ứng trước việc giá dầu thô thế giới sát tiến mức 140 USD/thùng bằng cách cắt giảm trợ giá và tăng giá bán lẻ xăng dầu. Mặc dù vậy, giới quan sát vẫn tin rằng Bắc Kinh sẽ duy trì mức giá cũ cho tới sau khi Olympics Bắc Kinh kết thúc vào tháng 8 năm nay nhằm tập trung vào mục tiêu chống lạm phát và tránh bất ổn xã hội trong thời gian diễn ra sự kiện lớn này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã hành động sớm hơn dự kiến trước những áp lực quốc tế leo thang đòi hỏi phải có hành động nhằm kiềm chế giá dầu thế giới - nhân tố đã khiến nhiều nơi diễn ra hoạt động phản đối và đe dọa làm tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Giới quan sát cũng cho rằng, việc tăng giá xăng dầu lần này có thể khiến lạm phát ở Trung Quốc tăng thêm 1%. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã tăng dự báo lạm phát của Trung Quốc lên mức 7% trong năm nay từ mức 4,6% đưa ra hồi tháng 2.
Phản ứng trước thông tin này, giá dầu thế giới đã sụt mất 5 USD/thùng do giới thương gia cho rằng, kiểu gì nhu cầu dầu của nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới cũng giảm mạnh với mức giá mới này.
Vào Chủ nhật này, các nước sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới sẽ tổ chức một cuộc họp tại Jeddah, Saudi Arabia nhằm bàn thảo các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang không biết mệt đã 6 năm qua của giá dầu thô. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đã lên tiếng phản đối việc trợ giá xăng dầu tại nhiều quốc gia, cho rằng hành động này khiến người tiêu dùng không bận tâm tới việc giá dầu thế giới tăng vọt.
(Theo Reuters)
Đây là lần đầu tiên trong 8 tháng trở lại đây, Trung Quốc tiến hành tăng giá xăng dầu. Đồng thời, đây cũng là lần tăng giá mạnh nhất xăng dầu mạnh nhất ở nước này từ trước tới nay.
Như vậy, giá xăng và dầu diesel tại Trung Quốc sẽ tăng thêm 1.000 Nhân dân tệ (145,5 USD)/tấn, đưa mức giá bán lẻ tại các trạm xăng lên mức 0,75 USD/lít. Mức giá này vẫn rẻ hơn giá xăng tại Mỹ và chỉ bằng 1/3 so với giá xăng ở Anh. Từ năm 2003 tới nay, giá xăng dầu tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi, trong khi giá dầu thô thế giới đã tăng gấp 4 lần.
Tối qua, khi thông tin tăng giá xăng dầu lọt ra ngoài, xe ôtô đã xếp hàng dài ngoài các cây xăng ở Bắc Kinh và Thượng Hải để chờ được bơm xăng. Quyết định tăng giá xăng dầu nói trên có hiệu lực bắt đầu từ nửa đêm qua.
Động thái tăng giá xăng dầu của Trung Quốc đã được giới quan sát quốc tế hoan nghênh và coi là một hành động tích cực trong việc góp phần hạn chế sự đi lên của giá dầu thế giới. Tuy nhiên, để ngăn chặn bất ổn xã hội, Bắc Kinh cũng hứa sẽ trợ cấp cho những đối tượng có thu nhập thấp như nông dân, ngư dân, lái xe tải… Chính sách này tương tự như chính sách mà Malaysia áp dụng. Ngoài việc tăng giá bán lẻ xăng dầu, lần này Trung Quốc còn tăng thuế điện thêm gần 5% và giữ nguyên giá than để giúp các công ty phát điện có được lợi nhuận.
Nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu, do đó giá xăng dầu bán lẻ ở Trung Quốc không phản ánh mức giá thực trên thị trường quốc tế và không có tác dụng khuyến khích việc sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Trước khi Trung Quốc đưa ra quyết định tăng giá xăng dầu này, các quốc gia láng giềng từ Ấn Độ tới Indonesia đều đã phản ứng trước việc giá dầu thô thế giới sát tiến mức 140 USD/thùng bằng cách cắt giảm trợ giá và tăng giá bán lẻ xăng dầu. Mặc dù vậy, giới quan sát vẫn tin rằng Bắc Kinh sẽ duy trì mức giá cũ cho tới sau khi Olympics Bắc Kinh kết thúc vào tháng 8 năm nay nhằm tập trung vào mục tiêu chống lạm phát và tránh bất ổn xã hội trong thời gian diễn ra sự kiện lớn này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã hành động sớm hơn dự kiến trước những áp lực quốc tế leo thang đòi hỏi phải có hành động nhằm kiềm chế giá dầu thế giới - nhân tố đã khiến nhiều nơi diễn ra hoạt động phản đối và đe dọa làm tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Giới quan sát cũng cho rằng, việc tăng giá xăng dầu lần này có thể khiến lạm phát ở Trung Quốc tăng thêm 1%. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã tăng dự báo lạm phát của Trung Quốc lên mức 7% trong năm nay từ mức 4,6% đưa ra hồi tháng 2.
Phản ứng trước thông tin này, giá dầu thế giới đã sụt mất 5 USD/thùng do giới thương gia cho rằng, kiểu gì nhu cầu dầu của nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới cũng giảm mạnh với mức giá mới này.
Vào Chủ nhật này, các nước sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới sẽ tổ chức một cuộc họp tại Jeddah, Saudi Arabia nhằm bàn thảo các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang không biết mệt đã 6 năm qua của giá dầu thô. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đã lên tiếng phản đối việc trợ giá xăng dầu tại nhiều quốc gia, cho rằng hành động này khiến người tiêu dùng không bận tâm tới việc giá dầu thế giới tăng vọt.
(Theo Reuters)