Từng từ chối Microsoft, start-up tỷ USD thành công nhờ thị trường “ngách”
Hiện Soti được định giá 1 tỷ USD với 700 nhân viên tại 22 quốc gia và có 17.000 khách hàng trên khắp thế giới
Năm 39 tuổi, Carl Rodrigues - người gốc Parkistan nhập cư vào Canada, bỏ việc để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh riêng dù chưa hề có ý tưởng gì.
Carl Rodrigues, năm nay 55 tuổi, từng là nhân viên tư vấn về công nghệ thông tin thành công, một ngày thức dậy và quyết định bỏ việc. Ông nhớ lại gia đình và bạn bè đều cho rằng ông bị mất trí.
Thay vì tiếp tục đi làm thuê, ông quyết định lui về tầng hầm nhà mình và phát triển một sản phẩm máy tính của riêng mình. Vấn đề là ông chưa có ý tưởng nào cả.
Đó là vào năm 2001, dưới tầng hầm căn nhà tại thành phố Mississauga, Canada, Rodrigues bắt đầu đi tìm giấc mơ của mình để thực hiện nó.
“Tôi muốn xem mình có thể đi đến đâu nếu làm điều mình thực sự thích”, Rodrigues nhớ lại.
Sau một tháng làm việc “điên cuồng”, Rodrigues nảy ra ý tưởng phát triển một phần mềm cho phép người dùng quản lý điện thoại di động của mình từ máy tính laptop.
Ông đặt tên cho công ty của mình là Soti. Ban đầu, việc bán phần mềm tiến triển khá chậm chạp. Nhưng điều bất ngờ xảy ra một năm sau đó khi Rodrigues nhận được cuộc điện thoại từ một trong những tập đoàn siêu thị lớn nhất của Anh.
Công ty này không muốn bán phần mềm này cho khách hàng của mình mà muốn tích hợp nó vào hệ thống của mình, cho phép nhân viên giao tiếp và chuyển dữ liệu, thông tin hiệu quả hơn.
“Khi nhận được cuộc gọi từ công ty đó, tôi vẫn đang ở trong tầng hầm nhà mình. Họ nói muốn đặt hàng”, Rodrigues nhớ lại. “Tôi cho là họ không hề biết rằng đang nói chuyện với một gã đang sống ở tầng hầm”.
Công ty của Anh nêu trên đã đặt với Soti hơn 20.000 bản phần mềm.
Hiện nay, cái tên Soti ít được mọi người biết đến bởi công ty này chỉ bán phần mềm di động cho các doanh nghiệp thay vì khách hàng cá nhân. Soti từng từ chối nhiều yêu cầu mua lại, bao gồm cả thương vụ của Microsoft năm 2006.
Rodrigues cho biết ông muốn Soti “phát triển hết mức có thể” trong thế giới máy tính. Mỗi năm Soti thu về 80 triệu USD. Công ty thuộc sở hữu 100% của Rodrigues và vợ chứ không huy động vốn đầu tư từ bên ngoài.
Theo BBC, hiện Soti được định giá 1 tỷ USD với 700 nhân viên tại 22 quốc gia và có 17.000 khách hàng trên khắp thế giới. Rời tầng hầm nhà Rodrigues, hiện Soti đặt trụ sở tại hai toà nhà ở Mississauga ở vùng tiếp giáp giữa Toronto và tỉnh Ontario, Canada.
Rodrigues di cư đến Canada năm 11 tuổi cùng bố mẹ và 4 anh chị em. Ông tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và toán học tại đại học Toronto. Sau khi tốt nghiệp, ông có nhiều năm làm công việc tư vấn trước khi thành lập Soti năm 2001.
“Tôi cho rằng Soti là ví dụ điển hình về một công ty thành công nhờ tập trung vào thị trường ngách”, biên tập viên Martin Veitch của IDG Connect, người theo sát sự nghiệp của Rodrigues, nhận định.
“Có rất nhiều đối thủ lớn phủ sóng hầu hết các lĩnh vực của ngành công nghệ thông tin với lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên, với một số khách hàng, một công ty chuyên về những thứ họ cần sẽ thu hút hơn”.
Carl Rodrigues, năm nay 55 tuổi, từng là nhân viên tư vấn về công nghệ thông tin thành công, một ngày thức dậy và quyết định bỏ việc. Ông nhớ lại gia đình và bạn bè đều cho rằng ông bị mất trí.
Thay vì tiếp tục đi làm thuê, ông quyết định lui về tầng hầm nhà mình và phát triển một sản phẩm máy tính của riêng mình. Vấn đề là ông chưa có ý tưởng nào cả.
Đó là vào năm 2001, dưới tầng hầm căn nhà tại thành phố Mississauga, Canada, Rodrigues bắt đầu đi tìm giấc mơ của mình để thực hiện nó.
“Tôi muốn xem mình có thể đi đến đâu nếu làm điều mình thực sự thích”, Rodrigues nhớ lại.
Sau một tháng làm việc “điên cuồng”, Rodrigues nảy ra ý tưởng phát triển một phần mềm cho phép người dùng quản lý điện thoại di động của mình từ máy tính laptop.
Ông đặt tên cho công ty của mình là Soti. Ban đầu, việc bán phần mềm tiến triển khá chậm chạp. Nhưng điều bất ngờ xảy ra một năm sau đó khi Rodrigues nhận được cuộc điện thoại từ một trong những tập đoàn siêu thị lớn nhất của Anh.
Công ty này không muốn bán phần mềm này cho khách hàng của mình mà muốn tích hợp nó vào hệ thống của mình, cho phép nhân viên giao tiếp và chuyển dữ liệu, thông tin hiệu quả hơn.
“Khi nhận được cuộc gọi từ công ty đó, tôi vẫn đang ở trong tầng hầm nhà mình. Họ nói muốn đặt hàng”, Rodrigues nhớ lại. “Tôi cho là họ không hề biết rằng đang nói chuyện với một gã đang sống ở tầng hầm”.
Công ty của Anh nêu trên đã đặt với Soti hơn 20.000 bản phần mềm.
Hiện nay, cái tên Soti ít được mọi người biết đến bởi công ty này chỉ bán phần mềm di động cho các doanh nghiệp thay vì khách hàng cá nhân. Soti từng từ chối nhiều yêu cầu mua lại, bao gồm cả thương vụ của Microsoft năm 2006.
Rodrigues cho biết ông muốn Soti “phát triển hết mức có thể” trong thế giới máy tính. Mỗi năm Soti thu về 80 triệu USD. Công ty thuộc sở hữu 100% của Rodrigues và vợ chứ không huy động vốn đầu tư từ bên ngoài.
Theo BBC, hiện Soti được định giá 1 tỷ USD với 700 nhân viên tại 22 quốc gia và có 17.000 khách hàng trên khắp thế giới. Rời tầng hầm nhà Rodrigues, hiện Soti đặt trụ sở tại hai toà nhà ở Mississauga ở vùng tiếp giáp giữa Toronto và tỉnh Ontario, Canada.
Rodrigues di cư đến Canada năm 11 tuổi cùng bố mẹ và 4 anh chị em. Ông tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và toán học tại đại học Toronto. Sau khi tốt nghiệp, ông có nhiều năm làm công việc tư vấn trước khi thành lập Soti năm 2001.
“Tôi cho rằng Soti là ví dụ điển hình về một công ty thành công nhờ tập trung vào thị trường ngách”, biên tập viên Martin Veitch của IDG Connect, người theo sát sự nghiệp của Rodrigues, nhận định.
“Có rất nhiều đối thủ lớn phủ sóng hầu hết các lĩnh vực của ngành công nghệ thông tin với lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên, với một số khách hàng, một công ty chuyên về những thứ họ cần sẽ thu hút hơn”.