Trung Quốc: Lạm phát, tăng trưởng cùng “hạ nhiệt”
Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm xuống mức 7,1%
Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm xuống mức 7,1%.
Con số này giúp giảm bớt áp lực đối với Trung Quốc trong việc tăng lãi suất đồng Nhân dân tệ hoặc các biện pháp mạnh khác để giảm sự leo thang của giá cả.
Nửa đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá cả nhóm hàng lương thực - thực phẩm tăng 20%.
Trong khi đó, GDP của nước này trong quý 2 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 10,6% trong quý 1. Tuy nhiên, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc khẳng định, tốc độ tăng trưởng này phù hợp với các biện pháp kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc nhằm hãm phanh nền kinh tế và giảm tốc lạm phát.
Mặc dù vẫn ở mức cao, chỉ số CPI của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm so với mức 7,7% trong tháng 5. Đây là kết quả của việc Chính phủ Trung Quốc trong nhiều tháng liên tiếp nỗ lực chống lạm phát bằng cách tăng nguồn cung thực phẩm và áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả đối với thực phẩm, nhiên liệu và các hàng hóa cơ bản khác.
Người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Li Xiaochao cho rằng giá cả ở nước này hiện vẫn tăng với tốc độ tương đối cao. Điều này cho thấy, hiện Bắc Kinh vẫn chưa coi lạm phát đã nằm trong tầm kiểm soát. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đặc biệt lo ngại về tác động của tốc độ lạm phát cao đối với đại đa số người nghèo của nước này - đối tượng phải chi tới một nửa thu nhập của họ vào lương thực và thực phẩm.
Lạm phát cao hồi thập niên 1980 và 1990 đã dẫn tới những hoạt động phản đối ở Trung Quốc, điều mà Chính phủ nước này không muốn xảy ra trước thềm Olympics Bắc Kinh diễn ra vào tháng 8 năm nay.
“Năm 2008, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định và tăng trưởng nhanh. Chúng tôi đang có một hướng đi hiệu quả. Kết quả này là một kết quả khó khăn mới đạt được”, ông Li nói.
Giá tiêu dùng ở Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh từ giữa năm ngoái do tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn và ngũ cốc. Chính phủ Trung Quốc ban đầu tin rằng lạm phát sẽ giảm tốc vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, những nỗ lực kiềm chế tăng giá khó phát huy tác dụng do thời tiết mùa đông khắc nghiệt khiến mùa màng thất bát và hoạt động vận chuyển hàng hóa bị đình trệ.
(Theo AP, AFP)
Con số này giúp giảm bớt áp lực đối với Trung Quốc trong việc tăng lãi suất đồng Nhân dân tệ hoặc các biện pháp mạnh khác để giảm sự leo thang của giá cả.
Nửa đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá cả nhóm hàng lương thực - thực phẩm tăng 20%.
Trong khi đó, GDP của nước này trong quý 2 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 10,6% trong quý 1. Tuy nhiên, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc khẳng định, tốc độ tăng trưởng này phù hợp với các biện pháp kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc nhằm hãm phanh nền kinh tế và giảm tốc lạm phát.
Mặc dù vẫn ở mức cao, chỉ số CPI của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm so với mức 7,7% trong tháng 5. Đây là kết quả của việc Chính phủ Trung Quốc trong nhiều tháng liên tiếp nỗ lực chống lạm phát bằng cách tăng nguồn cung thực phẩm và áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả đối với thực phẩm, nhiên liệu và các hàng hóa cơ bản khác.
Người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Li Xiaochao cho rằng giá cả ở nước này hiện vẫn tăng với tốc độ tương đối cao. Điều này cho thấy, hiện Bắc Kinh vẫn chưa coi lạm phát đã nằm trong tầm kiểm soát. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đặc biệt lo ngại về tác động của tốc độ lạm phát cao đối với đại đa số người nghèo của nước này - đối tượng phải chi tới một nửa thu nhập của họ vào lương thực và thực phẩm.
Lạm phát cao hồi thập niên 1980 và 1990 đã dẫn tới những hoạt động phản đối ở Trung Quốc, điều mà Chính phủ nước này không muốn xảy ra trước thềm Olympics Bắc Kinh diễn ra vào tháng 8 năm nay.
“Năm 2008, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định và tăng trưởng nhanh. Chúng tôi đang có một hướng đi hiệu quả. Kết quả này là một kết quả khó khăn mới đạt được”, ông Li nói.
Giá tiêu dùng ở Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh từ giữa năm ngoái do tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn và ngũ cốc. Chính phủ Trung Quốc ban đầu tin rằng lạm phát sẽ giảm tốc vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, những nỗ lực kiềm chế tăng giá khó phát huy tác dụng do thời tiết mùa đông khắc nghiệt khiến mùa màng thất bát và hoạt động vận chuyển hàng hóa bị đình trệ.
(Theo AP, AFP)