Tuyên bố hoãn trả nợ, Hy Lạp cận kề phá sản
Giai đoạn hiện tại của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đang gần tới hồi kết, bởi nước này đã hết tiền
Hy Lạp đã trở thành quốc gia đầu tiên hoãn trả nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kể từ thập niên 1980. Với diễn biến này, khả năng Hy Lạp phá sản và phải rời khỏi Eurozone càng thêm lớn.
Theo tin từ Bloomberg, ngày 4/6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã nhận được một danh sách các yêu cầu của chủ nợ mà nếu chấp nhận, Athens sẽ được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo và thoát bờ vực phá sản cấp quốc gia. Tuy vậy, ông Tsipras vẫn chưa chấp nhận, bất chấp ngân sách quốc gia đã đến lúc cạn kiệt.
Trong ngày 5/6, Thủ tướng Tsipras dự kiến sẽ có một bài phát biểu trước Quốc hội Hy Lạp về vấn đề đàm phán với các chủ nợ. Giới chức châu Âu mấy ngày gần đây cho biết đã đạt được tiến bộ trong cuộc đàm phán này, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel nói, “chúng tôi còn cách thỏa thuận một khoảng rất xa”.
Tuy vậy, Bloomberg đánh giá rằng, giai đoạn hiện tại của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đang gần tới hồi kết, bởi nước này đã hết tiền sau 4 tháng đàm phán không có kết quả. Thị trường chứng khoán và trái phiếu của Hy Lạp đã chao đảo trong tuần này trong bối cảnh diễn ra một loạt cuộc họp khẩn của các nhà tài trợ, bắt đầu là cuộc họp vào đêm muộn ở Berlin giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và IMF vào hôm thứ Hai.
“Việc Hy Lạp hoãn trả nợ IMF là một bước leo thang đối đầu”, giáo sư kinh tế Nicholas Economides thuộc Trường Kinh doanh Stern, Đại học New York, nhận xét. “Điều này làm gia tăng khả năng Hy Lạp phá sản và phải rời khỏi khối Eurozone”.
Theo một quan chức Hy Lạp, cuộc điện đàm giữa ông Tsipras, bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào cuối ngày 4/6 mang tính xây dựng. Tuy nhiên, ông Tsipras nói đề xuất mà các chủ nợ đưa ra không thể là cơ sở cho một thỏa thuận.
Hy Lạp đã thẳng thừng từ chối đề xuất mới nhất từ các chủ nợ quốc tế. Bộ Tài chính nước này nói kế hoạch này “không giải quyết được những điều khó hiểu” và một thỏa thuận đòi hỏi “các định chế ngay lập tức cùng đưa ra những đề xuất chung mang tính thực tế hơn”.
Khoản nợ IMF tuyên bố hoãn trả cho IMF là khoản 339 triệu USD, đáo hạn vào ngày 5/6. Athens cũng đề nghị IMF gộp chung tất cả các khoản nợ với tổng trị giá 1,7 tỷ USD đáo hạn trong tháng 6 này thành một lần trả duy nhất.
“Hôm nay, Hy Lạp đã thông báo cho IMF về kế hoạch của họ gộp 4 đợt thanh toán trong tháng 6 vào 1 lần, đáo hạn vào ngày 30/6”, phát ngôn viên Gerry Rice của IMF cho biết. “Theo quyết định của Hội đồng Điều hành IMF được áp dụng từ cuối thập niên 1970, các quốc gia thành viên có thể gộp chung các khoản nợ gốc đáo hạn trong cùng một tháng”.
Theo tin từ Bloomberg, ngày 4/6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã nhận được một danh sách các yêu cầu của chủ nợ mà nếu chấp nhận, Athens sẽ được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo và thoát bờ vực phá sản cấp quốc gia. Tuy vậy, ông Tsipras vẫn chưa chấp nhận, bất chấp ngân sách quốc gia đã đến lúc cạn kiệt.
Trong ngày 5/6, Thủ tướng Tsipras dự kiến sẽ có một bài phát biểu trước Quốc hội Hy Lạp về vấn đề đàm phán với các chủ nợ. Giới chức châu Âu mấy ngày gần đây cho biết đã đạt được tiến bộ trong cuộc đàm phán này, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel nói, “chúng tôi còn cách thỏa thuận một khoảng rất xa”.
Tuy vậy, Bloomberg đánh giá rằng, giai đoạn hiện tại của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đang gần tới hồi kết, bởi nước này đã hết tiền sau 4 tháng đàm phán không có kết quả. Thị trường chứng khoán và trái phiếu của Hy Lạp đã chao đảo trong tuần này trong bối cảnh diễn ra một loạt cuộc họp khẩn của các nhà tài trợ, bắt đầu là cuộc họp vào đêm muộn ở Berlin giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và IMF vào hôm thứ Hai.
“Việc Hy Lạp hoãn trả nợ IMF là một bước leo thang đối đầu”, giáo sư kinh tế Nicholas Economides thuộc Trường Kinh doanh Stern, Đại học New York, nhận xét. “Điều này làm gia tăng khả năng Hy Lạp phá sản và phải rời khỏi khối Eurozone”.
Theo một quan chức Hy Lạp, cuộc điện đàm giữa ông Tsipras, bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào cuối ngày 4/6 mang tính xây dựng. Tuy nhiên, ông Tsipras nói đề xuất mà các chủ nợ đưa ra không thể là cơ sở cho một thỏa thuận.
Hy Lạp đã thẳng thừng từ chối đề xuất mới nhất từ các chủ nợ quốc tế. Bộ Tài chính nước này nói kế hoạch này “không giải quyết được những điều khó hiểu” và một thỏa thuận đòi hỏi “các định chế ngay lập tức cùng đưa ra những đề xuất chung mang tính thực tế hơn”.
Khoản nợ IMF tuyên bố hoãn trả cho IMF là khoản 339 triệu USD, đáo hạn vào ngày 5/6. Athens cũng đề nghị IMF gộp chung tất cả các khoản nợ với tổng trị giá 1,7 tỷ USD đáo hạn trong tháng 6 này thành một lần trả duy nhất.
“Hôm nay, Hy Lạp đã thông báo cho IMF về kế hoạch của họ gộp 4 đợt thanh toán trong tháng 6 vào 1 lần, đáo hạn vào ngày 30/6”, phát ngôn viên Gerry Rice của IMF cho biết. “Theo quyết định của Hội đồng Điều hành IMF được áp dụng từ cuối thập niên 1970, các quốc gia thành viên có thể gộp chung các khoản nợ gốc đáo hạn trong cùng một tháng”.