Tuần lao đao của chứng khoán Mỹ
Ngày 9/1, chứng khoán Mỹ giảm mạnh vì tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng vọt lên 7,2% trong tháng 12/2008
Ngày 9/1, chứng khoán Mỹ giảm mạnh vì tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng vọt lên 7,2% trong tháng 12/2008.
Hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2008 của nước này đã tăng vọt lên 7,2% từ 6,7% trong tháng 11/2008 – mức cao nhất trong gần 16 năm qua.
Như vậy, trong năm 2008, nước Mỹ đã có thêm 2,6 triệu người bị thất nghiệp, trong đó 1,9 triệu người bị mất việc trong 4 tháng cuối năm.
Tuần giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones kể từ tháng 11/2008
Ngày 9/1, tờ “Wall Street Journal” đã cho hay, Citigroup đang trong tiến trình đàm phán để bán một phần bộ phận môi giới Smith Barney cho Morgan Stanley để thu về 2-3 tỷ USD.
Thông tin này đã khiến cổ phiếu của Citigroup giảm 5,7% xuống 6,75 USD/cổ phiếu trong khi cổ phiếu Morgan Stanley lại tăng 1,3% lên 19,06 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến nhà sản xuất máy bay lớn thứ hai thế giới, Boeing đang lên kế hoạch cắt giảm 4.500 việc làm - tương đương 3% lực lượng lao động của hãng, do nhu cầu mua máy bay giảm mạnh vì kinh tế khó khăn.
Thông báo này được đưa ra sau khi Boeing thông báo mức suy giảm 15% số đơn hàng giao máy bay cho khách hàng trong năm 2008 vì cuộc đình công kéo dài 8 tuần và mức suy giảm mạnh của nhu cầu mua máy bay.
Chứng khoán Phố Wall đã kết thúc phiên giao dịch cuối tuần bằng một phiên giảm điểm mạnh sau khi số liệu về tình trạng thất nghiệp tăng cao, triển vọng lợi nhuận của nhiều công ty không mấy sáng sủa và thông tin bán bộ phận môi giới của Citigroup.
Cổ phiếu khối năng lượng phiên này đồng loạt giảm điểm sau khi giá dầu tiếp tục hạ và tập đoàn Chevron có tên trong danh sách cảnh báo về triển vọng lợi nhuận trong quý 4/2008. Hai cổ phiếu khối năng lượng Chevron, Exxon Mobil có mức giảm lần lượt 1,8% và 1,9%.
Như vậy, trong tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 4,82%, chỉ số S&P mất 4,45% giá trị, chỉ số Nasdaq hạ 3,71%. Và tính từ đầu năm 2009 đến nay, chỉ số Dow Jones hạ 2%, chỉ số S&P 500 trượt 1,43% chỉ số Nasdaq mất 0,34%.
Đối với cổ phiếu nhóm ngành trong tuần, khối tài chính mất điểm mạnh nhất với sự sụt giảm 9% giá trị, cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản mất điểm ít nhất với biên độ giảm 1,2%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/1: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 143 điểm, tương đương -1,64%, đóng cửa ở mức 8.599,18.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 45,42 điểm, tương đương -2,81%, chốt ở mức 1.571,59.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 19,38 điểm, tương đương -2,13%, đóng cửa ở mức 890,35.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,16 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,93 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần tới:
Thứ Hai: Công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa.
Thứ Tư: Công bố số liệu về doanh số bán lẻ; giá hàng hóa xuất nhập khẩu; công bố mức dự trữ dầu thô ở Mỹ.
Thứ Năm: Thông cáo thường kỳ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) ở Mỹ; báo cáo về tình trạng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của Genentech và Intel.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sản lượng công nghiệp; chỉ số lòng tin người tiêu dùng ở Mỹ.
Chứng khoán châu Âu giảm từ 1,5-3,8% giá trị trong tuần
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm phiên cuối tuần và trở thành ngày giảm điểm thứ ba liên tiếp trong tuần. Thị trường bị tác động bởi thông tin xấu về tình hình việc làm ở Mỹ và sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ và tài chính.
Giá dầu đã xuống dưới 40 USD/thùng tại châu Âu đã kéo cổ phiếu khối năng lượng giảm điểm, trong đó cổ phiếu Total, BP, Royal Dutch Shell có mức giảm lần lượt là 1,7% đến 2,8%.
Cổ phiếu khối khai mỏ cũng giảm điểm mạnh do giá nhiều hàng hóa cơ bản đi xuống, trong đó cổ phiếu Xstrata, Natixis cùng giảm 6,6%, cổ phiếu Anglo American mất 8,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 56,83 điểm, tương đương -1,26%, đóng cửa ở mức 4.448,54 – giảm 2,5% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 1,8 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,97% trong ngày và mất tới 3,8% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 34 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,75% trong ngày và giảm 1,5% trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 129 triệu cổ phiếu.
Hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2008 của nước này đã tăng vọt lên 7,2% từ 6,7% trong tháng 11/2008 – mức cao nhất trong gần 16 năm qua.
Như vậy, trong năm 2008, nước Mỹ đã có thêm 2,6 triệu người bị thất nghiệp, trong đó 1,9 triệu người bị mất việc trong 4 tháng cuối năm.
Tuần giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones kể từ tháng 11/2008
Ngày 9/1, tờ “Wall Street Journal” đã cho hay, Citigroup đang trong tiến trình đàm phán để bán một phần bộ phận môi giới Smith Barney cho Morgan Stanley để thu về 2-3 tỷ USD.
Thông tin này đã khiến cổ phiếu của Citigroup giảm 5,7% xuống 6,75 USD/cổ phiếu trong khi cổ phiếu Morgan Stanley lại tăng 1,3% lên 19,06 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến nhà sản xuất máy bay lớn thứ hai thế giới, Boeing đang lên kế hoạch cắt giảm 4.500 việc làm - tương đương 3% lực lượng lao động của hãng, do nhu cầu mua máy bay giảm mạnh vì kinh tế khó khăn.
Thông báo này được đưa ra sau khi Boeing thông báo mức suy giảm 15% số đơn hàng giao máy bay cho khách hàng trong năm 2008 vì cuộc đình công kéo dài 8 tuần và mức suy giảm mạnh của nhu cầu mua máy bay.
Chứng khoán Phố Wall đã kết thúc phiên giao dịch cuối tuần bằng một phiên giảm điểm mạnh sau khi số liệu về tình trạng thất nghiệp tăng cao, triển vọng lợi nhuận của nhiều công ty không mấy sáng sủa và thông tin bán bộ phận môi giới của Citigroup.
Cổ phiếu khối năng lượng phiên này đồng loạt giảm điểm sau khi giá dầu tiếp tục hạ và tập đoàn Chevron có tên trong danh sách cảnh báo về triển vọng lợi nhuận trong quý 4/2008. Hai cổ phiếu khối năng lượng Chevron, Exxon Mobil có mức giảm lần lượt 1,8% và 1,9%.
Như vậy, trong tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 4,82%, chỉ số S&P mất 4,45% giá trị, chỉ số Nasdaq hạ 3,71%. Và tính từ đầu năm 2009 đến nay, chỉ số Dow Jones hạ 2%, chỉ số S&P 500 trượt 1,43% chỉ số Nasdaq mất 0,34%.
Đối với cổ phiếu nhóm ngành trong tuần, khối tài chính mất điểm mạnh nhất với sự sụt giảm 9% giá trị, cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản mất điểm ít nhất với biên độ giảm 1,2%.
Biểu đồ ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/1: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 143 điểm, tương đương -1,64%, đóng cửa ở mức 8.599,18.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 45,42 điểm, tương đương -2,81%, chốt ở mức 1.571,59.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 19,38 điểm, tương đương -2,13%, đóng cửa ở mức 890,35.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,16 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,93 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần tới:
Thứ Hai: Công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa.
Thứ Tư: Công bố số liệu về doanh số bán lẻ; giá hàng hóa xuất nhập khẩu; công bố mức dự trữ dầu thô ở Mỹ.
Thứ Năm: Thông cáo thường kỳ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) ở Mỹ; báo cáo về tình trạng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của Genentech và Intel.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sản lượng công nghiệp; chỉ số lòng tin người tiêu dùng ở Mỹ.
Chứng khoán châu Âu giảm từ 1,5-3,8% giá trị trong tuần
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm phiên cuối tuần và trở thành ngày giảm điểm thứ ba liên tiếp trong tuần. Thị trường bị tác động bởi thông tin xấu về tình hình việc làm ở Mỹ và sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ và tài chính.
Giá dầu đã xuống dưới 40 USD/thùng tại châu Âu đã kéo cổ phiếu khối năng lượng giảm điểm, trong đó cổ phiếu Total, BP, Royal Dutch Shell có mức giảm lần lượt là 1,7% đến 2,8%.
Cổ phiếu khối khai mỏ cũng giảm điểm mạnh do giá nhiều hàng hóa cơ bản đi xuống, trong đó cổ phiếu Xstrata, Natixis cùng giảm 6,6%, cổ phiếu Anglo American mất 8,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 56,83 điểm, tương đương -1,26%, đóng cửa ở mức 4.448,54 – giảm 2,5% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 1,8 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,97% trong ngày và mất tới 3,8% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 34 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,75% trong ngày và giảm 1,5% trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 129 triệu cổ phiếu.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.742,46 | 8.599,18 | 143,28 | 1,64 |
Nasdaq | 1.617,01 | 1.571,59 | 45,42 | 2,81 | |
S&P 500 | 909,73 | 890,35 | 19,38 | 2,13 | |
Anh | FTSE 100 | 4.505,37 | 4.448,54 | 56,83 | 1,26 |
Đức | DAX | 4.879,91 | 4.783,89 | 96,02 | 1,97 |
Pháp | CAC 40 | 3.324,33 | 3.299,50 | 24,83 | 0,75 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.535,79 | 4.502,74 | 33,05 | 0,73 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.876,42 | 8.836,80 | 39,62 | 0,45 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.415,91 | 14.377,44 | 38,47 | 0,27 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.205,70 | 1.180,96 | 24,74 | 2,05 |
Singapore | Straits Times | 1,831.54 | 1.806,02 | 21,59 | 1,18 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.878,18 | 1.904,86 | 26,68 | 1,42 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.686,24 | 9.474,22 | 112,66 | 1,18 |
Australia | ASX | 3.643,60 | 3.680,40 | 36,80 | 1,01 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |