Tư vấn nước ngoài đưa ra ý tưởng quy hoạch Hà Nội
Ba liên danh tư vấn nước ngoài đã báo cáo ý tưởng nghiên cứu quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội
Ngày 3/8, ba liên danh tư vấn nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc đã báo cáo ý tưởng nghiên cứu quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội với Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội đồng tuyển nhà thầu tư vấn nước ngoài lập quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng, đây là 3 nhà thầu tư vấn đã được chọn trong số 12 nhà thầu mà Bộ Xây dựng đã gửi thư mời đến dự lễ công bố hồ sơ quan tâm vào đầu tháng 6/2008.
Căn cứ vào năng lực kinh nghiệm chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện, chất lượng chuyên gia, phương pháp tiếp cận, ý tưởng độc đáo, giải pháp có tính khả thi, qua 6 phiên họp, Hội đồng đã lựa chọn 3 nhà thầu tư vấn đạt tiêu chuẩn vào danh sách trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Đó là: Công ty Arata Isozaki kết hợp với Metropolitan Architecture (Nhật Bản - Hà Lan), Công ty Posco E&C liên danh với Công ty Jina Architect, Perkins Eeastman (Hàn Quốc - Hoa Kỳ), Công ty RTKL (Hoa Kỳ).
Đại diện Công ty Arata Isozaki kết hợp với Metropolitan Architecture (Nhật Bản - Hà Lan) đã đề xuất ý tưởng xây dựng quy hoạch Hà Nội là thành phố lớn đa cực phát triển bền vững, và cho rằng như thế Hà Nội phát triển một cách cân bằng, không gây tác động xấu đến môi trường và các khu vực phát triển mở rộng xung quanh.
Bằng cách tạo ra nhiều đô thị phụ trợ, đô thị vệ tinh sẽ làm giảm sự tăng dân số, giảm áp lực giao thông, ô nhiễm tại các khu trung tâm, hệ thống giao thông được phân bố lại một cách hợp lý để duy trì mối liên hệ giữa thành phố trung tâm và các khu vực xung quanh.
Trong khi đó, Công ty Posco E&C liên danh với Công ty Jina Architect, Perkins Eeastman (Hàn Quốc – Hoa Kỳ) cũng nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững, song có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai.
Tập đoàn này đề cao triết lý: thành phố là sự biểu hiện những giá trị cơ bản của người dân sống ở đó, một thành phố tạo cho người dân cảm giác mình thuộc về thành phố đó.
Các chuyên gia tư vấn thiết kế của Posco E&C liên danh với Công ty Jina Architect, Perkins Eeastman sau khi dẫn chứng về sự phát triển của một số thủ đô lớn trên thế giới, nhấn mạnh: chỉ nên dành 40% diện tích thủ đô làm đất xây dựng đô thị, còn 60% xây dựng hành lang xanh. Nếu triển khai được ý tưởng này, thì đến năm 2030, Hà Nội sẽ là thủ đô phát triển bền vững nhất thế giới.
Còn Công ty RTKL (Hoa Kỳ) lại cho rằng, mô hình thành phố bền vững là sự phát triển tổng hợp trong đó kết hợp giữa chức năng quản lý nhà nước với các yếu tố văn hóa xã hội, phát triển hạ tầng giao thông, phát triển đất giúp cho thành phố trở nên năng động và mạnh mẽ.
Ý tưởng sơ bộ của RTKL chú trọng đến 6 yếu tố tích cực: thành phố cốt lõi, khai thác quỹ đất bên sông Hồng để mở không gian du lịch và nghỉ dưỡng; các khu Bắc và Đông của sông Hồng tạo tiềm năng cho các khu vực phát triển ven sông; khu sân bay dù cũ hay mới đều có thể cung cấp cơ hội mở ra cổng giao thương quốc tế và trung tâm vận tải thủ đô, các dải đất canh tác nông nghiệp, rừng, hồ Tây và các ao hồ trong thành phố đảm bảo sinh thái tự nhiên cho đô thị.
Theo Thứ trưởng Trần Ngọc Chính, trên cơ sở phân tích, tư vấn của Hội đồng tuyển chọn, thời gian tới, Thủ tướng sẽ chỉ đạo và quyết định cho phép thương thảo, ký hợp đồng với nhà thầu nào đạt kết quả tốt nhất, sau đó nhà thầu nộp bảo lãnh, ký kết hợp đồng triển khai thực hiện.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội đồng tuyển nhà thầu tư vấn nước ngoài lập quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng, đây là 3 nhà thầu tư vấn đã được chọn trong số 12 nhà thầu mà Bộ Xây dựng đã gửi thư mời đến dự lễ công bố hồ sơ quan tâm vào đầu tháng 6/2008.
Căn cứ vào năng lực kinh nghiệm chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện, chất lượng chuyên gia, phương pháp tiếp cận, ý tưởng độc đáo, giải pháp có tính khả thi, qua 6 phiên họp, Hội đồng đã lựa chọn 3 nhà thầu tư vấn đạt tiêu chuẩn vào danh sách trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Đó là: Công ty Arata Isozaki kết hợp với Metropolitan Architecture (Nhật Bản - Hà Lan), Công ty Posco E&C liên danh với Công ty Jina Architect, Perkins Eeastman (Hàn Quốc - Hoa Kỳ), Công ty RTKL (Hoa Kỳ).
Đại diện Công ty Arata Isozaki kết hợp với Metropolitan Architecture (Nhật Bản - Hà Lan) đã đề xuất ý tưởng xây dựng quy hoạch Hà Nội là thành phố lớn đa cực phát triển bền vững, và cho rằng như thế Hà Nội phát triển một cách cân bằng, không gây tác động xấu đến môi trường và các khu vực phát triển mở rộng xung quanh.
Bằng cách tạo ra nhiều đô thị phụ trợ, đô thị vệ tinh sẽ làm giảm sự tăng dân số, giảm áp lực giao thông, ô nhiễm tại các khu trung tâm, hệ thống giao thông được phân bố lại một cách hợp lý để duy trì mối liên hệ giữa thành phố trung tâm và các khu vực xung quanh.
Trong khi đó, Công ty Posco E&C liên danh với Công ty Jina Architect, Perkins Eeastman (Hàn Quốc – Hoa Kỳ) cũng nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững, song có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai.
Tập đoàn này đề cao triết lý: thành phố là sự biểu hiện những giá trị cơ bản của người dân sống ở đó, một thành phố tạo cho người dân cảm giác mình thuộc về thành phố đó.
Các chuyên gia tư vấn thiết kế của Posco E&C liên danh với Công ty Jina Architect, Perkins Eeastman sau khi dẫn chứng về sự phát triển của một số thủ đô lớn trên thế giới, nhấn mạnh: chỉ nên dành 40% diện tích thủ đô làm đất xây dựng đô thị, còn 60% xây dựng hành lang xanh. Nếu triển khai được ý tưởng này, thì đến năm 2030, Hà Nội sẽ là thủ đô phát triển bền vững nhất thế giới.
Còn Công ty RTKL (Hoa Kỳ) lại cho rằng, mô hình thành phố bền vững là sự phát triển tổng hợp trong đó kết hợp giữa chức năng quản lý nhà nước với các yếu tố văn hóa xã hội, phát triển hạ tầng giao thông, phát triển đất giúp cho thành phố trở nên năng động và mạnh mẽ.
Ý tưởng sơ bộ của RTKL chú trọng đến 6 yếu tố tích cực: thành phố cốt lõi, khai thác quỹ đất bên sông Hồng để mở không gian du lịch và nghỉ dưỡng; các khu Bắc và Đông của sông Hồng tạo tiềm năng cho các khu vực phát triển ven sông; khu sân bay dù cũ hay mới đều có thể cung cấp cơ hội mở ra cổng giao thương quốc tế và trung tâm vận tải thủ đô, các dải đất canh tác nông nghiệp, rừng, hồ Tây và các ao hồ trong thành phố đảm bảo sinh thái tự nhiên cho đô thị.
Theo Thứ trưởng Trần Ngọc Chính, trên cơ sở phân tích, tư vấn của Hội đồng tuyển chọn, thời gian tới, Thủ tướng sẽ chỉ đạo và quyết định cho phép thương thảo, ký hợp đồng với nhà thầu nào đạt kết quả tốt nhất, sau đó nhà thầu nộp bảo lãnh, ký kết hợp đồng triển khai thực hiện.