Ukraine khủng hoảng, Obama gấp rút tới châu Âu
Ông Obama muốn làm rõ tại châu Âu rằng, nước lớn "bắt nạt" nước láng giềng nhỏ hơn là không được
Theo tin từ Reuters, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Estonia để tiến hành thảo luận với các nước đồng minh châu Âu về vấn đề Nga và cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo dự kiến, ông Obama sẽ hội đàm tại thủ đô Tallinn của Estonia với các nhà lãnh đạo của Estonia, Latvia và Lithuania. Báo giới cho rằng, ba nước này đang lo ngại về điều mà phương Tây cho là Nga can thiệp vào Ukraine. Đây là ba nước gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 2004.
Sau đó, trong tuần này, ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO và hội nghị này dự kiến sẽ thông qua kế hoạch thành lập một lực lượng phản ứng nhanh có thể được triển khai trong vòng 48 giờ đồng hồ trong trường hợp cần thiết.
Mới đây, NATO đã công bố kế hoạch thành lập lực lượng này để bảo vệ các nước thành viên của khối ở khu vực Đông Âu trước những nguy cơ đến từ Nga. Phản ứng trước động thái này của NATO, Nga tuyên bố sẽ thay đổi học thuyết quân sự để phản ánh việc “cơ sở hạ tầng của NATO đang tiến lại gần hơn biên giới của nước Nga”.
Lực lượng phản ứng nhanh dự kiến được thành lập và các biện pháp an ninh khác sẽ được các nhà lãnh đạo NATO thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày diễn ra ở Wales, Anh, bắt đầu từ ngày thứ Năm.
Chiếc chuyên cơ chở ông Obama đã hạ cánh xuống Tallin vào sáng sớm ngày hôm nay (3/9) theo giờ địa phương. Trong ngày hôm nay, ông Obama sẽ gặp Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, người đồng cấp Lithuania Dalia Grybauskaite, và Tổng thống Latvia Andris Berzins.
BBC nói rằng, ba nước thuộc Liên Xô cũ này đều đang cảm thấy “bất an” trước lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Nga có quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người nói tiếng Nga.
Nhà Trắng cho biết, ông Obama sẽ sử dụng chuyến đi tới Estonia, nơi 25% dân số là người dân tộc Nga, để làm rõ rằng, “các quốc gia lớn xâm phạm trắng trợn sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng nhỏ hơn là không được”.
Quân nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã chiến đấu chống lại quân chính phủ nước này suốt từ tháng 4 tới nay. Lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk thuộc miền Đông nước này đã tuyên bố độc lập sau khi Nga sáp nhập Crimea, bán đảo tự tách khỏi Ukraine hồi tháng 3.
Kể từ khi bạo lực bùng phát ở miền Đông Ukraine, ước tính đã có khoảng 2.600 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương. Hôm qua (2/9), Liên hiệp quốc nói rằng, cuộc xung đột đã đẩy hơn 1 triệu người ở khu vực này ra khỏi nhà cửa của họ.
Mấy ngày gần đây, quân đội Ukraine liên tục thất trận trước cuộc phản công của lực lượng nổi dậy cả ở Luhansk và Donetsk, cũng như xung quanh khu vực cảng Mariupol ở phía Nam.
Nga vẫn cương quyết phủ nhận cáo buộc của Ukraine và phương Tây cho rằng Moscow hậu thuẫn quân nổi dậy bằng cách gửi cho lực lượng này nhân sự và vũ khí. Trong khi đó, quân chính phủ Ukraine cáo buộc quân nổi dậy vi phạm thỏa thuận nhân đạo giữa hai bên. Quân đội Kiev nói, quân nổi dậy đã tiêu diệt 100 quân chính phủ đang sơ tán khỏi thị trấn Ilovaysk thông qua một hành lang mà hai bên đã nhất trí vào cuối tuần.
Quân nổi dậy phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, phóng viên của BBC tại Kiev nói, những gì xảy ra ở Ilovaysk còn chưa có thông tin rõ ràng bởi chiến sự ác liệt ở khu vực này khiến việc đánh giá tình hình trở nên khó khăn hơn.
Theo dự kiến, ông Obama sẽ hội đàm tại thủ đô Tallinn của Estonia với các nhà lãnh đạo của Estonia, Latvia và Lithuania. Báo giới cho rằng, ba nước này đang lo ngại về điều mà phương Tây cho là Nga can thiệp vào Ukraine. Đây là ba nước gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 2004.
Sau đó, trong tuần này, ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO và hội nghị này dự kiến sẽ thông qua kế hoạch thành lập một lực lượng phản ứng nhanh có thể được triển khai trong vòng 48 giờ đồng hồ trong trường hợp cần thiết.
Mới đây, NATO đã công bố kế hoạch thành lập lực lượng này để bảo vệ các nước thành viên của khối ở khu vực Đông Âu trước những nguy cơ đến từ Nga. Phản ứng trước động thái này của NATO, Nga tuyên bố sẽ thay đổi học thuyết quân sự để phản ánh việc “cơ sở hạ tầng của NATO đang tiến lại gần hơn biên giới của nước Nga”.
Lực lượng phản ứng nhanh dự kiến được thành lập và các biện pháp an ninh khác sẽ được các nhà lãnh đạo NATO thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày diễn ra ở Wales, Anh, bắt đầu từ ngày thứ Năm.
Chiếc chuyên cơ chở ông Obama đã hạ cánh xuống Tallin vào sáng sớm ngày hôm nay (3/9) theo giờ địa phương. Trong ngày hôm nay, ông Obama sẽ gặp Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, người đồng cấp Lithuania Dalia Grybauskaite, và Tổng thống Latvia Andris Berzins.
BBC nói rằng, ba nước thuộc Liên Xô cũ này đều đang cảm thấy “bất an” trước lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Nga có quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người nói tiếng Nga.
Nhà Trắng cho biết, ông Obama sẽ sử dụng chuyến đi tới Estonia, nơi 25% dân số là người dân tộc Nga, để làm rõ rằng, “các quốc gia lớn xâm phạm trắng trợn sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng nhỏ hơn là không được”.
Quân nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã chiến đấu chống lại quân chính phủ nước này suốt từ tháng 4 tới nay. Lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk thuộc miền Đông nước này đã tuyên bố độc lập sau khi Nga sáp nhập Crimea, bán đảo tự tách khỏi Ukraine hồi tháng 3.
Kể từ khi bạo lực bùng phát ở miền Đông Ukraine, ước tính đã có khoảng 2.600 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương. Hôm qua (2/9), Liên hiệp quốc nói rằng, cuộc xung đột đã đẩy hơn 1 triệu người ở khu vực này ra khỏi nhà cửa của họ.
Mấy ngày gần đây, quân đội Ukraine liên tục thất trận trước cuộc phản công của lực lượng nổi dậy cả ở Luhansk và Donetsk, cũng như xung quanh khu vực cảng Mariupol ở phía Nam.
Nga vẫn cương quyết phủ nhận cáo buộc của Ukraine và phương Tây cho rằng Moscow hậu thuẫn quân nổi dậy bằng cách gửi cho lực lượng này nhân sự và vũ khí. Trong khi đó, quân chính phủ Ukraine cáo buộc quân nổi dậy vi phạm thỏa thuận nhân đạo giữa hai bên. Quân đội Kiev nói, quân nổi dậy đã tiêu diệt 100 quân chính phủ đang sơ tán khỏi thị trấn Ilovaysk thông qua một hành lang mà hai bên đã nhất trí vào cuối tuần.
Quân nổi dậy phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, phóng viên của BBC tại Kiev nói, những gì xảy ra ở Ilovaysk còn chưa có thông tin rõ ràng bởi chiến sự ác liệt ở khu vực này khiến việc đánh giá tình hình trở nên khó khăn hơn.