Trung tâm hành chính quốc gia sẽ ở Ba Vì
Sau năm 2030, trung tâm hành chính quốc gia sẽ được chuyển về gần chân núi Ba Vì, Hòa Lạc
Sau năm 2030, trung tâm hành chính quốc gia sẽ được chuyển về gần chân núi Ba Vì, Hòa Lạc.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn với báo giới, liên quan đến vị trí xây dựng trung tâm hành chính quốc gia và một số vấn đề liên quan trong quy hoạch vùng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Toàn nói:
- Ngày 3/3 vừa qua, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ đồ án trên. Sau khi nghe báo cáo, Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương là Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình đô thị trung tâm, tính từ vành đai 3 (đường Phạm Hùng) vòng xuống Thanh Xuân, trở vào khu hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên quy hoạch sẽ không phát triển ra bên ngoài theo kiểu vệt dầu loang tới vành đai 4 ngay mà sẽ có một hành lang xanh - vành đai xanh. Vành đai này sẽ được giới hạn bởi sông Nhuệ với sự đầu tư rất nhiều cây xanh.
Với quy hoạch đó, chúng ta sẽ có một chuỗi đô thị phát triển sát sông Hồng về phía Bắc, men theo phía đông vành đai 4, chạy xuống Hà Đông và vòng về Thanh Trì.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng ý về việc xây dựng 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn. Các khu đô thị này sẽ được kết nối bằng các trục giao thông lớn.
Một trong những trục giao thông lớn sắp được xây dựng là trục Thăng Long, nối đường Hoàng Quốc Việt cắt Phạm Hùng, chạy lên Ba Vì và trục đường 6 cải tạo mở rộng, trục Xuân Mai về Hà Nội, phía Nam có đường quốc lộ 1A, 1B kết hợp các đô thị vệ tinh với nhau.
Khi đó, hệ thống giao thông sẽ rất thông suốt, trong tương lai người dân sẽ không thấy có sự phân biệt giữa Hà Nội với Hà Tây cũ nữa, mà ở đâu cũng có những điều kiện sống tốt tương tự nhau, đặc biệt là về hạ tầng giao thông.
Tuy nhiên, trước mắt do chúng ta chưa có đủ kinh phí và còn rất nhiều chuyện phải làm nên không thể triển khai trong vòng 5 -7 năm được. Nếu có thể thì sẽ triển khai xây dựng đô thị vệ tinh đầu tiên Láng - Hòa Lạc vì đường Hòa Lạc trong năm 2010 sẽ hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, đô thị này nó có cái lõi là Đại học Quốc gia rộng tới 1.000 ha và Chính phủ cũng đã chuẩn bị các dự án đầu tư xây dựng.
Vậy trung tâm hành chính quốc gia sẽ được đặt ở đâu?
Đồ án quy hoạch Hà Nội được xây dựng thành hai nấc, trong đó giai đoạn đầu là quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Sau đó dự kiến sẽ kết thúc ở trục Thăng Long, gần chân núi Ba Vì - Hòa Lạc. Khi đó, trung tâm hành chính quốc gia sẽ được đặt tại đó.
Không phải chờ đến sau 2030, chúng ta mới xây khu hành chính ở Ba Vì mà từ nay tới lúc đó sẽ có chương trình giãn dần các bộ, ngành ra khỏi trung tâm thành phố. Ở khu vực Mỹ Đình dự kiến chỉ bố trí một số cụm cơ quan.
Còn vấn đề di dời trường đại học, bệnh viện thì sao, thưa ông?
Vấn đề về y tế, giáo dục, việc chuyển các trường học, bệnh viên ra ngoài như thế nào cũng đang được tư vấn tính toán sao cho hợp lý. Theo đó, những trường học, bệnh viên cũ với cơ sở nền tảng có từ lâu thì có nên để ở lại hay không cũng còn phải nghiên cứu.
Đối với các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức... nếu để nguyên thì sẽ quá tải vì vậy trong đề án đang nghiên cứu và đề xuất những vị trí với tên gọi mới Việt Đức 2, Việt Đức 3 hay Bạch Mai 2, Bạch Mai 3... theo nghĩa như là các cơ sở 2, nhằm trả lại khuôn viên ban đầu cho những bệnh viên cũ và đưa những trung tâm y tế mới ra bên ngoài để người dân khi có việc tới bệnh viên thì không nhất thiết phải vào bệnh viện trung tâm.
Vậy đồ án quy hoạch thành phố hai bên sông Hồng có được giữ lại trong quy hoạch này hay không, thưa ông?
Đến thời điểm này, dự án quy hoạch hai bên sông Hồng do tư vấn Hàn Quốc thực hiện, hiện vẫn được cập nhật vào đồ án quy hoạch chung này. Tuy nhiên, do đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng được lập khi chưa có sự mở rộng địa giới hành chính thủ đô nên khi sáp nhập rồi thì sự tính toán về mật độ xây dựng, dân cư sẽ có sự thay đổi.
Cụ thể là những trục đường, tuyến vành đai xanh trong dự án sẽ không có nhà để xây dựng nữa, ví dụ như khu vực Hồ Tây khi nhìn sang bên kia bờ là sông Hồng, trước đây trong dự án dự tính sẽ xây dựng nhiều nhà cao tầng, tuy nhiên hiện tư vấn có kiến nghị giảm tối thiểu mật độ xây dựng nhà nhằm tạo một không gian mở.
Theo tôi được biết thì hiện nay đồ án đang được các nhà tư vấn cập nhật và nghiên cứu, còn giữ lại bao nhiêu phần trăm thì tùy họ.
Vấn đề giữ gìn bản sắc của đô thị Hà Nội trong tương lai đã được tính toán như thế nào trong quy hoạch, thưa ông?
Bản sắc là văn hóa, thể hiện ra bên ngoài bởi không gian, cảnh quan, kiến trúc. Sự kết hợp giữa văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài thì tư vấn cũng đã nghiên cứu.
Ví dụ xuyên suốt trục Thăng Long lên Ba Vì, ngoài chức năng giao thông cho các phương tiện thì trục đường này sẽ được xây dựng những đoạn rất rộng, tới 300 - 400 mét, ở giữa là những bảo tàng, thư viện, công viên... Những đoạn khác phải nhỏ lại chỉ để đóng vai trò giao thông.
Chúng ta sẽ tái hiện không gian văn hóa của Thăng Long và xứ Đoài như là một sự kết nối. Ngoài ra còn phải nghiên cứu bảo tồn kiến trúc khu vực làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), phố cổ...
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn với báo giới, liên quan đến vị trí xây dựng trung tâm hành chính quốc gia và một số vấn đề liên quan trong quy hoạch vùng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Toàn nói:
- Ngày 3/3 vừa qua, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ đồ án trên. Sau khi nghe báo cáo, Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương là Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình đô thị trung tâm, tính từ vành đai 3 (đường Phạm Hùng) vòng xuống Thanh Xuân, trở vào khu hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên quy hoạch sẽ không phát triển ra bên ngoài theo kiểu vệt dầu loang tới vành đai 4 ngay mà sẽ có một hành lang xanh - vành đai xanh. Vành đai này sẽ được giới hạn bởi sông Nhuệ với sự đầu tư rất nhiều cây xanh.
Với quy hoạch đó, chúng ta sẽ có một chuỗi đô thị phát triển sát sông Hồng về phía Bắc, men theo phía đông vành đai 4, chạy xuống Hà Đông và vòng về Thanh Trì.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng ý về việc xây dựng 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn. Các khu đô thị này sẽ được kết nối bằng các trục giao thông lớn.
Một trong những trục giao thông lớn sắp được xây dựng là trục Thăng Long, nối đường Hoàng Quốc Việt cắt Phạm Hùng, chạy lên Ba Vì và trục đường 6 cải tạo mở rộng, trục Xuân Mai về Hà Nội, phía Nam có đường quốc lộ 1A, 1B kết hợp các đô thị vệ tinh với nhau.
Khi đó, hệ thống giao thông sẽ rất thông suốt, trong tương lai người dân sẽ không thấy có sự phân biệt giữa Hà Nội với Hà Tây cũ nữa, mà ở đâu cũng có những điều kiện sống tốt tương tự nhau, đặc biệt là về hạ tầng giao thông.
Tuy nhiên, trước mắt do chúng ta chưa có đủ kinh phí và còn rất nhiều chuyện phải làm nên không thể triển khai trong vòng 5 -7 năm được. Nếu có thể thì sẽ triển khai xây dựng đô thị vệ tinh đầu tiên Láng - Hòa Lạc vì đường Hòa Lạc trong năm 2010 sẽ hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, đô thị này nó có cái lõi là Đại học Quốc gia rộng tới 1.000 ha và Chính phủ cũng đã chuẩn bị các dự án đầu tư xây dựng.
Vậy trung tâm hành chính quốc gia sẽ được đặt ở đâu?
Đồ án quy hoạch Hà Nội được xây dựng thành hai nấc, trong đó giai đoạn đầu là quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Sau đó dự kiến sẽ kết thúc ở trục Thăng Long, gần chân núi Ba Vì - Hòa Lạc. Khi đó, trung tâm hành chính quốc gia sẽ được đặt tại đó.
Không phải chờ đến sau 2030, chúng ta mới xây khu hành chính ở Ba Vì mà từ nay tới lúc đó sẽ có chương trình giãn dần các bộ, ngành ra khỏi trung tâm thành phố. Ở khu vực Mỹ Đình dự kiến chỉ bố trí một số cụm cơ quan.
Còn vấn đề di dời trường đại học, bệnh viện thì sao, thưa ông?
Vấn đề về y tế, giáo dục, việc chuyển các trường học, bệnh viên ra ngoài như thế nào cũng đang được tư vấn tính toán sao cho hợp lý. Theo đó, những trường học, bệnh viên cũ với cơ sở nền tảng có từ lâu thì có nên để ở lại hay không cũng còn phải nghiên cứu.
Đối với các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức... nếu để nguyên thì sẽ quá tải vì vậy trong đề án đang nghiên cứu và đề xuất những vị trí với tên gọi mới Việt Đức 2, Việt Đức 3 hay Bạch Mai 2, Bạch Mai 3... theo nghĩa như là các cơ sở 2, nhằm trả lại khuôn viên ban đầu cho những bệnh viên cũ và đưa những trung tâm y tế mới ra bên ngoài để người dân khi có việc tới bệnh viên thì không nhất thiết phải vào bệnh viện trung tâm.
Vậy đồ án quy hoạch thành phố hai bên sông Hồng có được giữ lại trong quy hoạch này hay không, thưa ông?
Đến thời điểm này, dự án quy hoạch hai bên sông Hồng do tư vấn Hàn Quốc thực hiện, hiện vẫn được cập nhật vào đồ án quy hoạch chung này. Tuy nhiên, do đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng được lập khi chưa có sự mở rộng địa giới hành chính thủ đô nên khi sáp nhập rồi thì sự tính toán về mật độ xây dựng, dân cư sẽ có sự thay đổi.
Cụ thể là những trục đường, tuyến vành đai xanh trong dự án sẽ không có nhà để xây dựng nữa, ví dụ như khu vực Hồ Tây khi nhìn sang bên kia bờ là sông Hồng, trước đây trong dự án dự tính sẽ xây dựng nhiều nhà cao tầng, tuy nhiên hiện tư vấn có kiến nghị giảm tối thiểu mật độ xây dựng nhà nhằm tạo một không gian mở.
Theo tôi được biết thì hiện nay đồ án đang được các nhà tư vấn cập nhật và nghiên cứu, còn giữ lại bao nhiêu phần trăm thì tùy họ.
Vấn đề giữ gìn bản sắc của đô thị Hà Nội trong tương lai đã được tính toán như thế nào trong quy hoạch, thưa ông?
Bản sắc là văn hóa, thể hiện ra bên ngoài bởi không gian, cảnh quan, kiến trúc. Sự kết hợp giữa văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài thì tư vấn cũng đã nghiên cứu.
Ví dụ xuyên suốt trục Thăng Long lên Ba Vì, ngoài chức năng giao thông cho các phương tiện thì trục đường này sẽ được xây dựng những đoạn rất rộng, tới 300 - 400 mét, ở giữa là những bảo tàng, thư viện, công viên... Những đoạn khác phải nhỏ lại chỉ để đóng vai trò giao thông.
Chúng ta sẽ tái hiện không gian văn hóa của Thăng Long và xứ Đoài như là một sự kết nối. Ngoài ra còn phải nghiên cứu bảo tồn kiến trúc khu vực làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), phố cổ...