Trung Quốc lại yêu cầu Việt Nam “dừng quấy rối”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này “rất quan tâm” tới các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 đưa ra tuyên bố rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm thu hút sự ủng hộ trong vấn đề biển Đông “sẽ thất bại”.
“Việt Nam đang tìm cách lôi kéo các bên và gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt mục đích”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo hàng ngày. “Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thấy rõ tình hình, bình tĩnh đối diện với thực tế, và dừng quấy rối hoạt động của giàn khoan Trung Quốc”.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, từ đầu tháng Năm này.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm Chủ Nhật vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, Việt Nam đã kiềm chế tối đa và sử dụng mọi công cụ đối thoại để yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới - đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh của ASEAN nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc về tình hình biển Đông, song không chỉ trích đích danh hành động của Trung Quốc. Theo Reuters, có thể đây chính là cái cớ để Trung Quốc cho rằng, Việt Nam sẽ “không đạt mục đích” về “lôi kéo các bên”.
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Singapore K. K. Shanmugam tại Washington hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry nhắc lại những lo ngại của Mỹ về “sự thách thức của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa”. “Chúng tôi đặc biệt quan ngại. Tất cả các nước tham gia vào hoạt động hàng hải trên biển Đông, biển Hoa Đông đang đặc biệt quan ngại về hành động gây hấn này”, ông Kerry nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nói: “Chúng tôi không muốn có căng thẳng. Chúng tôi muốn các bên giải quyết tranh chấp và khác biệt theo các mà tất cả cùng chấp nhận được”.
Vào cuối tuần vừa rồi, người dân khắp ba miền Bắc-Trung-Nam của Việt Nam đã xuống đường tuần hành phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hoa Xuân Oánh cho biết, Trung Quốc “rất quan tâm” tới các cuộc tuần hành này, và đã đề nghị Việt Nam áp dụng tất cả các biện pháp có thể để bảo đảm sự an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc tại Việt Nam.
Quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines cũng đang căng thẳng sau khi Philippines bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc với 11 ngư dân trên đó tại khu vực gần quần đảo Trường Sa. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, con tàu các cùng các ngư dân đã bị bắt “trong vùng biển của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, cảnh sát Philippines cho biết, trên tàu cá này có hàng trăm con rùa biển được bảo vệ theo luật của Philippines, và tàu cá này bị bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Hôm qua, nhà chức trách Philippines đã khởi tố 9 trong số 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt trên con tàu cá, bất chấp đề nghị của phía Trung Quốc về thả tự do các ngư dân này. Hai ngư dân còn lại được phóng thích vì còn chưa đủ tuổi để đem ra xét xử và được chuyển giao cho cơ quan phúc lợi xã hội của Philippines.
“Việt Nam đang tìm cách lôi kéo các bên và gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt mục đích”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo hàng ngày. “Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thấy rõ tình hình, bình tĩnh đối diện với thực tế, và dừng quấy rối hoạt động của giàn khoan Trung Quốc”.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, từ đầu tháng Năm này.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm Chủ Nhật vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, Việt Nam đã kiềm chế tối đa và sử dụng mọi công cụ đối thoại để yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới - đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh của ASEAN nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc về tình hình biển Đông, song không chỉ trích đích danh hành động của Trung Quốc. Theo Reuters, có thể đây chính là cái cớ để Trung Quốc cho rằng, Việt Nam sẽ “không đạt mục đích” về “lôi kéo các bên”.
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Singapore K. K. Shanmugam tại Washington hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry nhắc lại những lo ngại của Mỹ về “sự thách thức của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa”. “Chúng tôi đặc biệt quan ngại. Tất cả các nước tham gia vào hoạt động hàng hải trên biển Đông, biển Hoa Đông đang đặc biệt quan ngại về hành động gây hấn này”, ông Kerry nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nói: “Chúng tôi không muốn có căng thẳng. Chúng tôi muốn các bên giải quyết tranh chấp và khác biệt theo các mà tất cả cùng chấp nhận được”.
Vào cuối tuần vừa rồi, người dân khắp ba miền Bắc-Trung-Nam của Việt Nam đã xuống đường tuần hành phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hoa Xuân Oánh cho biết, Trung Quốc “rất quan tâm” tới các cuộc tuần hành này, và đã đề nghị Việt Nam áp dụng tất cả các biện pháp có thể để bảo đảm sự an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc tại Việt Nam.
Quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines cũng đang căng thẳng sau khi Philippines bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc với 11 ngư dân trên đó tại khu vực gần quần đảo Trường Sa. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, con tàu các cùng các ngư dân đã bị bắt “trong vùng biển của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, cảnh sát Philippines cho biết, trên tàu cá này có hàng trăm con rùa biển được bảo vệ theo luật của Philippines, và tàu cá này bị bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Hôm qua, nhà chức trách Philippines đã khởi tố 9 trong số 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt trên con tàu cá, bất chấp đề nghị của phía Trung Quốc về thả tự do các ngư dân này. Hai ngư dân còn lại được phóng thích vì còn chưa đủ tuổi để đem ra xét xử và được chuyển giao cho cơ quan phúc lợi xã hội của Philippines.