Vẫn cần "lọc" thông tin bất động sản khi qua sàn
Ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản miền Bắc đã chính thức ra mắt vào hôm 16/5 vừa qua
Mặc dù chợ sàn bất động sản ngày càng "tấp nập" và chuẩn hoá hơn, nhưng nhà đầu tư vẫn cần sàng lọc thông tin vì chưa thể khẳng định mọi thông tin nhà đất qua sàn đều chuẩn 100%, theo lời ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).
Ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản miền Bắc đã chính thức ra mắt vào hôm 16/5 vừa qua, đánh dấu sự vận hành của chợ đầu mối về bất động sản. Thông qua những chợ phân theo vùng miền như trên, cả ba nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhà nước đều có lợi.
Chợ đầu mối với hơn 200 sàn giao dịch trên cả nước nằm trong hệ thống mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam chắc chắc sẽ giúp người dân có thêm nhiều kênh thông tin về mua bán nhà đất. Tham gia vào chợ sàn, người dân vừa được tư vấn về pháp lý vừa được lựa chọn so sánh nhiều loại hàng.
Ông Hà cho rằng, người dân sẽ là đối tượng được lợi nhất khi tham gia vào chợ sàn. Nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra khi người dân không có thông tin cụ thể về tính pháp lý của bất động sản. Việc mua bán bất động sản qua sàn sẽ giảm thiểu rủi ro cho cả người bán lẫn người mua. Sàn giao dịch phải có trách nhiệm về những thông tin cung cấp tới nhà đầu tư.
Còn đối với doanh nghiệp, lợi ích thấy rõ khi tham gia vào chợ sàn là vừa quảng cáo sản phẩm vừa làm dịch vụ. Tiến tới, sàn giao dịch sẽ là một kênh thông tin chính thống giúp cơ quan Nhà nước quản lý thị trường.
Nhưng đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng tỏ ra băn khoăn khi cho rằng sàn giao dịch bất động sản là mô hình rất mới tại Việt Nam, thói quen của thị trường là giao dịch sang tay, chưa thông qua sàn.
Theo bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Housing Group, Phó ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản miền Bắc, cái khó nhất trong điều hành sàn hiên nay là cơ chế còn chưa rõ ràng khiến hoạt động các sàn đến nay chỉ "sống" bằng việc thu phí dịch vụ, hoạt động kinh doanh nhà đất qua sàn ra lợi nhuận vẫn bị bỏ ngỏ.
Cơ chế giữa các sàn như thế nào, sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên ra sao, mức đóng góp cho nhà nước bao nhiêu là vừa chính là những băn khoăn của nhiều sàn giao dịch đang hoạt động.
Nhiều nhà đầu tư có lý khi nghĩ rằng giao dịch có giấy chứng nhận qua sàn đồng nghĩa với khâu công chứng đã được rút ngắn. Nhưng ông Nguyễn Mạnh Hà lại cho rằng, khâu công chứng hay giao dịch qua sàn đều có mục đích riêng. Qua sàn giúp công khai minh bạch thị trường, còn công chứng xác nhận tính pháp lý của giao dịch. Vì vậy chưa thể gộp làm một hai khâu này.
Ông Hà cũng cho rằng, muốn giấy chứng nhận giao dịch qua sàn thay thế được công chứng thì phải tăng tính pháp lý cho sàn giao dịch.
Ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản miền Bắc đã chính thức ra mắt vào hôm 16/5 vừa qua, đánh dấu sự vận hành của chợ đầu mối về bất động sản. Thông qua những chợ phân theo vùng miền như trên, cả ba nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhà nước đều có lợi.
Chợ đầu mối với hơn 200 sàn giao dịch trên cả nước nằm trong hệ thống mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam chắc chắc sẽ giúp người dân có thêm nhiều kênh thông tin về mua bán nhà đất. Tham gia vào chợ sàn, người dân vừa được tư vấn về pháp lý vừa được lựa chọn so sánh nhiều loại hàng.
Ông Hà cho rằng, người dân sẽ là đối tượng được lợi nhất khi tham gia vào chợ sàn. Nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra khi người dân không có thông tin cụ thể về tính pháp lý của bất động sản. Việc mua bán bất động sản qua sàn sẽ giảm thiểu rủi ro cho cả người bán lẫn người mua. Sàn giao dịch phải có trách nhiệm về những thông tin cung cấp tới nhà đầu tư.
Còn đối với doanh nghiệp, lợi ích thấy rõ khi tham gia vào chợ sàn là vừa quảng cáo sản phẩm vừa làm dịch vụ. Tiến tới, sàn giao dịch sẽ là một kênh thông tin chính thống giúp cơ quan Nhà nước quản lý thị trường.
Nhưng đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng tỏ ra băn khoăn khi cho rằng sàn giao dịch bất động sản là mô hình rất mới tại Việt Nam, thói quen của thị trường là giao dịch sang tay, chưa thông qua sàn.
Theo bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Housing Group, Phó ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản miền Bắc, cái khó nhất trong điều hành sàn hiên nay là cơ chế còn chưa rõ ràng khiến hoạt động các sàn đến nay chỉ "sống" bằng việc thu phí dịch vụ, hoạt động kinh doanh nhà đất qua sàn ra lợi nhuận vẫn bị bỏ ngỏ.
Cơ chế giữa các sàn như thế nào, sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên ra sao, mức đóng góp cho nhà nước bao nhiêu là vừa chính là những băn khoăn của nhiều sàn giao dịch đang hoạt động.
Nhiều nhà đầu tư có lý khi nghĩ rằng giao dịch có giấy chứng nhận qua sàn đồng nghĩa với khâu công chứng đã được rút ngắn. Nhưng ông Nguyễn Mạnh Hà lại cho rằng, khâu công chứng hay giao dịch qua sàn đều có mục đích riêng. Qua sàn giúp công khai minh bạch thị trường, còn công chứng xác nhận tính pháp lý của giao dịch. Vì vậy chưa thể gộp làm một hai khâu này.
Ông Hà cũng cho rằng, muốn giấy chứng nhận giao dịch qua sàn thay thế được công chứng thì phải tăng tính pháp lý cho sàn giao dịch.