Trung Quốc tiếp tục “ném phao” cứu Venezuela
Tổng thống Venezuela tuyên bố “đang có một âm mưu toàn cầu” nhằm khiến nước này phá sản
Tờ Wall Street Journal cho biết, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua (7/1) tuyên bố đã ký kết một loạt thỏa thuận song phương mới với Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh sẽ “bơm” cho Caracas thêm 20 tỷ USD.
Hiện ông Maduro đang có chuyến công du Bắc Kinh nhằm tìm kiếm “phao cứu sinh” tài chính cho nền kinh tế Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm.
Ông Maduro, nhà lãnh đạo đang chứng kiến tỷ lệ ủng hộ suy giảm chóng mặt cùng với giá dầu, công bố các thỏa thuận trên trước báo giới sau một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Đây là các thỏa thuận tập trung vào lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, và nhà đất. Tuy nhiên, ông Maduro hầu như không công bố chi tiết cụ thể nào về các thỏa thuận này.
“Cuộc chiến kinh tế nhằm vào người dân của chúng tôi và cuộc chiến giá dầu là một cơ hội để Venezuela xích lại gần hơn với đồng minh của mình”, ông Maduro nói. Nhà lãnh đạo này vẫn thường đổ lỗi cho “kẻ thù” đẩy nền kinh tế Venezuela rơi vào một vòng xoáy suy giảm nhằm “hạ bệ” chính phủ cánh tả do ông lãnh đạo.
Nhà phân tích cấp cao Risa Grais-Targow thuộc hãng tư vấn Eurasia Group cho rằng, rất khó đoán tác động của các thỏa thuận trên đối với nền kinh tế Venezuela bởi không có nhiều chi tiết được công bố. Tuy nhiên, các thỏa thuận cho thấy Trung Quốc tiếp tục có sự hiện diện lớn ở Venezuela.
“Đó là do Trung Quốc có nhiều dự án lớn ở Venezuela và có thể đang lo ngại về khả năng thay đổi lãnh đạo ở nước này”, bà Grais-Targow nhận định.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc giữ vai trò là chủ nợ lớn nhất của Venezuela. Từ năm 2007, quốc gia “đói năng lượng” của châu Á đã cho đối tác Nam Mỹ vay khoảng 50 tỷ USD để đổi lấy dầu thô.
Hiện nay, Venezuela xuất khẩu hơn 500.000 thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc, trong đó một nửa là để trả nợ. Trước những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ hàng tỷ USD trái phiếu của Venezuela, vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã “hào phóng” hỗ trợ nước này bằng cách nới lỏng điều kiện thanh toán nợ, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ thêm.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ thăm Saudi Arabia và một loạt thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) để thảo luận vấn đề giá dầu.
Trong cuộc họp OPEC hồi tháng 11 vừa qua, Venezuela đề xuất khối này giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng không được chấp nhận. Thay vì giảm sản lượng, Saudi Arabia hướng OPEC đi đến quyết định giữ nguyên mức khai thác nhằm bảo vệ thị phần trước sự nổi lên của các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại thị trường London, giá dầu thô Brent có lúc giảm dưới 50 USD/thùng, thấp nhất gần 6 năm, trước khi phục hồi trở lại.
Tuần trước, giới chức Venezuela cho biết, dầu thô của nước này hiện được bán với giá 47,05 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 98,08 USD/thùng của năm 2014.
Theo ước tính của ngân hàng Deutsche Bank, Venezuela cần giá dầu trung bình ở 117,5 USD/thùng để cân bằng ngân sách năm 2015.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Venezuela, nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm 2014. Kinh tế Venezuela đã giảm 4,8% trong quý 1, giảm 4,9% trong quý 2, và giảm 2,3% trong quý 3. Trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 11/2014, mức lạm phát của Venezuela là 63,6%, vào hàng “vô địch” trên thế giới.
Tổng thống Maduro nói, Mỹ và phe chính trị đối lập của Venezuela đã đẩy nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng “bết bát” hiện nay. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng, các khoản chi xã hội mạnh tay và chính sách sai lầm của Chính phủ Venezuela mới là nguyên nhân gây ra vấn đề.
“Đang có một âm mưu toàn cầu nhằm khiến Venezuela phá sản. Venezuela là một cường quốc kinh tế”, ông Maduro nói tại Bắc Kinh.
Ông Maduro đã cam kết sẽ điều chỉnh hệ thống tỷ giá hối đoái ba cấp của Venezuela ngay sau khi ông kết thúc chuyến công du quốc tế này. Giới quan sát cho rằng, các biện pháp kiểm soát tiền tệ ngặt nghèo hiện nay của Venezuela đã gây ra sự bóp méo trong khắp nền kinh tế và khiến dự trữ ngoại hối cạn kiệt.
Hiện ông Maduro đang có chuyến công du Bắc Kinh nhằm tìm kiếm “phao cứu sinh” tài chính cho nền kinh tế Venezuela điêu đứng vì giá dầu giảm.
Ông Maduro, nhà lãnh đạo đang chứng kiến tỷ lệ ủng hộ suy giảm chóng mặt cùng với giá dầu, công bố các thỏa thuận trên trước báo giới sau một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Đây là các thỏa thuận tập trung vào lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, và nhà đất. Tuy nhiên, ông Maduro hầu như không công bố chi tiết cụ thể nào về các thỏa thuận này.
“Cuộc chiến kinh tế nhằm vào người dân của chúng tôi và cuộc chiến giá dầu là một cơ hội để Venezuela xích lại gần hơn với đồng minh của mình”, ông Maduro nói. Nhà lãnh đạo này vẫn thường đổ lỗi cho “kẻ thù” đẩy nền kinh tế Venezuela rơi vào một vòng xoáy suy giảm nhằm “hạ bệ” chính phủ cánh tả do ông lãnh đạo.
Nhà phân tích cấp cao Risa Grais-Targow thuộc hãng tư vấn Eurasia Group cho rằng, rất khó đoán tác động của các thỏa thuận trên đối với nền kinh tế Venezuela bởi không có nhiều chi tiết được công bố. Tuy nhiên, các thỏa thuận cho thấy Trung Quốc tiếp tục có sự hiện diện lớn ở Venezuela.
“Đó là do Trung Quốc có nhiều dự án lớn ở Venezuela và có thể đang lo ngại về khả năng thay đổi lãnh đạo ở nước này”, bà Grais-Targow nhận định.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc giữ vai trò là chủ nợ lớn nhất của Venezuela. Từ năm 2007, quốc gia “đói năng lượng” của châu Á đã cho đối tác Nam Mỹ vay khoảng 50 tỷ USD để đổi lấy dầu thô.
Hiện nay, Venezuela xuất khẩu hơn 500.000 thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc, trong đó một nửa là để trả nợ. Trước những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ hàng tỷ USD trái phiếu của Venezuela, vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã “hào phóng” hỗ trợ nước này bằng cách nới lỏng điều kiện thanh toán nợ, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ thêm.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ thăm Saudi Arabia và một loạt thành viên khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) để thảo luận vấn đề giá dầu.
Trong cuộc họp OPEC hồi tháng 11 vừa qua, Venezuela đề xuất khối này giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng không được chấp nhận. Thay vì giảm sản lượng, Saudi Arabia hướng OPEC đi đến quyết định giữ nguyên mức khai thác nhằm bảo vệ thị phần trước sự nổi lên của các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại thị trường London, giá dầu thô Brent có lúc giảm dưới 50 USD/thùng, thấp nhất gần 6 năm, trước khi phục hồi trở lại.
Tuần trước, giới chức Venezuela cho biết, dầu thô của nước này hiện được bán với giá 47,05 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 98,08 USD/thùng của năm 2014.
Theo ước tính của ngân hàng Deutsche Bank, Venezuela cần giá dầu trung bình ở 117,5 USD/thùng để cân bằng ngân sách năm 2015.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Venezuela, nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm 2014. Kinh tế Venezuela đã giảm 4,8% trong quý 1, giảm 4,9% trong quý 2, và giảm 2,3% trong quý 3. Trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 11/2014, mức lạm phát của Venezuela là 63,6%, vào hàng “vô địch” trên thế giới.
Tổng thống Maduro nói, Mỹ và phe chính trị đối lập của Venezuela đã đẩy nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng “bết bát” hiện nay. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng, các khoản chi xã hội mạnh tay và chính sách sai lầm của Chính phủ Venezuela mới là nguyên nhân gây ra vấn đề.
“Đang có một âm mưu toàn cầu nhằm khiến Venezuela phá sản. Venezuela là một cường quốc kinh tế”, ông Maduro nói tại Bắc Kinh.
Ông Maduro đã cam kết sẽ điều chỉnh hệ thống tỷ giá hối đoái ba cấp của Venezuela ngay sau khi ông kết thúc chuyến công du quốc tế này. Giới quan sát cho rằng, các biện pháp kiểm soát tiền tệ ngặt nghèo hiện nay của Venezuela đã gây ra sự bóp méo trong khắp nền kinh tế và khiến dự trữ ngoại hối cạn kiệt.