Trung Quốc “nhái” Apple Store y như thật
Điều buồn cười nhất là ngay chính các nhân viên bán hàng ở đây cũng tin họ đang làm việc cho Apple "xịn"
Từ thiết kế nội thất cho tới trang phục nhân viên đang mặc, tất tật đều giống y chang các Apple Store thật sự. Nhưng điều buồn cười nhất là ngay chính các nhân viên bán hàng ở đây cũng tin họ đang làm việc cho Apple "xịn".
Trên tạp chí Forbes, tác giả Clare O'Connor dẫn bài viết của một blogger người Mỹ cho hay, hàng điện tử giả không còn là chuyện lạ ở Trung Quốc, nơi hàng ngày hàng giờ bạn có thể gặp nhan nhản những chiếc điện thoại hao hao giống sản phẩm của Nokia hay Motorola được bán ở các chợ.
Tuy nhiên, không chỉ có vậy, ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc có cả những cửa hàng Apple "nhái". Từ cách bài trí cho tới trang phục nhân viên thực sự giống tới nỗi các khách hàng tưởng đang đứng trong một Apple Store chính hiệu.
"Vợ chồng tôi bước vào bên trong và đảo một vòng. Những sản phẩm được bày bán có vẻ giống hàng Apple. Cửa hàng đó trông giống một đại lý Apple. Nó cũng có cầu thang xoắn như ở các cửa hàng Apple cổ điển, chỗ ngồi trên gác được thiết kế độc đáo", Connor dẫn chia sẻ trên trang của blogger Bird Abroad.
Thậm chí, các nhân viên còn mặc những chiếc áo phông màu xanh nước biển và đeo trên cổ tấm thẻ có chữ Apple. Những hình ảnh đó khiến Bird Abroad tin rằng mình đang ở một đại lý chính hãng, dù chính cô cũng thừa nhận, Apple không hề có đại lý nào ở Côn Minh và sẽ thật nực cười nếu nghĩ đó là cửa hàng xịn.
Theo blogger này, "nếu bạn ở Trung Quốc đủ lâu, bạn sẽ tin rằng cái gì cũng có thể xảy ra". Tuy nhiên, cô cho rằng, vẫn có một số điểm chưa đúng để nhận biết đây là cửa hàng nhái, ví dụ các bức tường được sơn chưa đúng và Apple chưa bao giờ viết dòng chữ "Apple Store" trên các tấm biển hiệu.
Để tránh vi phạm các quy định của Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một số cửa hàng còn thay đổi thứ tự chữ cái trong "Apple Store" thành "Apple Stoer", nhưng khách hàng cũng phải rất chú ý mới nhận ra.
Dưới đây là một số hình ảnh blogger trên ghi lại được ở cửa hàng Apple nhái:
Tại tầng 1, từ các kệ gỗ cho tới cách bày biện đều nhất nhất "tuân theo" các Apple Store chính hiệu.
Khu vực dành cho khách hàng dùng thử iPad 2 trông cũng y như thật.
Cầu thang xoắn bằng inox, tương tự như các Apple Store chính hiệu.
Tông màu gỗ cho tới kiểu dáng thiết kế bàn ghế đều được bắt chước hệt hàng "xịn".
Và đây là khu khác dành cho tín đồ Apple thử máy trên tầng 2, trông cũng rất chuyên nghiệp.
Nhân viên mặc áo Apple, đeo thẻ cũng Apple và bản thân họ cũng tin mình đang làm cho... Apple.
Tiếc là Apple Store xịn chỉ in hình quả táo trên các biển hiệu.
Không kèm theo dòng chữ "Apple Store" ở cạnh bên quả táo cắn dở.
Và một tấm biển hiệu đã bị làm "méo mó" để tránh vi phạm luật bản quyền.
Trên tạp chí Forbes, tác giả Clare O'Connor dẫn bài viết của một blogger người Mỹ cho hay, hàng điện tử giả không còn là chuyện lạ ở Trung Quốc, nơi hàng ngày hàng giờ bạn có thể gặp nhan nhản những chiếc điện thoại hao hao giống sản phẩm của Nokia hay Motorola được bán ở các chợ.
Tuy nhiên, không chỉ có vậy, ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc có cả những cửa hàng Apple "nhái". Từ cách bài trí cho tới trang phục nhân viên thực sự giống tới nỗi các khách hàng tưởng đang đứng trong một Apple Store chính hiệu.
"Vợ chồng tôi bước vào bên trong và đảo một vòng. Những sản phẩm được bày bán có vẻ giống hàng Apple. Cửa hàng đó trông giống một đại lý Apple. Nó cũng có cầu thang xoắn như ở các cửa hàng Apple cổ điển, chỗ ngồi trên gác được thiết kế độc đáo", Connor dẫn chia sẻ trên trang của blogger Bird Abroad.
Thậm chí, các nhân viên còn mặc những chiếc áo phông màu xanh nước biển và đeo trên cổ tấm thẻ có chữ Apple. Những hình ảnh đó khiến Bird Abroad tin rằng mình đang ở một đại lý chính hãng, dù chính cô cũng thừa nhận, Apple không hề có đại lý nào ở Côn Minh và sẽ thật nực cười nếu nghĩ đó là cửa hàng xịn.
Theo blogger này, "nếu bạn ở Trung Quốc đủ lâu, bạn sẽ tin rằng cái gì cũng có thể xảy ra". Tuy nhiên, cô cho rằng, vẫn có một số điểm chưa đúng để nhận biết đây là cửa hàng nhái, ví dụ các bức tường được sơn chưa đúng và Apple chưa bao giờ viết dòng chữ "Apple Store" trên các tấm biển hiệu.
Để tránh vi phạm các quy định của Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một số cửa hàng còn thay đổi thứ tự chữ cái trong "Apple Store" thành "Apple Stoer", nhưng khách hàng cũng phải rất chú ý mới nhận ra.
Dưới đây là một số hình ảnh blogger trên ghi lại được ở cửa hàng Apple nhái:
Tại tầng 1, từ các kệ gỗ cho tới cách bày biện đều nhất nhất "tuân theo" các Apple Store chính hiệu.
Khu vực dành cho khách hàng dùng thử iPad 2 trông cũng y như thật.
Cầu thang xoắn bằng inox, tương tự như các Apple Store chính hiệu.
Tông màu gỗ cho tới kiểu dáng thiết kế bàn ghế đều được bắt chước hệt hàng "xịn".
Và đây là khu khác dành cho tín đồ Apple thử máy trên tầng 2, trông cũng rất chuyên nghiệp.
Nhân viên mặc áo Apple, đeo thẻ cũng Apple và bản thân họ cũng tin mình đang làm cho... Apple.
Tiếc là Apple Store xịn chỉ in hình quả táo trên các biển hiệu.
Không kèm theo dòng chữ "Apple Store" ở cạnh bên quả táo cắn dở.
Và một tấm biển hiệu đã bị làm "méo mó" để tránh vi phạm luật bản quyền.