Trung Quốc ra mắt mô hình máy bay thương mại cỡ lớn
Ngày 8/9, Trung Quốc đã giới thiệu chiếc máy bay thương mại mới nhất và lớn nhất của nước này
Ngày 8/9, Trung Quốc đã giới thiệu chiếc máy bay thương mại mới nhất và lớn nhất của nước này. Với 200 chỗ ngồi, chiếc máy bay này có khả năng giúp ngành công nghiệp hàng không còn non trẻ của Trung Quốc cạnh tranh với các đối thủ hùng mạnh của phương Tây như Boeing và Airbus.
Mô hình có kích thước bằng một chiếc xe hơi của chiếc máy bay mang tên C919 nói trên được trưng bày tại một triển lãm hàng không châu Á diễn ra tại Hồng Kông. Theo ông Wang Wenbin, Phó tổng giám đốc Commercial Aircraft Corp. of China - hãng sản xuất C919 - dự kiến, chiếc máy bay có thân hẹp và một lối đi này sẽ bay chuyến bay đầu tiên vào năm 2014 trước khi được giao cho khách hàng vào năm 2016.
Cũng theo ông Wang, công việc chế tạo chiếc máy bay mẫu của C919 đã bắt đầu vào tuần trước.
Dự án chế tạo C919 là bước đi lớn đầu tiên của Trung Quốc hướng tới phát triển những chiếc máy bay thương mại “cây nhà lá vườn” phục vụ cho thị trường hàng không nội địa đang tăng trưởng mạnh của nước này, giảm bớt sự phụ thuộc và các công ty chế tạo máy bay nước ngoài. Dự án này cũng sẽ mở đường cho sự phát triển trên thị trường quốc tế của máy bay Trung Quốc.
Do ngành công nghiệp hàng không dân sự của Trung Quốc còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chiếc C919 ban đầu sẽ sử dụng động cơ và một số bộ phận khác do nước ngoài sản xuất. Hiện danh tính các nhà cung cấp linh kiện cho C919 chưa được công bố. Mặc dù vậy, các quan chức của Commercial Aircraft Corp. of China cho biết, họ đang đàm phán với bốn hãng sản xuất động cơ, bao gồm hãng General Electric (GE) của Mỹ.
Chiếc máy bay này được thiết kế dành cho những chặng bay ngắn tới trung bình với độ dài lên tới 5.555 km.
“Lĩnh vực công nghiệp hàng không dân sự của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh. Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phải đi nếu so với những siêu cường về công nghiệp hàng không như Mỹ”, ông Wang phát biểu.
Các quan chức trong ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc không giấu tham vọng cạnh tranh trên toàn cầu. “Chiếc C919 ra đời sau Airbus và Boeing. Như thế, chúng ta sẽ có các chữ cái A-B-C trong ngành công nghiệp hàng không”, nhà thiết kế chính của C919 phát biểu trên báo chí Trung Quốc gần đây.
Theo Giám đốc bán hàng và marketing của Commercial Aircraft Corp. of China, ông Chen Jin, một trong những ưu điểm của chiếc C919 so với máy bay của Boeing và Airbus sẽ là giá thành rẻ hơn. Tuy vậy, nhược điểm của C919 so với các đối thủ phương Tây là chi phí vận hành cao hơn, giá trị bán lại có thể thấp hơn. Mặt khác, thị trường sẽ có tâm lý chờ đợi xem sản phẩm mới vận hành thế nào.
(Theo AP)
Mô hình có kích thước bằng một chiếc xe hơi của chiếc máy bay mang tên C919 nói trên được trưng bày tại một triển lãm hàng không châu Á diễn ra tại Hồng Kông. Theo ông Wang Wenbin, Phó tổng giám đốc Commercial Aircraft Corp. of China - hãng sản xuất C919 - dự kiến, chiếc máy bay có thân hẹp và một lối đi này sẽ bay chuyến bay đầu tiên vào năm 2014 trước khi được giao cho khách hàng vào năm 2016.
Cũng theo ông Wang, công việc chế tạo chiếc máy bay mẫu của C919 đã bắt đầu vào tuần trước.
Dự án chế tạo C919 là bước đi lớn đầu tiên của Trung Quốc hướng tới phát triển những chiếc máy bay thương mại “cây nhà lá vườn” phục vụ cho thị trường hàng không nội địa đang tăng trưởng mạnh của nước này, giảm bớt sự phụ thuộc và các công ty chế tạo máy bay nước ngoài. Dự án này cũng sẽ mở đường cho sự phát triển trên thị trường quốc tế của máy bay Trung Quốc.
Do ngành công nghiệp hàng không dân sự của Trung Quốc còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chiếc C919 ban đầu sẽ sử dụng động cơ và một số bộ phận khác do nước ngoài sản xuất. Hiện danh tính các nhà cung cấp linh kiện cho C919 chưa được công bố. Mặc dù vậy, các quan chức của Commercial Aircraft Corp. of China cho biết, họ đang đàm phán với bốn hãng sản xuất động cơ, bao gồm hãng General Electric (GE) của Mỹ.
Chiếc máy bay này được thiết kế dành cho những chặng bay ngắn tới trung bình với độ dài lên tới 5.555 km.
“Lĩnh vực công nghiệp hàng không dân sự của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh. Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phải đi nếu so với những siêu cường về công nghiệp hàng không như Mỹ”, ông Wang phát biểu.
Các quan chức trong ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc không giấu tham vọng cạnh tranh trên toàn cầu. “Chiếc C919 ra đời sau Airbus và Boeing. Như thế, chúng ta sẽ có các chữ cái A-B-C trong ngành công nghiệp hàng không”, nhà thiết kế chính của C919 phát biểu trên báo chí Trung Quốc gần đây.
Theo Giám đốc bán hàng và marketing của Commercial Aircraft Corp. of China, ông Chen Jin, một trong những ưu điểm của chiếc C919 so với máy bay của Boeing và Airbus sẽ là giá thành rẻ hơn. Tuy vậy, nhược điểm của C919 so với các đối thủ phương Tây là chi phí vận hành cao hơn, giá trị bán lại có thể thấp hơn. Mặt khác, thị trường sẽ có tâm lý chờ đợi xem sản phẩm mới vận hành thế nào.
(Theo AP)