Trung Quốc sắp có công ty điện lớn nhất thế giới
Công ty mới lập thành sau sáp nhập sẽ có tổng giá trị tài sản lên tới 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (271 tỷ USD)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây thông qua phương án sáp nhập công ty khai thác than lớn nhất nước Shenhua Group với China Guodian - một trong những hãng điện lớn nhất nước, Ủy ban Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc cho biết ngày 28/8.
Với tổng giá trị tài sản lên tới 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (271 tỷ USD), công ty mới sau sáp nhập sẽ là hãng năng lượng lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu và lớn nhất thế giới tính theo công suất lắp đặt, Bloomberg New Energy Finance cho biết.
Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong số nhiều thương vụ tiềm năng trong ngành năng lượng điện Trung Quốc. Đây cũng là kết quả của chính sách giảm năng suất công nghiệp dư thừa cũng như số lượng doanh nghiệp quốc doanh của chính quyền Bắc Kinh.
Công bố ngày 28/8 của Ủy ban Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc là câu trả lời cho những lời đồn đoán kéo dài vài tháng qua.
“Thương vụ này cho thấy xu hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước của chính phủ khi loạt công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực sáp nhập với nhau để giảm chi phí đầu tư dư thừa và nâng cao hiệu suất”, Tian Miao, nhà phân tích cấp cao tại Sun Hung Kai Financial Ltd. nhận định.
Shenhua Group, sẽ đổi tên thành China Energy Investment - sẽ tiếp quản Guodian Group và trở thành công ty mẹ của công ty mới thành lập sau sáp nhập. Các đơn vị niêm yết của cả hai công ty sẽ được nêu trong hồ sơ riêng trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Các công ty niêm yết cũng sẽ lập thành liên doanh điện than theo sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.
Công ty mới sẽ có tổng công suất lắp đặt gần 225 gigawatt, lớn hơn hai công ty quốc doanh Electricite de France SA của Pháp và Enel SpA của Italy, nhà phân tích Frank Yu của Wood Mackenzie Ltd. EDF cho biết. Electricite de France SA có công suất lắp đặt năm ngoái là 137,5 gigawatts, còn công suất lắp đặt của Enel SpA tính đến 30/6 là 83 gigawatt.
Sau sáp nhập, Shenhua có thể giảm phụ thuộc vào việc khai thác than, hiện đang chiếm tới 90% công suất, bằng cách khai thác nguồn năng lượng sách từ Guodian, Yu cho biết trong một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 8. Trong khi đó, Guodian cũng sẽ được hưởng lợi từ nguồn cung than của Shenhua và quản trị tốt rủi ro về giá, đồng thời liên kết cơ sở hạ tầng đường sắt, bến cảng và tàu biển.
Theo báo cáo tài chính công bố vào tháng 6 vừa rồi, Shenhua hiện có tổng tài sản 1,014 nghìn tỷ Nhân dân tệ, có công suất điện 145 gigawatt và khai thác 290 triệu tấn than. Trong khi đó, theo China Electricity Council, Guodian có tài sản 803 tỷ Nhân dân tệ và đạt công suất 82 gigawatt.
Công ty mới lập thành sau sáp nhập sẽ chiếm 13% sản lượng điện và khai thác than của Trung Quốc, theo Citigroup. Công ty này sẽ có tổng công suất điện là 221 gigawatt và khai thác khoảng 500 triệu tấn than một năm.
Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình hiện cũng đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng từ than và tăng sử dụng năng lượng từ khí gas cũng như từ gió, mặt trời, thủy điện và hạt nhân. Theo BNEF, công suất của công ty mới thành lập sẽ chiếm 23% năng lượng tái tạo của Trung Quốc.
“Mục tiêu cuối cùng là tạo thành các công ty năng lượng có quy mô lớn hơn, để có thể phòng chống rủi ro giữa than và điện”, Yu nói. “Cũng có thể bán công nghệ hạt nhân hoặc công nghệ điện than cho các nước đang phát triển tại châu Á. Đó chính là điều chính phủ đang nhắm tới”.
Với tổng giá trị tài sản lên tới 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (271 tỷ USD), công ty mới sau sáp nhập sẽ là hãng năng lượng lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu và lớn nhất thế giới tính theo công suất lắp đặt, Bloomberg New Energy Finance cho biết.
Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong số nhiều thương vụ tiềm năng trong ngành năng lượng điện Trung Quốc. Đây cũng là kết quả của chính sách giảm năng suất công nghiệp dư thừa cũng như số lượng doanh nghiệp quốc doanh của chính quyền Bắc Kinh.
Công bố ngày 28/8 của Ủy ban Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc là câu trả lời cho những lời đồn đoán kéo dài vài tháng qua.
“Thương vụ này cho thấy xu hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước của chính phủ khi loạt công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực sáp nhập với nhau để giảm chi phí đầu tư dư thừa và nâng cao hiệu suất”, Tian Miao, nhà phân tích cấp cao tại Sun Hung Kai Financial Ltd. nhận định.
Shenhua Group, sẽ đổi tên thành China Energy Investment - sẽ tiếp quản Guodian Group và trở thành công ty mẹ của công ty mới thành lập sau sáp nhập. Các đơn vị niêm yết của cả hai công ty sẽ được nêu trong hồ sơ riêng trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Các công ty niêm yết cũng sẽ lập thành liên doanh điện than theo sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.
Công ty mới sẽ có tổng công suất lắp đặt gần 225 gigawatt, lớn hơn hai công ty quốc doanh Electricite de France SA của Pháp và Enel SpA của Italy, nhà phân tích Frank Yu của Wood Mackenzie Ltd. EDF cho biết. Electricite de France SA có công suất lắp đặt năm ngoái là 137,5 gigawatts, còn công suất lắp đặt của Enel SpA tính đến 30/6 là 83 gigawatt.
Sau sáp nhập, Shenhua có thể giảm phụ thuộc vào việc khai thác than, hiện đang chiếm tới 90% công suất, bằng cách khai thác nguồn năng lượng sách từ Guodian, Yu cho biết trong một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 8. Trong khi đó, Guodian cũng sẽ được hưởng lợi từ nguồn cung than của Shenhua và quản trị tốt rủi ro về giá, đồng thời liên kết cơ sở hạ tầng đường sắt, bến cảng và tàu biển.
Theo báo cáo tài chính công bố vào tháng 6 vừa rồi, Shenhua hiện có tổng tài sản 1,014 nghìn tỷ Nhân dân tệ, có công suất điện 145 gigawatt và khai thác 290 triệu tấn than. Trong khi đó, theo China Electricity Council, Guodian có tài sản 803 tỷ Nhân dân tệ và đạt công suất 82 gigawatt.
Công ty mới lập thành sau sáp nhập sẽ chiếm 13% sản lượng điện và khai thác than của Trung Quốc, theo Citigroup. Công ty này sẽ có tổng công suất điện là 221 gigawatt và khai thác khoảng 500 triệu tấn than một năm.
Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình hiện cũng đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng từ than và tăng sử dụng năng lượng từ khí gas cũng như từ gió, mặt trời, thủy điện và hạt nhân. Theo BNEF, công suất của công ty mới thành lập sẽ chiếm 23% năng lượng tái tạo của Trung Quốc.
“Mục tiêu cuối cùng là tạo thành các công ty năng lượng có quy mô lớn hơn, để có thể phòng chống rủi ro giữa than và điện”, Yu nói. “Cũng có thể bán công nghệ hạt nhân hoặc công nghệ điện than cho các nước đang phát triển tại châu Á. Đó chính là điều chính phủ đang nhắm tới”.