USD kéo lui giá vàng, dầu
So với thời điểm đầu tháng 6, hiện giá vàng trong nước đã giảm 65.000 đồng/chỉ (3%)
Giá vàng trong nước sáng nay mất 10.000 đồng/chỉ so với giá chiều qua, sau khi giá vàng thế giới trải qua một phiên trượt giảm khá mạnh. Giới kinh doanh vàng kỳ vọng, với mức biến động giá này, giao dịch vàng miếng sẽ sôi động hơn.
Đồng USD phục hồi trên thị trường quốc tế đã kéo giá dầu thô tuột khỏi mốc 70 USD/thùng.
Quý 2, giá vàng tăng 100.000 đồng/chỉ
Giữa buổi sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước phổ biến ở mức trên 2.080.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.090.000 đồng/chỉ (bán ra), giảm khoảng 10.000 đồng/chỉ so với giá niêm yết chiều qua.
Cụ thể, giá vàng miếng SBJ giao dịch tại hệ thống Ngân hàng Sacombank thời điểm 9h10 đứng ở 2.082.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.090.000 đồng/chỉ (bán ra). Giá vàng Phượng Hoàng tại chi nhánh Hà Nội cùng thời điểm đứng ở mức tương ứng 2.081.000 đồng/chỉ và 2.088.000 đồng/chỉ.
Các nhà kinh doanh vàng cho biết, với việc vàng có sự điều chỉnh giảm giá đáng kể như vậy sau nhiều ngày “treo” giá ở mức 21 triệu đồng/lượng, họ hy vọng giao dịch sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng giao dịch càng giảm thêm do người dân muốn đợi giá xuống nữa mới mua vào.
Đại diện của PNJ Hà Nội cho biết, ngày hôm qua, doanh nghiệp này mua vào 800 lượng vàng và bán ra khoảng 400 lượng. Trong đó, chủ yếu là giao dịch với các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, còn khối lượng mua bán trực tiếp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là hạn chế.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu giữa buổi sáng nay đứng ở mức 2.082.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.090.000 đồng/chỉ (bán ra). Giá vàng SJC tại chi nhánh Hà Nội cùng thời điểm tương ứng là 2.082.000 đồng/chỉ và 2.092.000 đồng/chỉ.
So với thời điểm đầu tháng 6, hiện giá vàng trong nước đã giảm 65.000 đồng/chỉ (3%). Trong quý 2 vừa qua, giá vàng trong nước đã tăng 100.000 đồng/chỉ (5%).
Trong khi đó, so với thời điểm đầu tháng 6, giá vàng giao ngay thế giới đã giảm 53 USD/oz (5,4%). So với thời điểm đầu quý 2, giá vàng thế giới đã tăng 3,6 USD/oz (0,3%).
Như vậy, có thể thấy, giá vàng trong nước tăng nhanh hơn giá vàng thế giới, rồi sau đó lại giảm chậm hơn giá vàng thế giới. Tình trạng này được giới kinh doanh vàng lý giải bằng sự lên giá đều của USD so với VND và sự khan hiếm nguồn cung vàng trên thị trường trong nước.
Giá vàng trên sàn SBJ sáng nay đã có thời điểm không giữ được mốc 20 triệu đồng/lượng. Tính tới thời điểm 10h27, giá vàng khớp lệnh phiên sáng nay tại sàn này dao động trong khoảng 19,83-20,21 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh tại sàn SBJ phiên sáng nay có giảm nhẹ so với mấy phiên trước, chỉ đạt mức gân 280.000 lượng ở thời điểm 10h30.
Tỷ giá USD dẫn dắt giá vàng
Giá vàng thế giới phiên hôm qua đã trượt giảm trước sự mạnh lên của đồng USD. Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường New York, giá vàng giao ngay mất 10,7 USD/oz (1,1%), còn 927,6 USD/oz. Tại thị trường châu Á phiên sáng nay, giá vàng phục hồi nhẹ, tạm đứng ở mức 930 USD/oz, tăng 2,4 USD/oz so với giá đóng ở New York.
Giới quan sát quốc tế nhận định, ở thời điểm hiện nay, vai trò chống khủng hoảng của vàng đã giảm sút rất nhiều. Trong khi đó, vai trò chống lạm phát của kim loại này vẫn chưa được phát huy vì lạm phát tại Mỹ và nhiều nền kinh tế khác được dự báo là sẽ còn yếu trong thời gian trước mắt.
Đồng USD vì thế đang là động lực chính dẫn dắt đường đi nước bước của giá vàng. Nhìn chung, lãi suất USD duy trì ở mức thấp kỷ lục đang tạo áp lực mất giá cho đồng tiền này. Tuy nhiên, thời gian này, triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới chưa thực sự rõ nét, nên giới đầu tư vẫn tìm tới trái phiếu kho bạc Mỹ để tìm kiếm sự an toàn. Do vậy, sự mất giá của USD diễn ra không quá mạnh mẽ, khiến giá vàng liên tục biến động theo kiểu không rõ xu hướng.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, đồng USD đã phục hồi sau khi thông tin bất lợi về niềm tin tiêu dùng Mỹ được phát đi. Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 6/2009 đã giảm mạnh xuống 49,3 điểm - thấp hơn nhiều so với mức dự báo 55 điểm của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 54,8 điểm trong tháng 5/2009.
Thông tin này khiến giới đầu tư thêm hoài nghi vào khả năng phục hồi sớm của kinh tế, tiến hành gom mua nhiều hơn trái phiếu kho bạc Mỹ thay vì các loại tài sản khác, khiến USD lên giá. Tỷ giá USD thị trường quốc tế hiện đang ở mức hơn 1,40 USD đổi được 1 Euro, từ mức trên 1,41 USD tương đương 1 Euro trong sáng qua.
Giá dầu trồi sụt quanh 70 USD/thùng
Thông tin ảm đạm về niềm tin tiêu dùng Mỹ và sự lên giá của đồng USD cũng khiến giá dầu thô trượt mạnh. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 giảm 1,6 USD/thùng (2,2%) so với giá đóng cửa phiên liền trước, còn 69,89 USD/thùng.
Tuy nhiên, báo cáo của Viện Dầu lửa Hoa Kỳ (API) công bố cuối ngày hôm qua đã giúp giá dầu thế giới sáng nay phục hồi trở lại mức 70 USD/thùng. Theo API, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua đã giảm 6,8 triệu thùng xuống còn 349,7 triệu thùng.
Vào lúc 11h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8 giao dịch điện tử tại NYMEX lên 70,62 USD/thùng, tăng 0,73 USD/thùng so với giá đóng cửa hôm qua.
Tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay là 16.954 VND/USD, tăng 1 VND/USD so với hôm qua. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD cùng chung mức 17.802 VND/USD.
Đồng USD phục hồi trên thị trường quốc tế đã kéo giá dầu thô tuột khỏi mốc 70 USD/thùng.
Quý 2, giá vàng tăng 100.000 đồng/chỉ
Giữa buổi sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước phổ biến ở mức trên 2.080.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.090.000 đồng/chỉ (bán ra), giảm khoảng 10.000 đồng/chỉ so với giá niêm yết chiều qua.
Cụ thể, giá vàng miếng SBJ giao dịch tại hệ thống Ngân hàng Sacombank thời điểm 9h10 đứng ở 2.082.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.090.000 đồng/chỉ (bán ra). Giá vàng Phượng Hoàng tại chi nhánh Hà Nội cùng thời điểm đứng ở mức tương ứng 2.081.000 đồng/chỉ và 2.088.000 đồng/chỉ.
Các nhà kinh doanh vàng cho biết, với việc vàng có sự điều chỉnh giảm giá đáng kể như vậy sau nhiều ngày “treo” giá ở mức 21 triệu đồng/lượng, họ hy vọng giao dịch sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng giao dịch càng giảm thêm do người dân muốn đợi giá xuống nữa mới mua vào.
Đại diện của PNJ Hà Nội cho biết, ngày hôm qua, doanh nghiệp này mua vào 800 lượng vàng và bán ra khoảng 400 lượng. Trong đó, chủ yếu là giao dịch với các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, còn khối lượng mua bán trực tiếp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là hạn chế.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu giữa buổi sáng nay đứng ở mức 2.082.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.090.000 đồng/chỉ (bán ra). Giá vàng SJC tại chi nhánh Hà Nội cùng thời điểm tương ứng là 2.082.000 đồng/chỉ và 2.092.000 đồng/chỉ.
So với thời điểm đầu tháng 6, hiện giá vàng trong nước đã giảm 65.000 đồng/chỉ (3%). Trong quý 2 vừa qua, giá vàng trong nước đã tăng 100.000 đồng/chỉ (5%).
Trong khi đó, so với thời điểm đầu tháng 6, giá vàng giao ngay thế giới đã giảm 53 USD/oz (5,4%). So với thời điểm đầu quý 2, giá vàng thế giới đã tăng 3,6 USD/oz (0,3%).
Như vậy, có thể thấy, giá vàng trong nước tăng nhanh hơn giá vàng thế giới, rồi sau đó lại giảm chậm hơn giá vàng thế giới. Tình trạng này được giới kinh doanh vàng lý giải bằng sự lên giá đều của USD so với VND và sự khan hiếm nguồn cung vàng trên thị trường trong nước.
Giá vàng trên sàn SBJ sáng nay đã có thời điểm không giữ được mốc 20 triệu đồng/lượng. Tính tới thời điểm 10h27, giá vàng khớp lệnh phiên sáng nay tại sàn này dao động trong khoảng 19,83-20,21 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh tại sàn SBJ phiên sáng nay có giảm nhẹ so với mấy phiên trước, chỉ đạt mức gân 280.000 lượng ở thời điểm 10h30.
Tỷ giá USD dẫn dắt giá vàng
Giá vàng thế giới phiên hôm qua đã trượt giảm trước sự mạnh lên của đồng USD. Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường New York, giá vàng giao ngay mất 10,7 USD/oz (1,1%), còn 927,6 USD/oz. Tại thị trường châu Á phiên sáng nay, giá vàng phục hồi nhẹ, tạm đứng ở mức 930 USD/oz, tăng 2,4 USD/oz so với giá đóng ở New York.
Giới quan sát quốc tế nhận định, ở thời điểm hiện nay, vai trò chống khủng hoảng của vàng đã giảm sút rất nhiều. Trong khi đó, vai trò chống lạm phát của kim loại này vẫn chưa được phát huy vì lạm phát tại Mỹ và nhiều nền kinh tế khác được dự báo là sẽ còn yếu trong thời gian trước mắt.
Đồng USD vì thế đang là động lực chính dẫn dắt đường đi nước bước của giá vàng. Nhìn chung, lãi suất USD duy trì ở mức thấp kỷ lục đang tạo áp lực mất giá cho đồng tiền này. Tuy nhiên, thời gian này, triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới chưa thực sự rõ nét, nên giới đầu tư vẫn tìm tới trái phiếu kho bạc Mỹ để tìm kiếm sự an toàn. Do vậy, sự mất giá của USD diễn ra không quá mạnh mẽ, khiến giá vàng liên tục biến động theo kiểu không rõ xu hướng.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, đồng USD đã phục hồi sau khi thông tin bất lợi về niềm tin tiêu dùng Mỹ được phát đi. Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 6/2009 đã giảm mạnh xuống 49,3 điểm - thấp hơn nhiều so với mức dự báo 55 điểm của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 54,8 điểm trong tháng 5/2009.
Thông tin này khiến giới đầu tư thêm hoài nghi vào khả năng phục hồi sớm của kinh tế, tiến hành gom mua nhiều hơn trái phiếu kho bạc Mỹ thay vì các loại tài sản khác, khiến USD lên giá. Tỷ giá USD thị trường quốc tế hiện đang ở mức hơn 1,40 USD đổi được 1 Euro, từ mức trên 1,41 USD tương đương 1 Euro trong sáng qua.
Giá dầu trồi sụt quanh 70 USD/thùng
Thông tin ảm đạm về niềm tin tiêu dùng Mỹ và sự lên giá của đồng USD cũng khiến giá dầu thô trượt mạnh. Kết thúc phiên giao dịch tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 giảm 1,6 USD/thùng (2,2%) so với giá đóng cửa phiên liền trước, còn 69,89 USD/thùng.
Tuy nhiên, báo cáo của Viện Dầu lửa Hoa Kỳ (API) công bố cuối ngày hôm qua đã giúp giá dầu thế giới sáng nay phục hồi trở lại mức 70 USD/thùng. Theo API, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua đã giảm 6,8 triệu thùng xuống còn 349,7 triệu thùng.
Vào lúc 11h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8 giao dịch điện tử tại NYMEX lên 70,62 USD/thùng, tăng 0,73 USD/thùng so với giá đóng cửa hôm qua.
Tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay là 16.954 VND/USD, tăng 1 VND/USD so với hôm qua. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD cùng chung mức 17.802 VND/USD.