Tuột hơn 3%, giá dầu thô chạm đáy 8 tháng
Kịch tính không kém thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch đêm qua (28/6), giá dầu thô thế giới tuột mạnh hơn 3%
Kịch tính không kém thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch đêm qua (28/6), giá dầu thô thế giới tuột mạnh hơn 3% xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng qua.
Cụ thể, kết thúc ngày 28/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 tại sàn hàng hóa New York đã giảm 2,52 USD, tương ứng 3,1%, xuống còn 77,69 USD/thùng, thấp nhất kể từ phiên giao dịch ngày 4/10/2011. Từ đầu quý 2 đến nay, giá dầu thô kỳ hạn đã mất 25% và đang hướng đến quý sụt giảm mạnh nhất kể từ 3 tháng cuối cùng của năm 2008.
Giá dầu thô Brent giao tháng 8 trên sàn giao dịch London cũng trượt dài tới 2,14 USD, tương ứng 2,3%, xuống 91,36 USD/thùng. So với mức đóng cửa ngày 30/3, giá dầu Brent hiện thấp hơn tới 26% và cũng đang hướng đến quý sụt giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008.
Theo dự báo, dầu Brent sẽ phục hồi khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran có hiệu lực, các ngân hàng trung ương hành động để bảo vệ đà tăng trưởng và kỳ vọng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ thực hiện một số biện pháp để hạn chế bớt nguồn cung hiện nay.
Tác động lớn nhất tới thị trường dầu thô đêm qua là sự đi lên của đồng USD. Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, tăng từ 82,585 điểm lên 82,796 điểm. Đồng bạc xanh tăng giá luôn là dấu hiệu bất lợi cho giá cả các loại hàng hóa được giao dịch bằng USD, như dầu thô, vàng, bạc, nông sản...
Sự đi xuống của thị trường chứng khoán Mỹ vào đầu phiên hôm qua, sau khi tòa án thượng thẩm nước này ủng hộ luật cải tổ y tế gây tranh cãi của Tổng thống Barack Obama, cũng là một yếu tố khác gây áp lực lên giá dầu. Giới phân tích kinh tế cho rằng, dự luật của ông Obama là một biểu hiện của việc chính sách điều hành không gần gũi doanh nghiệp.
Trong khi đó, dù vẫn có tác động chi phối tới thị trường hàng hóa thế giới, nhưng nỗi lo về cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu đã được xoa dịu một phần sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble trên tờ Wall Street Journal rằng, nước này có thể sẵn sàng chia sẻ gánh nặng nợ nần với các nước khác trong Khu vực đồng Euro.
Cùng đi xuống với dầu thô, chốt phiên đêm qua, giá xăng giao tháng 7 giảm khoảng 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn 2,61 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm tới 4 cent, tương ứng 1,6%, xuống 2,55 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 8 giảm tới 8 cent, tương ứng 2,7%, xuống 2,72 USD/ triệu BTU do Bộ Năng lượng Mỹ công bố cung tăng.
Cụ thể, kết thúc ngày 28/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 tại sàn hàng hóa New York đã giảm 2,52 USD, tương ứng 3,1%, xuống còn 77,69 USD/thùng, thấp nhất kể từ phiên giao dịch ngày 4/10/2011. Từ đầu quý 2 đến nay, giá dầu thô kỳ hạn đã mất 25% và đang hướng đến quý sụt giảm mạnh nhất kể từ 3 tháng cuối cùng của năm 2008.
Giá dầu thô Brent giao tháng 8 trên sàn giao dịch London cũng trượt dài tới 2,14 USD, tương ứng 2,3%, xuống 91,36 USD/thùng. So với mức đóng cửa ngày 30/3, giá dầu Brent hiện thấp hơn tới 26% và cũng đang hướng đến quý sụt giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008.
Theo dự báo, dầu Brent sẽ phục hồi khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran có hiệu lực, các ngân hàng trung ương hành động để bảo vệ đà tăng trưởng và kỳ vọng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ thực hiện một số biện pháp để hạn chế bớt nguồn cung hiện nay.
Tác động lớn nhất tới thị trường dầu thô đêm qua là sự đi lên của đồng USD. Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, tăng từ 82,585 điểm lên 82,796 điểm. Đồng bạc xanh tăng giá luôn là dấu hiệu bất lợi cho giá cả các loại hàng hóa được giao dịch bằng USD, như dầu thô, vàng, bạc, nông sản...
Sự đi xuống của thị trường chứng khoán Mỹ vào đầu phiên hôm qua, sau khi tòa án thượng thẩm nước này ủng hộ luật cải tổ y tế gây tranh cãi của Tổng thống Barack Obama, cũng là một yếu tố khác gây áp lực lên giá dầu. Giới phân tích kinh tế cho rằng, dự luật của ông Obama là một biểu hiện của việc chính sách điều hành không gần gũi doanh nghiệp.
Trong khi đó, dù vẫn có tác động chi phối tới thị trường hàng hóa thế giới, nhưng nỗi lo về cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu đã được xoa dịu một phần sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble trên tờ Wall Street Journal rằng, nước này có thể sẵn sàng chia sẻ gánh nặng nợ nần với các nước khác trong Khu vực đồng Euro.
Cùng đi xuống với dầu thô, chốt phiên đêm qua, giá xăng giao tháng 7 giảm khoảng 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn 2,61 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm tới 4 cent, tương ứng 1,6%, xuống 2,55 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 8 giảm tới 8 cent, tương ứng 2,7%, xuống 2,72 USD/ triệu BTU do Bộ Năng lượng Mỹ công bố cung tăng.