Tuần lên điểm ấn tượng của chỉ số Dow Jones
Ngày 17/10, chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ, khép lại một tuần thành công của Phố Wall
Ngày 17/10, chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ, khép lại một tuần thành công của Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ
Giá dầu giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 17/10 đã tăng 2 USD/thùng và đóng cửa ở mức 69,85 USD/thùng.
Ngày 17/10, hãng Reuters và trường Đại học Michigan đã công bố kết quả cuộc thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này đã giảm từ 70,3 điểm trong tháng Chín xuống 57,5 điểm trong tháng Mười.
Đây là mức giảm kỷ lục trong một tháng của lịch sử hình thành nên chỉ số này. Mức thấp nhất của chỉ số này là 51,7 điểm, được thiết lập vào tháng 5/1980.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, các tổ chức tài chính ở nước này đã mượn tiền trực tiếp từ FED trung bình 437,53 tỷ USD/ngày, cao hơn mức trung bình 420,16 tỷ/ngày của tuần trước. Đây là các khoản vay ngắn hạn nhằm đáp ứng tính thanh khoản cho thị trường trước bối cảnh khủng hoảng đang lan rộng.
Liên quan đến việc công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008 của các công ty trong chỉ số S&P 500, tính đến ngày 17/10, 82 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, trong đó có 58% số công ty có mức lợi nhuận vượt mức dự báo, 15% bằng mức dự báo và 27% thấp hơn mức dự báo.
Trong số những công ty có kết quả kinh doanh thấp hơn dự báo đa phần rơi vào các ngân hàng, công ty tài chính...trong đó có các ngân hàng lớn như Citigroup, JPMorgan Chase, Wells Fargo...
Một sự kiện đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong ngày chính là tuyên bố của nhà tỷ phú Warren Buffett: “biết sợ hãi khi người khác tham lam và biết tham lam khi người khác sợ hãi”. Warren Buffett người đã tuyên bố tập trung đầu tư vào trái phiếu cách đây hơn 5 tháng (giá trái phiếu trong thời gian qua tăng mạnh), nay lại tuyên bố sẽ đầu tư vào cổ phiếu ở Mỹ vì cho rằng đây là cơ hội lớn.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch cuối tuần đã giảm điểm do số liệu về hoạt động của ngành xây dựng đã đi xuống trong khi niềm tin của người dân đã sụt giảm kỷ lục trong tháng Mười.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 127,04 điểm, tương đương -1,41%, đóng cửa ở mức 8.979,26, tăng 4,75% so với tuần trước nhưng giảm 33,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 6,42 điểm, tương đương -0,37%, chốt ở mức 1.711,29, cao hơn 3,75% so với tuần trước và thấp hơn 35,48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 5,88 điểm, tương đương -0,62%, đóng cửa ở mức 940,55, tăng 4,6% so với tuần trước và thấp hơn 35,95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,74 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 17 cổ phiếu mất điểm thì có 14 cổ phiếu lên điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,76 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu mất điểm thì có 3 cổ phiếu lên điểm.
Mặc dù thị trường đã giảm điểm trong ngày cuối tuần, nhưng các chỉ số vẫn tăng điểm ấn tượng so với tuần trước đó, trong đó chỉ số Dow Jones đã có tuần tăng điểm mạnh nhất trong hơn 5 năm qua.
Tuần thất vọng của chứng khoán châu Á
Trong một tuần biến động của thị trường tài chính quốc tế, chứng khoán châu Á đã trải qua những ngày vui buồn lẫn lộn, có ngày các chỉ số tăng trên 7% và có ngày giảm hơn 7%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm trở lại sau khi có một ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong 21 năm.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn đã tăng điểm mạnh do đồng Yên mất giá so với đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu blue-chip đã giảm hơn 10% trong phiên trước đó nên các nhà đầu tư tăng mạnh mua vào để kiếm lời từ những đợt phục hồi kỹ thuật.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 235,37 điểm, tương đương 2,8%, đóng cửa ở mức 8.693,82, tăng 5% so với tuần trước nhưng mất 43% so với đầu năm 2008. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Hôm 17/10, các nhà chức trách Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp bàn về các giải pháp vực dậy thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nước này.
Hiện chỉ số chứng khoán của nước này đã ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua trong khi đồng Won đã giảm xuống thấp nhất kể từ thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997/1998.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Kang Man Soo, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nước này sẽ công bố các biện pháp cụ thể đối với thị trường tài chính vào 14 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 19/10.
Tổ chức Standard & Poor's đã cho biết, Chính phủ Hàn Quốc nên cân nhắc việc bảo đảm các khoản nợ của các ngân hàng để giúp khối này vượt qua khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính này.
Theo hãng tin Bloomberg, hiện nợ ngắn hạn của Hàn Quốc bằng 76% lượng dự trữ ngoại hối của nước này. Tỷ lệ nợ ngắn hạn/dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc thời kỳ 1997/1998 là 250%.
Đồn Won đã mất 9,7% giá trị so với đồng USD trong ngày 16/10 và tăng 2,8% trong ngày hôm nay (17/10) lên 1.333,93 Won/USD.
Trong khi đó, chỉ số KOSPI phiên giao dịch cuối tuần đã giảm 33,11 điểm, tương đương -2,73%, chốt ở mức 1.180,67, giảm 4,89% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 115,57 điển, tương đương -2,28%, chốt ở mức 4.960,40, giảm 3,2% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên cuối tuần giảm 676,31 điểm, tương đương -4,44%, giảm 1,64% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite phiên này tăng 20,71 điểm, tương đương 1,08%, chốt ở mức 1.930,65, giảm 3,5% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 71,11 điểm, tương đương -3,64%, chốt ở mức 1.880,09, giảm 3,1% so với tuần trước.
Tiếp tục cập nhật thị trường châu Âu...
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ
Giá dầu giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 17/10 đã tăng 2 USD/thùng và đóng cửa ở mức 69,85 USD/thùng.
Ngày 17/10, hãng Reuters và trường Đại học Michigan đã công bố kết quả cuộc thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này đã giảm từ 70,3 điểm trong tháng Chín xuống 57,5 điểm trong tháng Mười.
Đây là mức giảm kỷ lục trong một tháng của lịch sử hình thành nên chỉ số này. Mức thấp nhất của chỉ số này là 51,7 điểm, được thiết lập vào tháng 5/1980.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, các tổ chức tài chính ở nước này đã mượn tiền trực tiếp từ FED trung bình 437,53 tỷ USD/ngày, cao hơn mức trung bình 420,16 tỷ/ngày của tuần trước. Đây là các khoản vay ngắn hạn nhằm đáp ứng tính thanh khoản cho thị trường trước bối cảnh khủng hoảng đang lan rộng.
Liên quan đến việc công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008 của các công ty trong chỉ số S&P 500, tính đến ngày 17/10, 82 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, trong đó có 58% số công ty có mức lợi nhuận vượt mức dự báo, 15% bằng mức dự báo và 27% thấp hơn mức dự báo.
Trong số những công ty có kết quả kinh doanh thấp hơn dự báo đa phần rơi vào các ngân hàng, công ty tài chính...trong đó có các ngân hàng lớn như Citigroup, JPMorgan Chase, Wells Fargo...
Một sự kiện đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong ngày chính là tuyên bố của nhà tỷ phú Warren Buffett: “biết sợ hãi khi người khác tham lam và biết tham lam khi người khác sợ hãi”. Warren Buffett người đã tuyên bố tập trung đầu tư vào trái phiếu cách đây hơn 5 tháng (giá trái phiếu trong thời gian qua tăng mạnh), nay lại tuyên bố sẽ đầu tư vào cổ phiếu ở Mỹ vì cho rằng đây là cơ hội lớn.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch cuối tuần đã giảm điểm do số liệu về hoạt động của ngành xây dựng đã đi xuống trong khi niềm tin của người dân đã sụt giảm kỷ lục trong tháng Mười.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 127,04 điểm, tương đương -1,41%, đóng cửa ở mức 8.979,26, tăng 4,75% so với tuần trước nhưng giảm 33,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 6,42 điểm, tương đương -0,37%, chốt ở mức 1.711,29, cao hơn 3,75% so với tuần trước và thấp hơn 35,48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 5,88 điểm, tương đương -0,62%, đóng cửa ở mức 940,55, tăng 4,6% so với tuần trước và thấp hơn 35,95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,74 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 17 cổ phiếu mất điểm thì có 14 cổ phiếu lên điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,76 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu mất điểm thì có 3 cổ phiếu lên điểm.
Mặc dù thị trường đã giảm điểm trong ngày cuối tuần, nhưng các chỉ số vẫn tăng điểm ấn tượng so với tuần trước đó, trong đó chỉ số Dow Jones đã có tuần tăng điểm mạnh nhất trong hơn 5 năm qua.
Tuần thất vọng của chứng khoán châu Á
Trong một tuần biến động của thị trường tài chính quốc tế, chứng khoán châu Á đã trải qua những ngày vui buồn lẫn lộn, có ngày các chỉ số tăng trên 7% và có ngày giảm hơn 7%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm trở lại sau khi có một ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong 21 năm.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn đã tăng điểm mạnh do đồng Yên mất giá so với đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu blue-chip đã giảm hơn 10% trong phiên trước đó nên các nhà đầu tư tăng mạnh mua vào để kiếm lời từ những đợt phục hồi kỹ thuật.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 235,37 điểm, tương đương 2,8%, đóng cửa ở mức 8.693,82, tăng 5% so với tuần trước nhưng mất 43% so với đầu năm 2008. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Hôm 17/10, các nhà chức trách Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp bàn về các giải pháp vực dậy thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nước này.
Hiện chỉ số chứng khoán của nước này đã ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua trong khi đồng Won đã giảm xuống thấp nhất kể từ thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997/1998.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Kang Man Soo, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nước này sẽ công bố các biện pháp cụ thể đối với thị trường tài chính vào 14 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 19/10.
Tổ chức Standard & Poor's đã cho biết, Chính phủ Hàn Quốc nên cân nhắc việc bảo đảm các khoản nợ của các ngân hàng để giúp khối này vượt qua khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính này.
Theo hãng tin Bloomberg, hiện nợ ngắn hạn của Hàn Quốc bằng 76% lượng dự trữ ngoại hối của nước này. Tỷ lệ nợ ngắn hạn/dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc thời kỳ 1997/1998 là 250%.
Đồn Won đã mất 9,7% giá trị so với đồng USD trong ngày 16/10 và tăng 2,8% trong ngày hôm nay (17/10) lên 1.333,93 Won/USD.
Trong khi đó, chỉ số KOSPI phiên giao dịch cuối tuần đã giảm 33,11 điểm, tương đương -2,73%, chốt ở mức 1.180,67, giảm 4,89% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 115,57 điển, tương đương -2,28%, chốt ở mức 4.960,40, giảm 3,2% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên cuối tuần giảm 676,31 điểm, tương đương -4,44%, giảm 1,64% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite phiên này tăng 20,71 điểm, tương đương 1,08%, chốt ở mức 1.930,65, giảm 3,5% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 71,11 điểm, tương đương -3,64%, chốt ở mức 1.880,09, giảm 3,1% so với tuần trước.
Tiếp tục cập nhật thị trường châu Âu...
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.979,26 | 8.852,22 | 127,04 | 1,41 |
Nasdaq | 1.717,71 | 1.711,29 | 6,42 | 0,37 | |
S&P 500 | 946,43 | 940,55 | 5,88 | 0,62 | |
Anh | FTSE 100 | 3.861,39 | 4.063,01 | 201,62 | 5,22 |
Đức | DAX | 4.622,81 | 4.781,33 | 158,52 | 3,43 |
Pháp | CAC 40 | 3.181,00 | 3.329,92 | 148,92 | 4,68 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.075,97 | 4.960,40 | 115,57 | 2,28 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.458,45 | 8.693,82 | 235,37 | 2,78 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.230.50 | 14.554,21 | 676,31 | 4,44 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.213,78 | 1.180,67 | 33,11 | 2,73 |
Singapore | Straits Times | 1.951,20 |
1.880,09
|
71,11 | 3,64 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.909.94 | 1.930,65 | 20,71 | 1,08 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |