UNESCAP dự báo kinh tế châu Á năm nay
Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 7,4% trong năm 2007
Ngày 18/4, Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) đã công bố báo cáo điều tra về kinh tế khu vực năm 2007.
Đây là bản đánh giá thường niên của tổ chức này về diễn biến các nền kinh tế trong khu vực, nhằm đưa ra cảnh báo về những rủi ro, thách thức có thể xảy ra trong năm.
Với tiêu đề “Vươn tới phía trước trong thời đại đầy biến động”, báo cáo của UNESCAP cho rằng, bất chấp những yếu tố môi trường kinh tế bên ngoài có khả năng yếu đi do nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại và sự suy giảm toàn cầu về nhu cầu hàng hóa, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng (khoảng 7,4%) trong năm 2007.
Theo UNESCAP, động lực của sự tăng trưởng này là sự bùng nổ của Trung Quốc, Ấn Độ và sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất khu vực - Nhật Bản.
Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, điều tra của UNESCAP cho thấy, trong năm 2007 này, hầu hết tất cả các nền kinh tế trong khu vực này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, trừ một số nước như Thái Lan, Singapore và Campuchia.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tăng trưởng đáng mừng, báo cáo điều tra của UNESCAP cho rằng vẫn phải “dè chừng” sự tổn thương kinh tế có thể xảy ra do tăng trưởng quá nóng.
Theo UNESCAP, tính dễ bị tổn thương đối với khủng hoảng tài chính lại đang tái hiện tại các nước từng bị khủng hoảng, trừ Malaysia, do sự nâng giá của các đồng tiền và sự thúc đẩy của các dòng vốn đầu tư ngắn hạn cũng như lạm phát do giá dầu tăng cao.
Ngoài ra, các nước cũng cần chú ý đến ba yếu tố rủi ro tiềm tàng là sự tăng nhanh về thanh khoản toàn cầu, việc các giá trị tài sản bị thổi phồng và nạn đầu cơ tiền tệ.
Tuy nhiên, vấn đề lạm phát năm nay có vẻ đỡ lo ngại hơn so với năm 2006, do áp lực của giá dầu thế giới giảm dần, cùng với việc nhiều nước châu Á đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Theo điều tra của UNESCAP, thách thức lớn nhất trong năm 2007 này của các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương chính là việc quản lý tỉ giá hối đoái.
Điều này được UNESCAP nhấn mạnh khi dự báo hầu hết các đồng tiền lớn trong khu vực sẽ tăng giá, do kết quả của các luồng vốn chảy vào và những hiệu chỉnh đối với tình trạng mất cân đối của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Đây là bản đánh giá thường niên của tổ chức này về diễn biến các nền kinh tế trong khu vực, nhằm đưa ra cảnh báo về những rủi ro, thách thức có thể xảy ra trong năm.
Với tiêu đề “Vươn tới phía trước trong thời đại đầy biến động”, báo cáo của UNESCAP cho rằng, bất chấp những yếu tố môi trường kinh tế bên ngoài có khả năng yếu đi do nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại và sự suy giảm toàn cầu về nhu cầu hàng hóa, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng (khoảng 7,4%) trong năm 2007.
Theo UNESCAP, động lực của sự tăng trưởng này là sự bùng nổ của Trung Quốc, Ấn Độ và sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất khu vực - Nhật Bản.
Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, điều tra của UNESCAP cho thấy, trong năm 2007 này, hầu hết tất cả các nền kinh tế trong khu vực này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, trừ một số nước như Thái Lan, Singapore và Campuchia.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tăng trưởng đáng mừng, báo cáo điều tra của UNESCAP cho rằng vẫn phải “dè chừng” sự tổn thương kinh tế có thể xảy ra do tăng trưởng quá nóng.
Theo UNESCAP, tính dễ bị tổn thương đối với khủng hoảng tài chính lại đang tái hiện tại các nước từng bị khủng hoảng, trừ Malaysia, do sự nâng giá của các đồng tiền và sự thúc đẩy của các dòng vốn đầu tư ngắn hạn cũng như lạm phát do giá dầu tăng cao.
Ngoài ra, các nước cũng cần chú ý đến ba yếu tố rủi ro tiềm tàng là sự tăng nhanh về thanh khoản toàn cầu, việc các giá trị tài sản bị thổi phồng và nạn đầu cơ tiền tệ.
Tuy nhiên, vấn đề lạm phát năm nay có vẻ đỡ lo ngại hơn so với năm 2006, do áp lực của giá dầu thế giới giảm dần, cùng với việc nhiều nước châu Á đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Theo điều tra của UNESCAP, thách thức lớn nhất trong năm 2007 này của các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương chính là việc quản lý tỉ giá hối đoái.
Điều này được UNESCAP nhấn mạnh khi dự báo hầu hết các đồng tiền lớn trong khu vực sẽ tăng giá, do kết quả của các luồng vốn chảy vào và những hiệu chỉnh đối với tình trạng mất cân đối của nền kinh tế Hoa Kỳ.