Trung Quốc nói gì về cuộc tập trận trên biển Đông?
Trung Quốc cho rằng, đây là sự “chia sẻ thêm trách nhiệm quốc tế” với Mỹ trong vấn đề an ninh trên biển
Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu một cuộc tập trận quân sự kéo dài 10 ngày trên biển Đông, giữa lúc căng thẳng ở khu vực này gia tăng - tờ Times of India đưa tin.
Tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của cuộc tập trận bắt đầu vào thứ Tư tuần này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố nói: “Đây là hoạt động quân sự định kỳ theo kế hoạch hàng năm, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”.
Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập tại khu vực bao trùm các đảo, đá phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 - 31/7.
“Không giống như quân đội Mỹ có thể được đào tạo thông qua các cuộc chiến tranh, sức mạnh hải quân Trung Quốc - vốn kém hơn so với các lượng mặt đất - cần phải được tăng cường thông qua tập trận thường xuyên”, tướng Xu Guangyu thuộc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị Trung Quốc phát biểu trên tờ Thời báo Hoàn cầu.
Còn theo ông Wang Yiwei, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cuộc tập trận sẽ cho phép hải quân Trung Quốc “chia sẻ thêm trách nhiệm quốc tế” với Mỹ trong vấn đề an ninh trên biển, nhất là khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc “ngồi không hưởng lợi” trong các vấn đề quốc tế trong suốt 3 thập kỷ qua.
Sau khi phía Trung Quốc thông báo về cuộc tập trận trên, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam phản đối và nghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; ngăn cản đà phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước, làm phức tạp tình hình, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực”.
Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông sau một loạt diễn biến có liên quan đến Mỹ, Nhật Bản và Philippines.
Hồi tháng 5, một máy bay trinh sát Mỹ bay tuần tra trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép đảo nhân tạo, đã bị hải quân Trung Quốc cảnh báo 8 lần.
Trong tháng 6, Mỹ và Nhật Bản mỗi nước đã có một cuộc tập trận chung với Philippines trên biển Đông, thể hiện sự ủng hộ đối với Philippines trong vấn đề biển Đông.
Mới đây, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đã tiến hành phiên tranh tụng đầu tiên trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Ngày 23/7, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua kêu gọi Philippines rút lại đơn kiện để hai bên đàm phán song phương.
Cách đây ít hôm, Đô đốc Scott Swiff, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đã có chuyến bay trinh sát kéo dài 7 giờ trên biển Đông.
Tìm cách giảm nhẹ tầm quan trọng của cuộc tập trận bắt đầu vào thứ Tư tuần này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố nói: “Đây là hoạt động quân sự định kỳ theo kế hoạch hàng năm, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”.
Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập tại khu vực bao trùm các đảo, đá phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 - 31/7.
“Không giống như quân đội Mỹ có thể được đào tạo thông qua các cuộc chiến tranh, sức mạnh hải quân Trung Quốc - vốn kém hơn so với các lượng mặt đất - cần phải được tăng cường thông qua tập trận thường xuyên”, tướng Xu Guangyu thuộc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị Trung Quốc phát biểu trên tờ Thời báo Hoàn cầu.
Còn theo ông Wang Yiwei, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cuộc tập trận sẽ cho phép hải quân Trung Quốc “chia sẻ thêm trách nhiệm quốc tế” với Mỹ trong vấn đề an ninh trên biển, nhất là khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc “ngồi không hưởng lợi” trong các vấn đề quốc tế trong suốt 3 thập kỷ qua.
Sau khi phía Trung Quốc thông báo về cuộc tập trận trên, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam phản đối và nghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; ngăn cản đà phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước, làm phức tạp tình hình, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực”.
Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông sau một loạt diễn biến có liên quan đến Mỹ, Nhật Bản và Philippines.
Hồi tháng 5, một máy bay trinh sát Mỹ bay tuần tra trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép đảo nhân tạo, đã bị hải quân Trung Quốc cảnh báo 8 lần.
Trong tháng 6, Mỹ và Nhật Bản mỗi nước đã có một cuộc tập trận chung với Philippines trên biển Đông, thể hiện sự ủng hộ đối với Philippines trong vấn đề biển Đông.
Mới đây, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đã tiến hành phiên tranh tụng đầu tiên trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Ngày 23/7, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua kêu gọi Philippines rút lại đơn kiện để hai bên đàm phán song phương.
Cách đây ít hôm, Đô đốc Scott Swiff, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đã có chuyến bay trinh sát kéo dài 7 giờ trên biển Đông.