Trung Quốc: CPI tăng cao, Chính phủ hỗ trợ người nghèo
Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc liên tục tăng cao và tháng 11 năm nay lên mức 6,9%, cao nhất trong 11 năm qua
Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc liên tục tăng cao và tháng 11 năm nay lên mức 6,9%, cao nhất trong 11 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt biện pháp khống chế giá lương thực và hỗ trợ, bảo đảm cuộc sống người nghèo, nhất là nông dân.
Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những trọng tâm của cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa diễn ra tại Bắc Kinh do Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào chủ trì.
“Tam nông” vẫn là ưu tiên hàng đầu
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, chính sách "tam nông" (phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn) luôn được coi là chính sách ưu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, ông thừa nhận Trung Quốc đang gặp một số khó khăn trong việc thực thi chính sách này, như cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn yếu kém và đặc biệt là khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa thành thị và nông thôn đang ngày một tăng.
Các đại biểu dự họp nhất trí cân bằng sự phát triển giữa nông thôn với thành thị, theo hướng điều chỉnh mô hình phát triển nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo công tác cung ứng, lưu thông nông sản và đưa thu nhập của nông dân tăng lên một cách đều đặn và bền vững. Theo đó, Trung Quốc cần tăng cường đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, áp dụng nhiều chính sách đem lại lợi ích cho nông dân. Cụ thể là tăng mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công trình thủy lợi ở nông thôn, chú trọng bảo tồn đất trồng trọt, đưa thêm kỹ thuật và công nghệ mới vào canh tác...
Ngoài ra, các dịch vụ công cộng tại khu vực nông thôn cũng cần được cải thiện. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản, tạo điều kiện để nông dân được tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ quyền của nông dân trong sử dụng đất nông nghiệp cũng như bảo đảm quyền lợi của các lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị. Chính phủ cần thiết lập một hệ thống tự quản cấp cơ sở ở nông thôn, nhằm giúp người dân được hưởng các quyền dân chủ hơn.
Trong 3 quý đầu năm 2007, thu nhập tiền mặt bình quân của người dân nông thôn Trung Quốc đạt gần 3.400 Nhân dân tệ (khoảng 450 USD), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lạm phát tăng rất nhanh. Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, chỉ số CPI trong tháng 11 vừa qua đã tăng 6,9%, mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua, trong đó giá ngũ cốc tăng 6,6%, giá dầu ăn tăng 35% và giá thịt lợn tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Kiểm soát giá và dự trữ lương thực
Để người dân an tâm, không lo giá lương thực tăng mạnh trong thời điểm cuối năm, Chính phủ Trung Quốc mới đây đã áp dụng một số biện pháp nhằm khống chế giá lương thực như: không hoàn thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng lúa mì, ngô, đậu tương và các sản phẩm bột ngũ cốc.
Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc phối hợp với 5 bộ khác đã ban hành chỉ thị yêu cầu 36 thành phố lớn trong cả nước phải dự trữ lương thực, nhằm bình ổn thị trường trong điều kiện giá lương thực đang leo thang như hiện nay. Theo đó, mỗi thành phố ít nhất phải dự trữ một khối lượng lương thực và dầu ăn đủ cung cấp trong vòng 10 ngày. Trung Quốc cũng bắt đầu xuất ngô và lúa mì trong kho dự trữ quốc gia bán cho nhân dân...
Nhằm giảm khó khăn cho người nghèo, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 23/12 cho biết, từ cuối tháng 12/2007 đến tháng 5/2008, Chính phủ nước này thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ nông dân mua đồ điện gia dụng nhằm tăng sức mua ở các vùng nông thôn và giảm mức thặng dư thương mại đối với mặt hàng này. Chương trình thí điểm sẽ áp dụng tại 3 tỉnh nông nghiệp lớn là Sơn Đông, Hà Nam và Tứ Xuyên.
Nông dân 3 tỉnh trên khi mua các đồ dùng điện như máy thu hình màu, tủ lạnh, điện thoại cầm tay sẽ được hỗ trợ 13% giá. Trên 190 mặt hàng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho thị trường nông thôn, đã có trong danh sách những mặt hàng được hỗ trợ giá khi bán cho nông dân.
Về mặt sử dụng thiết bị gia dụng điện, nông thôn Trung Quốc lạc hậu gần 20 năm so với thành phố. Chính phủ Trung Quốc hy vọng chương trình hỗ trợ giá sẽ thu hẹp khoảng cách này xuống còn 10 năm vào năm 2010. Đến năm 2010, khoảng 20% số lượng đồ dùng điện tử dành cho xuất khẩu sẽ được chuyển sang tiêu thụ tại vùng nông thôn Trung Quốc, giảm mức thặng dư thương mại khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.
Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những trọng tâm của cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa diễn ra tại Bắc Kinh do Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào chủ trì.
“Tam nông” vẫn là ưu tiên hàng đầu
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, chính sách "tam nông" (phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn) luôn được coi là chính sách ưu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, ông thừa nhận Trung Quốc đang gặp một số khó khăn trong việc thực thi chính sách này, như cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn yếu kém và đặc biệt là khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa thành thị và nông thôn đang ngày một tăng.
Các đại biểu dự họp nhất trí cân bằng sự phát triển giữa nông thôn với thành thị, theo hướng điều chỉnh mô hình phát triển nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo công tác cung ứng, lưu thông nông sản và đưa thu nhập của nông dân tăng lên một cách đều đặn và bền vững. Theo đó, Trung Quốc cần tăng cường đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, áp dụng nhiều chính sách đem lại lợi ích cho nông dân. Cụ thể là tăng mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công trình thủy lợi ở nông thôn, chú trọng bảo tồn đất trồng trọt, đưa thêm kỹ thuật và công nghệ mới vào canh tác...
Ngoài ra, các dịch vụ công cộng tại khu vực nông thôn cũng cần được cải thiện. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản, tạo điều kiện để nông dân được tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ quyền của nông dân trong sử dụng đất nông nghiệp cũng như bảo đảm quyền lợi của các lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị. Chính phủ cần thiết lập một hệ thống tự quản cấp cơ sở ở nông thôn, nhằm giúp người dân được hưởng các quyền dân chủ hơn.
Trong 3 quý đầu năm 2007, thu nhập tiền mặt bình quân của người dân nông thôn Trung Quốc đạt gần 3.400 Nhân dân tệ (khoảng 450 USD), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lạm phát tăng rất nhanh. Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, chỉ số CPI trong tháng 11 vừa qua đã tăng 6,9%, mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua, trong đó giá ngũ cốc tăng 6,6%, giá dầu ăn tăng 35% và giá thịt lợn tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Kiểm soát giá và dự trữ lương thực
Để người dân an tâm, không lo giá lương thực tăng mạnh trong thời điểm cuối năm, Chính phủ Trung Quốc mới đây đã áp dụng một số biện pháp nhằm khống chế giá lương thực như: không hoàn thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng lúa mì, ngô, đậu tương và các sản phẩm bột ngũ cốc.
Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc phối hợp với 5 bộ khác đã ban hành chỉ thị yêu cầu 36 thành phố lớn trong cả nước phải dự trữ lương thực, nhằm bình ổn thị trường trong điều kiện giá lương thực đang leo thang như hiện nay. Theo đó, mỗi thành phố ít nhất phải dự trữ một khối lượng lương thực và dầu ăn đủ cung cấp trong vòng 10 ngày. Trung Quốc cũng bắt đầu xuất ngô và lúa mì trong kho dự trữ quốc gia bán cho nhân dân...
Nhằm giảm khó khăn cho người nghèo, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 23/12 cho biết, từ cuối tháng 12/2007 đến tháng 5/2008, Chính phủ nước này thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ nông dân mua đồ điện gia dụng nhằm tăng sức mua ở các vùng nông thôn và giảm mức thặng dư thương mại đối với mặt hàng này. Chương trình thí điểm sẽ áp dụng tại 3 tỉnh nông nghiệp lớn là Sơn Đông, Hà Nam và Tứ Xuyên.
Nông dân 3 tỉnh trên khi mua các đồ dùng điện như máy thu hình màu, tủ lạnh, điện thoại cầm tay sẽ được hỗ trợ 13% giá. Trên 190 mặt hàng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho thị trường nông thôn, đã có trong danh sách những mặt hàng được hỗ trợ giá khi bán cho nông dân.
Về mặt sử dụng thiết bị gia dụng điện, nông thôn Trung Quốc lạc hậu gần 20 năm so với thành phố. Chính phủ Trung Quốc hy vọng chương trình hỗ trợ giá sẽ thu hẹp khoảng cách này xuống còn 10 năm vào năm 2010. Đến năm 2010, khoảng 20% số lượng đồ dùng điện tử dành cho xuất khẩu sẽ được chuyển sang tiêu thụ tại vùng nông thôn Trung Quốc, giảm mức thặng dư thương mại khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.