Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên
Đây là hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, sau một tàu sân bay khác đã qua sử dụng được mua lại của nước ngoài
Trung Quốc ngày 26/4 đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên do nước này tự sản xuất. Đây là hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, sau một tàu sân bay khác đã qua sử dụng được mua lại của nước ngoài, theo Reuters.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự nói rằng tàu sân bay vừa được hạ thủy - con tàu được thiết kế tại Trung Quốc và đóng tại thành phố cảng Đại Liên phía Đông Bắc nước này - sẽ không thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Từ nay đến thời điểm đó, con tàu sẽ được hoàn thiện và trang bị vũ khí.
Sự kiện này thu hút sự chú ý lớn bởi suốt mấy tháng qua, các nhà phân tích quân sự nước ngoài và truyền thông Trung Quốc đã liên tục công bố những bức ảnh, bao gồm ảnh chụp từ vệ tinh, và các bản tin về tiến trình sản xuất tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận về sự tồn tại của hàng không mẫu hạm này vào cuối năm 2015. Chương trình phát triển tàu sân bay là bí mật quốc gia của Trung Quốc.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói phần mũi tàu đã được làm xong, và các phần động cơ đẩy, hệ thống điện và các hệ thống chính khác của con tàu đã được lắp đặt. Sự kiện hạ thủy con tàu “cho thấy việc thiết kế và đóng hàng không mẫu hạm trong nước của chúng ta đã từng bước đạt được những kết quả to lớn”, Tân Hoa Xã viết.
Hình ảnh do kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV phát sóng cho thấy con tàu mới, với những lá cờ đỏ cắm trên boong, được tàu kéo đưa xuống nơi neo đậu. Ông Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, là người chủ trì lễ hạ thủy này, Tân Hoa Xã cho hay.
Việc Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên và những lo ngại xung quanh sự hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền trên biển Đông. Sự kiện này cũng diễn ra sau khi Trung Quốc kỷ niệm 68 năm ngày thành lập lực lượng hải quân nước này vào Chủ nhật vừa rồi.
Chính phủ Trung Quốc cho biết thiết kế của tàu sân bay mới được dựa trên kinh nghiệm từ tàu sân bay đầu tiên của nước này - hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại của Ukraine vào năm 1998 và mang về sửa chữa.
Tàu sân bay mới của Trung Quốc chạy bằng năng lượng thông thường, có trọng lượng nước rẽ 50.000 tấn và có thể phục vụ loại chiến đấu cơ Shenyang J-15.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia nói nước này cần ít nhất 6 tàu sân bay, và một mạng lưới căn cứ trên khắp thế giới để hỗ trợ hoạt động của những con tàu này. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc vẫn tỏ ra ngập ngừng với những ý tưởng cho rằng nước này muốn có sự hiện diện quân sự toàn cầu để tương xứng với Mỹ - quốc gia hiện có 10 tàu sân bay.
Tàu Liêu Ninh trước đây đã từng tham gia vào các cuộc tập trận, bao gồm tập trận trên biển Đông và gần đây hơn là tập trận gần Đài Loan. Tuy nhiên, hàng không mẫu hạm này được cho là sẽ được sử dụng như một tàu huấn luyện thay vì có vai trò chiến đấu thực sự.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự nói rằng tàu sân bay vừa được hạ thủy - con tàu được thiết kế tại Trung Quốc và đóng tại thành phố cảng Đại Liên phía Đông Bắc nước này - sẽ không thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Từ nay đến thời điểm đó, con tàu sẽ được hoàn thiện và trang bị vũ khí.
Sự kiện này thu hút sự chú ý lớn bởi suốt mấy tháng qua, các nhà phân tích quân sự nước ngoài và truyền thông Trung Quốc đã liên tục công bố những bức ảnh, bao gồm ảnh chụp từ vệ tinh, và các bản tin về tiến trình sản xuất tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận về sự tồn tại của hàng không mẫu hạm này vào cuối năm 2015. Chương trình phát triển tàu sân bay là bí mật quốc gia của Trung Quốc.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói phần mũi tàu đã được làm xong, và các phần động cơ đẩy, hệ thống điện và các hệ thống chính khác của con tàu đã được lắp đặt. Sự kiện hạ thủy con tàu “cho thấy việc thiết kế và đóng hàng không mẫu hạm trong nước của chúng ta đã từng bước đạt được những kết quả to lớn”, Tân Hoa Xã viết.
Hình ảnh do kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV phát sóng cho thấy con tàu mới, với những lá cờ đỏ cắm trên boong, được tàu kéo đưa xuống nơi neo đậu. Ông Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, là người chủ trì lễ hạ thủy này, Tân Hoa Xã cho hay.
Việc Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên và những lo ngại xung quanh sự hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền trên biển Đông. Sự kiện này cũng diễn ra sau khi Trung Quốc kỷ niệm 68 năm ngày thành lập lực lượng hải quân nước này vào Chủ nhật vừa rồi.
Chính phủ Trung Quốc cho biết thiết kế của tàu sân bay mới được dựa trên kinh nghiệm từ tàu sân bay đầu tiên của nước này - hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại của Ukraine vào năm 1998 và mang về sửa chữa.
Tàu sân bay mới của Trung Quốc chạy bằng năng lượng thông thường, có trọng lượng nước rẽ 50.000 tấn và có thể phục vụ loại chiến đấu cơ Shenyang J-15.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia nói nước này cần ít nhất 6 tàu sân bay, và một mạng lưới căn cứ trên khắp thế giới để hỗ trợ hoạt động của những con tàu này. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc vẫn tỏ ra ngập ngừng với những ý tưởng cho rằng nước này muốn có sự hiện diện quân sự toàn cầu để tương xứng với Mỹ - quốc gia hiện có 10 tàu sân bay.
Tàu Liêu Ninh trước đây đã từng tham gia vào các cuộc tập trận, bao gồm tập trận trên biển Đông và gần đây hơn là tập trận gần Đài Loan. Tuy nhiên, hàng không mẫu hạm này được cho là sẽ được sử dụng như một tàu huấn luyện thay vì có vai trò chiến đấu thực sự.