Trung Quốc quay cuồng chống tín dụng đen
Các ngân hàng lớn ở Trung Quốc đang ở thế độc quyền, gây khó dễ cho các doanh nghiệp tư nhân cần vay vốn
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo muốn bãi bỏ độc quyền cấp tín dụng của các ngân hàng lớn ở nước này, nhằm cải thiện điều kiện vay vốn cho các công ty tư nhân trong lúc hoạt động kinh tế kinh tế có phần đình đốn.
Theo nội dung được đăng tải trên trang web của Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc sáng qua (4/4), Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng, chính quyền cần “phá vỡ sự độc quyền này” để giúp dòng vốn luân chuyển dễ dàng hơn ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Cân nhắc chi phí tài chính, tôi phải thẳng thắn cho rằng các ngân hàng hiện đang thu lợi quá dễ dàng. Tại sao lại như thế? Vì những ngân hàng lớn đang ở trong một vị thế độc quyền,” ông nói trong một chuyến thăm miền nam Trung Quốc.
Theo ông, “chỉ có đến họ thì mới vay được tiền, nếu đi nơi khác thì công việc sẽ rất phức tạp... Để tạo điều kiện cho dòng vốn tư nhân chạy được vào hệ thống tài chính, cần phải phá vỡ thế độc quyền đó một cách cơ bản”.
Đài RFI cho hay, phát biểu trên được đưa ra một ngày sau tổng kết cho thấy 5 ngân hàng lớn (xây dựng, giao thông, nông nghiệp, thương mại) đều ăn nên làm ra. Trong 2011, mức lãi của họ là 680 tỷ Nhân dân tệ, tức 1,8 triệu Nhân dân tệ mỗi ngày.
Theo giới phân tích tài chính, các công ty vừa và nhỏ Trung Quốc không có vốn dồi dào, và họ chỉ có thể tìm đi vay nơi các ngân hàng lớn. Song, họ thường bị từ chối cho nên phải xoay sang vay tiền ở chợ đen, bị ăn lời cắt cổ, có khi phải trả đến 70% một năm.
Thực trạng này đang gây ra lo ngại trong giới cầm quyền về nợ xấu và tình trạng phá sản lan tràn ở khu vực tư nhân. Theo ông Ôn Gia Bảo, một gói cải cách tài chính thử nghiệm đã được thực hiện ở Ôn Châu giúp các hãng tư nhân mở rộng hoạt động.
Ôn Châu được coi là “thủ phủ” của doanh nghiệp tư nhân với gần 400.000 đơn vị. Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết có đến gần 90% cư dân và gần 60% doanh nghiệp tại đây tham gia thị trường tín dụng tư nhân.
Mặc dù biết rõ về mức độ rủi ro rất cao một khi không thanh toán được nợ đúng hạn, song chủ nhiều doanh nghiệp nhỏ không có lựa chọn nào khác và vẫn phải tìm đến nguồn tín dụng tư nhân để vay tiền, bất chấp việc phải trả mức lãi suất cao ngất.
Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn không thể tiếp cận khoản vay của các ngân hàng phải quay sang thị trường tín dụng tư nhân với lãi suất hàng năm lên tới 100%, cao gấp hơn 15 lần so với lãi suất cho vay chuẩn mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc áp dụng.
Một phần không nhỏ tiền trong các tổ chức tín dụng tư này đến từ tiền tiết kiệm của người dân. Nhiều người dân ở thành phố Ôn Châu đã đem tiền tiết kiệm của họ gửi vào đây, vì mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn nhiều các nhà băng quốc doanh.
Tuy nhiên, do xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp và tiền lương trả cho công nhân tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Ôn Châu đã rơi vào cảnh không thể trả nợ và dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt.
Một số doanh nghiệp phá sản đã phải vay ngoài với lãi suất mỗi năm lên đến 120%. Ngoài ra, có đến gần 100 chủ doanh nghiệp đã tìm cách bỏ trốn và có tới 3 người tự sát vì không thể trả nổi các khoản nợ khổng lồ.
Theo tờ Liberation cuối tháng 10 năm ngoái, vụ Ôn Châu có thể chỉ là sự khởi đầu. Bài báo dẫn lời Willy Wo-Lap Lam của Đại học Hồng Kông cho rằng, hiện tượng ở Ôn Châu đang lan ra những nơi khác, nhất là ở nhiều thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông.
Theo nội dung được đăng tải trên trang web của Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc sáng qua (4/4), Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng, chính quyền cần “phá vỡ sự độc quyền này” để giúp dòng vốn luân chuyển dễ dàng hơn ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Cân nhắc chi phí tài chính, tôi phải thẳng thắn cho rằng các ngân hàng hiện đang thu lợi quá dễ dàng. Tại sao lại như thế? Vì những ngân hàng lớn đang ở trong một vị thế độc quyền,” ông nói trong một chuyến thăm miền nam Trung Quốc.
Theo ông, “chỉ có đến họ thì mới vay được tiền, nếu đi nơi khác thì công việc sẽ rất phức tạp... Để tạo điều kiện cho dòng vốn tư nhân chạy được vào hệ thống tài chính, cần phải phá vỡ thế độc quyền đó một cách cơ bản”.
Đài RFI cho hay, phát biểu trên được đưa ra một ngày sau tổng kết cho thấy 5 ngân hàng lớn (xây dựng, giao thông, nông nghiệp, thương mại) đều ăn nên làm ra. Trong 2011, mức lãi của họ là 680 tỷ Nhân dân tệ, tức 1,8 triệu Nhân dân tệ mỗi ngày.
Theo giới phân tích tài chính, các công ty vừa và nhỏ Trung Quốc không có vốn dồi dào, và họ chỉ có thể tìm đi vay nơi các ngân hàng lớn. Song, họ thường bị từ chối cho nên phải xoay sang vay tiền ở chợ đen, bị ăn lời cắt cổ, có khi phải trả đến 70% một năm.
Thực trạng này đang gây ra lo ngại trong giới cầm quyền về nợ xấu và tình trạng phá sản lan tràn ở khu vực tư nhân. Theo ông Ôn Gia Bảo, một gói cải cách tài chính thử nghiệm đã được thực hiện ở Ôn Châu giúp các hãng tư nhân mở rộng hoạt động.
Ôn Châu được coi là “thủ phủ” của doanh nghiệp tư nhân với gần 400.000 đơn vị. Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết có đến gần 90% cư dân và gần 60% doanh nghiệp tại đây tham gia thị trường tín dụng tư nhân.
Mặc dù biết rõ về mức độ rủi ro rất cao một khi không thanh toán được nợ đúng hạn, song chủ nhiều doanh nghiệp nhỏ không có lựa chọn nào khác và vẫn phải tìm đến nguồn tín dụng tư nhân để vay tiền, bất chấp việc phải trả mức lãi suất cao ngất.
Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn không thể tiếp cận khoản vay của các ngân hàng phải quay sang thị trường tín dụng tư nhân với lãi suất hàng năm lên tới 100%, cao gấp hơn 15 lần so với lãi suất cho vay chuẩn mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc áp dụng.
Một phần không nhỏ tiền trong các tổ chức tín dụng tư này đến từ tiền tiết kiệm của người dân. Nhiều người dân ở thành phố Ôn Châu đã đem tiền tiết kiệm của họ gửi vào đây, vì mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn nhiều các nhà băng quốc doanh.
Tuy nhiên, do xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp và tiền lương trả cho công nhân tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Ôn Châu đã rơi vào cảnh không thể trả nợ và dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt.
Một số doanh nghiệp phá sản đã phải vay ngoài với lãi suất mỗi năm lên đến 120%. Ngoài ra, có đến gần 100 chủ doanh nghiệp đã tìm cách bỏ trốn và có tới 3 người tự sát vì không thể trả nổi các khoản nợ khổng lồ.
Theo tờ Liberation cuối tháng 10 năm ngoái, vụ Ôn Châu có thể chỉ là sự khởi đầu. Bài báo dẫn lời Willy Wo-Lap Lam của Đại học Hồng Kông cho rằng, hiện tượng ở Ôn Châu đang lan ra những nơi khác, nhất là ở nhiều thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông.