Trung Quốc chưa thể “hãm phanh”nền kinh tế
Xem ra, Trung Quốc khó có thể đạt được mục tiêu “giảm nhiệt” tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống “khoảng 8%” như kế hoạch đặt ra
Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NSB) vừa cho biết, tăng trưởng GDP trong quý 2 của nước này lên tới 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục trong 12 năm qua.
Trong quý 1 năm nay, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã là 11,5%. Như vậy, tính chung sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức 11,5%, cao hơn 0,5% so với mức cùng kỳ năm ngoái và nhanh hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra là 8%.
Tiếp tục tăng lãi suất và giảm đầu tư
Tại buổi họp báo hôm 19/7, người phát ngôn của NBS, ông Lý Tiểu Siêu cho biết, nhu cầu tiêu dùng và tăng trưởng về xuất khẩu và đầu tư là những yếu tố thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng nhanh.
Trong 6 tháng qua, đầu tư vào bất động sản vẫn cao ở mức gần 26%. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì con số này vẫn giảm đến 3,9%. Trong khi đó, xuất khẩu cũng tiếp tục tăng với mức thặng dư thương mại xấp xỉ mức 100 tỷ USD chỉ trong sáu tháng đầu năm.
Để “hãm phanh” nền kinh tế tăng trưởng nóng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định kể từ ngày 21/7 nâng tỷ lệ lãi tiêu chuẩn gửi và cho vay đồng Nhân dân tệ tăng thêm 0,27%. Từ ngày 21/7, tỉ lệ lãi tiêu chuẩn tiền gửi tiết kiệm Nhân dân tệ thời hạn một năm là 3,33%; tỷ lệ lãi tiêu chuẩn cho vay là 6,84%.
Cùng với việc tăng lãi tiền gửi, giá đồng Nhân dân tệ những ngày qua tiếp tục tăng cao so với đồng USD.
Các chuyên gia dự báo, sau khi Trung Quốc công bố một loạt số liệu kinh tế và tăng lãi suất tiền gửi Nhân dân tệ, sẽ tạo ra áp lực tăng giá đồng Nhân dân tệ và giá đồng tiền này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh biện pháp tài chính, Trung Quốc đã và đang hạn chế đầu tư để hạ nhiệt kinh tế. NSB ngày 20/7 công bố số liệu mới nhất cho thấy, đầu tư cho tài sản cố định toàn xã hội Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm nay tăng xấp xỉ 26%, tiếp tục ở mức cao.
Quốc vụ viện Trung Quốc gần đây cũng chỉ rõ, nước này sẽ tiếp tục khống chế khởi công các dự án mới, nghiêm khắc thi hành tiêu chuẩn thâm nhập thị trường, thiết thực kiểm soát việc phê duyệt đất và cho vay tín dụng đối với những dự án thuộc các ngành tiêu hao năng lượng cao và gây ô nhiễm nặng.
Quan chức Bộ Tài nguyên lãnh thổ Trung Quốc Cam Tạng Xuân vừa cho biết, Bộ này đã tăng thêm lượng cấp đất cho ngành địa ốc, nhằm dìm giá nhà ở tăng trưởng quá nhanh.
Sẽ không có những liệu pháp gây sốc
Số liệu của NBS cho thấy lạm phát trong tháng 6 của Trung Quốc đã ở mức 4,4%, mức cao nhất trong 33 tháng qua.
Giới phân tích nhận định với việc công bố những số liệu tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2007, dường như Bắc Kinh đang muốn gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng “kinh tế đất nước đang tăng trưởng không bền vững”.
Người phát ngôn NBS Lý Tiểu Siêu cho rằng, để đối phó với nền kinh tế tăng trưởng nóng, Chính phủ sẽ áp dụng một loạt biện pháp đã từng được thực hiện hồi đầu năm nay gồm tăng lãi suất, hạn chế xuất khẩu, nâng mức quy định về lượng tiền dự trữ tại các ngân hàng thương mại và thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh...
Tuy nhiên, theo ông Lý, các số liệu do NBS công bố ngày 19/7 không quá cao so với dự đoán, vì vậy nhiều khả năng Chính phủ sẽ không áp dụng các “liệu pháp gây sốc” để giảm mức tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, một số chuyên gia hàng đầu cho rằng, việc kinh tế Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong suốt bốn năm qua đã khiến Bắc Kinh vẫn hài lòng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số chừng nào tỷ lệ lạm phát vẫn còn ở mức chấp nhận được và điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp thắt chặt nền kinh tế mà Bắc Kinh áp dụng sẽ vẫn ở mức “vừa phải”.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 xuống còn “khoảng 8%” nhưng, mục tiêu “giảm nhiệt” này khó có thể đạt được vì trên thực tế trong suốt 4 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức 2 con số.
Trước đó, các chuyên gia nhà kinh tế hàng đầu thuộc Ngân hàng Standard Chartered ở Thượng Hải đã nhận định rằng Trung Quốc có thể soán ngôi của Đức, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật Bản.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính của Trung Quốc đã vượt qua Đức từ vài tháng nay và hiện chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản, chưa kể con số ước tính thấp hơn con số thực tế từ 10 - 20%.
Trong quý 1 năm nay, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã là 11,5%. Như vậy, tính chung sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức 11,5%, cao hơn 0,5% so với mức cùng kỳ năm ngoái và nhanh hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra là 8%.
Tiếp tục tăng lãi suất và giảm đầu tư
Tại buổi họp báo hôm 19/7, người phát ngôn của NBS, ông Lý Tiểu Siêu cho biết, nhu cầu tiêu dùng và tăng trưởng về xuất khẩu và đầu tư là những yếu tố thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng nhanh.
Trong 6 tháng qua, đầu tư vào bất động sản vẫn cao ở mức gần 26%. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì con số này vẫn giảm đến 3,9%. Trong khi đó, xuất khẩu cũng tiếp tục tăng với mức thặng dư thương mại xấp xỉ mức 100 tỷ USD chỉ trong sáu tháng đầu năm.
Để “hãm phanh” nền kinh tế tăng trưởng nóng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định kể từ ngày 21/7 nâng tỷ lệ lãi tiêu chuẩn gửi và cho vay đồng Nhân dân tệ tăng thêm 0,27%. Từ ngày 21/7, tỉ lệ lãi tiêu chuẩn tiền gửi tiết kiệm Nhân dân tệ thời hạn một năm là 3,33%; tỷ lệ lãi tiêu chuẩn cho vay là 6,84%.
Cùng với việc tăng lãi tiền gửi, giá đồng Nhân dân tệ những ngày qua tiếp tục tăng cao so với đồng USD.
Các chuyên gia dự báo, sau khi Trung Quốc công bố một loạt số liệu kinh tế và tăng lãi suất tiền gửi Nhân dân tệ, sẽ tạo ra áp lực tăng giá đồng Nhân dân tệ và giá đồng tiền này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh biện pháp tài chính, Trung Quốc đã và đang hạn chế đầu tư để hạ nhiệt kinh tế. NSB ngày 20/7 công bố số liệu mới nhất cho thấy, đầu tư cho tài sản cố định toàn xã hội Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm nay tăng xấp xỉ 26%, tiếp tục ở mức cao.
Quốc vụ viện Trung Quốc gần đây cũng chỉ rõ, nước này sẽ tiếp tục khống chế khởi công các dự án mới, nghiêm khắc thi hành tiêu chuẩn thâm nhập thị trường, thiết thực kiểm soát việc phê duyệt đất và cho vay tín dụng đối với những dự án thuộc các ngành tiêu hao năng lượng cao và gây ô nhiễm nặng.
Quan chức Bộ Tài nguyên lãnh thổ Trung Quốc Cam Tạng Xuân vừa cho biết, Bộ này đã tăng thêm lượng cấp đất cho ngành địa ốc, nhằm dìm giá nhà ở tăng trưởng quá nhanh.
Sẽ không có những liệu pháp gây sốc
Số liệu của NBS cho thấy lạm phát trong tháng 6 của Trung Quốc đã ở mức 4,4%, mức cao nhất trong 33 tháng qua.
Giới phân tích nhận định với việc công bố những số liệu tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2007, dường như Bắc Kinh đang muốn gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng “kinh tế đất nước đang tăng trưởng không bền vững”.
Người phát ngôn NBS Lý Tiểu Siêu cho rằng, để đối phó với nền kinh tế tăng trưởng nóng, Chính phủ sẽ áp dụng một loạt biện pháp đã từng được thực hiện hồi đầu năm nay gồm tăng lãi suất, hạn chế xuất khẩu, nâng mức quy định về lượng tiền dự trữ tại các ngân hàng thương mại và thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh...
Tuy nhiên, theo ông Lý, các số liệu do NBS công bố ngày 19/7 không quá cao so với dự đoán, vì vậy nhiều khả năng Chính phủ sẽ không áp dụng các “liệu pháp gây sốc” để giảm mức tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, một số chuyên gia hàng đầu cho rằng, việc kinh tế Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong suốt bốn năm qua đã khiến Bắc Kinh vẫn hài lòng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số chừng nào tỷ lệ lạm phát vẫn còn ở mức chấp nhận được và điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp thắt chặt nền kinh tế mà Bắc Kinh áp dụng sẽ vẫn ở mức “vừa phải”.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 xuống còn “khoảng 8%” nhưng, mục tiêu “giảm nhiệt” này khó có thể đạt được vì trên thực tế trong suốt 4 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức 2 con số.
Trước đó, các chuyên gia nhà kinh tế hàng đầu thuộc Ngân hàng Standard Chartered ở Thượng Hải đã nhận định rằng Trung Quốc có thể soán ngôi của Đức, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật Bản.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính của Trung Quốc đã vượt qua Đức từ vài tháng nay và hiện chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản, chưa kể con số ước tính thấp hơn con số thực tế từ 10 - 20%.