Trung Quốc nhiều ngoại tệ, Mỹ lo
Trung Quốc đang sở hữu một nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ: 1.330 tỷ USD, tính đến hết tháng 6/2007
Trung Quốc đang sở hữu một nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ: 1.330 tỷ USD, tính đến hết tháng 6/2007.
Con số này được dự báo sẽ tăng lên 2.000 tỷ USD vào năm 2009. Nhiều chiến lược gia kinh tế Mỹ đang lo ngại việc Trung Quốc đầu tư nguồn tiền lớn này ra nước ngoài làm ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế và kinh tế Mỹ.
Theo nhà nghiên cứu W.Hawkins (Ủy ban Công nghiệp và Kinh doanh Mỹ), thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang là lợi thế đối với Mỹ, bởi Mỹ mua được hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Nhưng nhờ bán được nhiều hàng cho Mỹ, kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc ngày càng tăng sẽ trở thành mối đe doạ với kinh tế Mỹ.
Mỹ cảnh giác với các quỹ đầu tư của Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc hôm 26/7 vừa qua đã “bơm” 200 tỷ USD vào một công ty mới để mua tài sản ở nước ngoài. Các kế hoạch đã được phía Trung Quốc công bố từ tháng 3 năm nay.
Theo đó, Trung Quốc cho biết họ nỗ lực để sử dụng hiệu quả hơn nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên đến 1.330 tỷ USD, trong đó có 400 tỷ USD là chứng khoán kho bạc Mỹ.
Nhiều nhà kinh tế Mỹ lo ngại rằng, việc Trung Quốc xây dựng quỹ đầu tư này đáng ngại không chỉ vì nó sở hữu số tiền lớn, mà còn là một cơ quan của chính phủ. Khi các nhân viên của quỹ trên đi săn lùng các dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao trên thế giới, quỹ cũng kéo theo các doanh nghiệp tư nhân vào sự kiểm soát của chính phủ.
Vì vậy, nó có thể tác động và làm biến chất các thị trường mà Trung Quốc tham gia đầu tư.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc lâu nay chỉ tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu thô để hỗ trợ các ngành kinh tế trong nước phát triển; bảo đảm an ninh kinh tế và tránh nguy cơ biến động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nỗ lực của Công ty CNOOC mua Công ty Sản xuất năng lượng Unocal của Mỹ năm 2005 là một thí dụ điển hình về việc Trung Quốc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở nước ngoài.
Các nhà kinh tế Mỹ lo ngại là trong tương lai, với một quỹ trực thuộc chính phủ sở hữu nguồn ngoại tệ dự trữ khổng lồ, Trung Quốc có thể sử dụng nguồn vốn này để mở rộng thực hiện các mục tiêu quốc gia ở những thị trường mà họ đầu tư.
Các công ty dầu khí nhà nước của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động tại các nước châu Phi như: Nigeria, Angola, Sudan... chủ yếu thực hiện các dự án năng lượng, khai thác mỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các biện pháp kìm chân “người khổng lồ”
Các nhà phân tích cho rằng, trước việc các dự án đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có nguy cơ giúp một số nước liên minh chống lại sự độc quyền của Mỹ, Wasinhton cần củng cố lại khả năng “tự vệ kinh tế”.
Đây là nguyên nhân khiến thời gian qua nhiều chính khách và chiến lược gia của Mỹ ủng hộ các biện pháp an ninh của Bộ Thương mại Mỹ về xuất khẩu hàng công nghệ cao, được đưa ra hôm 15/6. Theo đó ngăn cản việc xuất khẩu công nghệ hiện đại và bán các công ty công nghệ cao cho Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc phản đối biện pháp này và mong muốn mua được từ Mỹ những công nghệ “lưỡng dụng”, có thể sử dụng được cả trong dân sự và quân sự.
Cuối tháng 6 vừa qua, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài và An ninh quốc gia, nhằm tăng thêm quyền lực cho Uỷ ban về Đầu tư nước ngoài ở Mỹ.
Theo đó, cơ quan này sẽ phân tích các thương vụ đối tác nước ngoài mua lại công ty tư nhân Mỹ, xem xét xem thương vụ đó có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ hay không.
Mới đây, Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét tình trạng tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực. Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện đang xem xét một dự luật cho phép chính quyền Bush đưa các vấn đề liên quan tới tiền tệ ra kiện tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và thậm chí Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Những dự luật này giúp Nhà Trắng gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ, nhằm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc. Theo đó, góp phần làm giảm lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã kiên quyết phản đối những dự luật nói trên của Quốc hội Mỹ. Các nhà kinh tế cảnh báo mối nguy hiểm với nền kinh tế Mỹ, khi Mỹ chuyển quá nhiều tài sản tài chính sang Trung Quốc thông qua hình thức thâm hụt thương mại.
Con số này được dự báo sẽ tăng lên 2.000 tỷ USD vào năm 2009. Nhiều chiến lược gia kinh tế Mỹ đang lo ngại việc Trung Quốc đầu tư nguồn tiền lớn này ra nước ngoài làm ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế và kinh tế Mỹ.
Theo nhà nghiên cứu W.Hawkins (Ủy ban Công nghiệp và Kinh doanh Mỹ), thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang là lợi thế đối với Mỹ, bởi Mỹ mua được hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Nhưng nhờ bán được nhiều hàng cho Mỹ, kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc ngày càng tăng sẽ trở thành mối đe doạ với kinh tế Mỹ.
Mỹ cảnh giác với các quỹ đầu tư của Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc hôm 26/7 vừa qua đã “bơm” 200 tỷ USD vào một công ty mới để mua tài sản ở nước ngoài. Các kế hoạch đã được phía Trung Quốc công bố từ tháng 3 năm nay.
Theo đó, Trung Quốc cho biết họ nỗ lực để sử dụng hiệu quả hơn nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên đến 1.330 tỷ USD, trong đó có 400 tỷ USD là chứng khoán kho bạc Mỹ.
Nhiều nhà kinh tế Mỹ lo ngại rằng, việc Trung Quốc xây dựng quỹ đầu tư này đáng ngại không chỉ vì nó sở hữu số tiền lớn, mà còn là một cơ quan của chính phủ. Khi các nhân viên của quỹ trên đi săn lùng các dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao trên thế giới, quỹ cũng kéo theo các doanh nghiệp tư nhân vào sự kiểm soát của chính phủ.
Vì vậy, nó có thể tác động và làm biến chất các thị trường mà Trung Quốc tham gia đầu tư.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc lâu nay chỉ tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu thô để hỗ trợ các ngành kinh tế trong nước phát triển; bảo đảm an ninh kinh tế và tránh nguy cơ biến động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nỗ lực của Công ty CNOOC mua Công ty Sản xuất năng lượng Unocal của Mỹ năm 2005 là một thí dụ điển hình về việc Trung Quốc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở nước ngoài.
Các nhà kinh tế Mỹ lo ngại là trong tương lai, với một quỹ trực thuộc chính phủ sở hữu nguồn ngoại tệ dự trữ khổng lồ, Trung Quốc có thể sử dụng nguồn vốn này để mở rộng thực hiện các mục tiêu quốc gia ở những thị trường mà họ đầu tư.
Các công ty dầu khí nhà nước của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động tại các nước châu Phi như: Nigeria, Angola, Sudan... chủ yếu thực hiện các dự án năng lượng, khai thác mỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các biện pháp kìm chân “người khổng lồ”
Các nhà phân tích cho rằng, trước việc các dự án đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có nguy cơ giúp một số nước liên minh chống lại sự độc quyền của Mỹ, Wasinhton cần củng cố lại khả năng “tự vệ kinh tế”.
Đây là nguyên nhân khiến thời gian qua nhiều chính khách và chiến lược gia của Mỹ ủng hộ các biện pháp an ninh của Bộ Thương mại Mỹ về xuất khẩu hàng công nghệ cao, được đưa ra hôm 15/6. Theo đó ngăn cản việc xuất khẩu công nghệ hiện đại và bán các công ty công nghệ cao cho Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc phản đối biện pháp này và mong muốn mua được từ Mỹ những công nghệ “lưỡng dụng”, có thể sử dụng được cả trong dân sự và quân sự.
Cuối tháng 6 vừa qua, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài và An ninh quốc gia, nhằm tăng thêm quyền lực cho Uỷ ban về Đầu tư nước ngoài ở Mỹ.
Theo đó, cơ quan này sẽ phân tích các thương vụ đối tác nước ngoài mua lại công ty tư nhân Mỹ, xem xét xem thương vụ đó có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ hay không.
Mới đây, Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét tình trạng tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực. Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện đang xem xét một dự luật cho phép chính quyền Bush đưa các vấn đề liên quan tới tiền tệ ra kiện tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và thậm chí Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Những dự luật này giúp Nhà Trắng gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ, nhằm giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc. Theo đó, góp phần làm giảm lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã kiên quyết phản đối những dự luật nói trên của Quốc hội Mỹ. Các nhà kinh tế cảnh báo mối nguy hiểm với nền kinh tế Mỹ, khi Mỹ chuyển quá nhiều tài sản tài chính sang Trung Quốc thông qua hình thức thâm hụt thương mại.