Vẫn chưa nới lỏng tiền tệ: Đợi lạm phát thuyên giảm?
Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có dấu hiệu nới lỏng tiền tệ sau gần 5 tháng thực thi thắt chặt
Gửi đi thông điệp: không tăng dự trữ bắt buộc, không phát hành tín phiếu, siết chặt mức tăng tín dụng, kiên quyết giữ trần huy động 14% và không lập trần lãi vay, điều này cho thấy, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có dấu hiệu nới lỏng tiền tệ sau gần 5 tháng thực thi thắt chặt.
Dĩ nhiên, khi thắt chặt tiền tệ thì hệ thống tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) sẽ bị “khô máu”. Ngân hàng Nhà nước thừa biết sự nguy hiểm này và lựa chọn nhiều cách xử lý khác nhau.
Giữ thanh khoản như giữ đê
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn giàu, trước áp lực giữ ổn định thanh khoản hệ thống, nhất là đối với một số đơn vị đang khó khăn cân đối nguồn, nhà điều hành vừa kết hợp biện pháp tái cấp vốn vừa mua ngoại tệ của họ.
Trong các ngày 5, 6, 9, 10, 12, 13/5, khi lãi suất thị trường liên ngân hàng bị đẩy cao, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền khá mạnh qua nhiều kênh, trong đó có kênh mua ngoại tệ, có những ngày, Ngân hàng Nhà nước mua tới 200 triệu USD.
Để dành tiền hỗ trợ thanh khoản đúng địa chỉ, Ngân hàng Nhà nước duy trì quy mô giao dịch nghiệp vụ thị trường mở (OMO) một cách dè dặt. Nhà điều hành cho rằng, những đơn vị sở hữu nhiều giấy tờ có giá thường quản trị rủi ro khá tốt, thanh khoản vững.
Nếu để lượng tiền trên OMO rơi nhiều vào nhóm này thì không khác gì “mang thêm củi về rừng” và tạo điều kiện để họ “cày xới trên lưng kẻ khác”, nhất là trong thời buổi thắt chặt tiền tệ.
Vì vậy, có những thời điểm, Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ lệ “đấu” trên OMO là “3 ăn 1”, thậm chí “4 hoặc 5 ăn 1”; có nghĩa: tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) mang số lượng giấy tờ có giá trị giá 3 - 4 hoặc 5 nghìn tỷ đồng nhưng chỉ có thể đấu giá được 1 nghìn tỷ đồng.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiến thuật “cò cưa” với dòng tiền ngoài xã hội để cố nắn dòng tiền này vào hệ thống ngân hàng như dẫn cá vào lưới. Một nguyên lý là khi thắt chặt tiền tệ thì lãi suất phải cao. Điều này đúng cả với lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thương mại. Nhưng ở đây, Ngân hàng Nhà nước lại làm ngược.
Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đặt trần khống chế lãi suất huy động tiền gửi 14%, mở thoáng lãi tiền vay. Tiếp đó là bóp nghẹt “van” tín dụng phi sản xuất đối với vàng, bất động sản, chứng khoán một cách dứt khoát và không nhượng bộ: đến 31/12/2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất phải rút xuống 16% từ mức khoảng 20% hiện nay.
Là người nắm giữ đồng tiền, khi lạm phát cao, lãi tiền gửi thấp, hầu hết đều muốn đầu cơ vào vàng, chứng khoán, bất động sản và ngoại tệ để bảo toàn giá trị cũng như đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Nhưng khi những thị trường nói trên bị “xì hơi” mà một trong những nguyên nhân chính là Ngân hàng Nhà nước chặn dòng chảy tín dụng vào đây, kết hợp với các biện pháp hành chính răn đe, đã khiến người nắm giữ tiền không còn lựa chọn nào khác ngoài gửi vào ngân hàng.
Thực ra, để dòng tiền của người dân thực sự chảy vào hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước còn có thêm một động tác khác là… làm ngơ với xé rào lãi suất.
Chuyện ngân hàng thương mại huy động chui lãi suất vượt quá 14% đã nhiều tháng nay, Ngân hàng Nhà nước có biết nhưng chưa thấy ai bị… xử lý và rùm beng truyền thông như vụ bắt giữ mua bán trái phép 390.500 USD ngày 9/3/2011. Có vẻ, Ngân hàng Nhà nước chấp nhận mang tiếng “phép nước bị nhờn” nhưng đổi lại là các tổ chức tín dụng có thêm vốn, Ngân hàng Nhà nước đỡ tốn “mồi”, còn dòng tiền ngoài dân cư lại chảy vào ngân hàng.
Và thực tế, số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 25/5/2011 cho thấy: tiền gửi dân cư tăng tới 11,84%; trong đó, VND tăng 107.300 tỷ đồng, tương ứng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%. Thậm chí, không ít người đã bán USD lấy tiền đồng gửi vào ngân hàng vì chênh lệch lãi suất tới trên 10%/năm.
Với cách làm như trên, kết quả là những ngày cuối tháng 5, thanh khoản hệ thống khá ổn định. Đến mức, ngày 25/5, Ngân hàng Nhà nước “khoe” đã hút về 30 nghìn tỷ đồng và chào bán 25 nghìn tỷ nhưng dư mua chỉ 21 nghìn tỷ đồng.
Tất nhiên, thanh khoản giữ ổn định trở lại còn có một nguyên nhân khác cộng hưởng vào là thời điểm cuối tháng, các tổ chức tín dụng đã trích lập đủ các loại dự phòng và dự trữ bắt buộc nên nhu cầu vốn giảm nhiệt.
Mặc dù vẫn phải chờ đợi để kiểm chứng sự ổn định thanh khoản có trở thành xu hướng hay chưa nhưng đến thời điểm này, có thể thừa nhận một điều: yêu cầu quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước khi thắt chặt tiền tệ là phải giữ được ổn định thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước đã đạt mục đích.
Lãi vay cao vẫn bỏ ngỏ!
Nếu như thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã “ghi ba bàn thắng”: bình yên thị trường vàng, ngoại tệ và giữ được thanh khoản thì hiện tại, bài toán lãi suất tiền vay vẫn bỏ ngỏ.
Hiện tại, khá nhiều than phiền về lãi suất cao và xuất hiện không ít “tư vấn” từ giới phân tích rằng, Ngân hàng Nhà nước nên “nới trần lãi suất huy động”, “bỏ trần lãi suất tiền gửi, khống chế lãi suất tiền vay” hoặc nới lỏng tiền tệ…
Tuy vậy, đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn bảo lưu quan điểm của mình: giữ nguyên trần lãi suất huy động 14%, không khống chế lãi suất tiền vay và không nới lỏng tiền tệ dưới bất kỳ hình thức nào, ngoài việc bơm tiền chỉ để hỗ trợ thanh khoản đúng đích ngắm.
Tất nhiên, thực tế này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa giải quyết được bài toán lãi suất tiền vay và phải chấp nhận phản ứng từ cộng đồng ngân hàng, giới đầu tư, đầu cơ và dư luận xã hội.
Đơn cử, dạo một vòng trên những diễn đàn đầu tư, đủ thấy giới đầu cơ bất động sản và chứng khoán quan tâm đến các động thái điều hành chính sách tiền tệ như thế nào.
Họ sưu tầm tất cả những thông tin như tăng lãi suất chủ chốt, giới hạn tăng trưởng tín dụng và tỷ trọng tín dụng phi sản xuất… Với họ, điều quan tâm duy nhất lúc này là: bao giờ Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng tiền tệ.
Và tình trạng này thái quá đến mức, nếu ai đó “lỡ lời” tư vấn cho Ngân hàng Nhà nước nên nên “phát hành tín phiếu” hay “tăng dự trữ bắt buộc” lập tức bị cộng đồng mạng tẩy chay và kèm theo nhiều lời lẽ thiếu văn hóa.
Vậy, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại có thể kiên trì đến mức đáng sợ như vậy? Dựa vào những công bố mới đây của Ngân hàng Nhà nước, có thể thấy rằng, lý do đầu tiên để nhà điều hành chưa thực hiện nới lỏng tiền tệ chính là lạm phát.
Theo Tổng Cục Thống kê, CPI tháng 5/2011 tăng 2,21% so với tháng 4/2011, tăng 12,07% so với 31/12/2010 và tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2011 tăng 15,09% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.
Trong khi đó, cũng theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thì tính đến hết 2010, tổng lượng tín dụng toàn bộ nền kinh tế ở mức gấp 1,2 lần so với GDP 2010 (104 tỷ USD), tương đương 2,5 triệu tỷ đồng.
Trong bối cảnh đà tăng CPI tháng 5 tuy giảm so với tháng 4/2011 nhưng vẫn tăng và tương quan tổng dư nợ tín dụng và GDP đang ở ngưỡng lớn nhất nhì thế giới trong một số năm gần đây, đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước phải đắn đo trước áp lực nới lỏng tiền tệ do e ngại đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát.
Vả lại, phân tích tốc độ tăng CPI của tháng 5 đang có dấu hiệu chững lại và điều này nhóm lên tia hy vọng là tốc độ tăng lạm phát sẽ giảm nên Ngân hàng Nhà nước chưa vội nới lỏng tiền tệ.
Chưa kể rằng, khi sức sản xuất hàng hóa chưa được phục hồi thì việc mở rộng tín dụng sẽ tăng thêm nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước thừa hiểu rằng, để lạm phát giảm thì bên cạnh giải pháp cực chẳng đã thắt chặt tiền tệ thì chính sách tài khóa phải nhập cuộc thực sự.
Như vậy, phải chăng lời giải bài toán lãi suất đang phải chờ đợi sự hiện thực hóa quá trình “cắt giảm chi tiêu thường xuyên, đầu tư Chính phủ, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước” mà Chính phủ đã hứa?
Dĩ nhiên, khi thắt chặt tiền tệ thì hệ thống tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) sẽ bị “khô máu”. Ngân hàng Nhà nước thừa biết sự nguy hiểm này và lựa chọn nhiều cách xử lý khác nhau.
Giữ thanh khoản như giữ đê
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn giàu, trước áp lực giữ ổn định thanh khoản hệ thống, nhất là đối với một số đơn vị đang khó khăn cân đối nguồn, nhà điều hành vừa kết hợp biện pháp tái cấp vốn vừa mua ngoại tệ của họ.
Trong các ngày 5, 6, 9, 10, 12, 13/5, khi lãi suất thị trường liên ngân hàng bị đẩy cao, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền khá mạnh qua nhiều kênh, trong đó có kênh mua ngoại tệ, có những ngày, Ngân hàng Nhà nước mua tới 200 triệu USD.
Để dành tiền hỗ trợ thanh khoản đúng địa chỉ, Ngân hàng Nhà nước duy trì quy mô giao dịch nghiệp vụ thị trường mở (OMO) một cách dè dặt. Nhà điều hành cho rằng, những đơn vị sở hữu nhiều giấy tờ có giá thường quản trị rủi ro khá tốt, thanh khoản vững.
Nếu để lượng tiền trên OMO rơi nhiều vào nhóm này thì không khác gì “mang thêm củi về rừng” và tạo điều kiện để họ “cày xới trên lưng kẻ khác”, nhất là trong thời buổi thắt chặt tiền tệ.
Vì vậy, có những thời điểm, Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ lệ “đấu” trên OMO là “3 ăn 1”, thậm chí “4 hoặc 5 ăn 1”; có nghĩa: tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) mang số lượng giấy tờ có giá trị giá 3 - 4 hoặc 5 nghìn tỷ đồng nhưng chỉ có thể đấu giá được 1 nghìn tỷ đồng.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiến thuật “cò cưa” với dòng tiền ngoài xã hội để cố nắn dòng tiền này vào hệ thống ngân hàng như dẫn cá vào lưới. Một nguyên lý là khi thắt chặt tiền tệ thì lãi suất phải cao. Điều này đúng cả với lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thương mại. Nhưng ở đây, Ngân hàng Nhà nước lại làm ngược.
Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đặt trần khống chế lãi suất huy động tiền gửi 14%, mở thoáng lãi tiền vay. Tiếp đó là bóp nghẹt “van” tín dụng phi sản xuất đối với vàng, bất động sản, chứng khoán một cách dứt khoát và không nhượng bộ: đến 31/12/2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất phải rút xuống 16% từ mức khoảng 20% hiện nay.
Là người nắm giữ đồng tiền, khi lạm phát cao, lãi tiền gửi thấp, hầu hết đều muốn đầu cơ vào vàng, chứng khoán, bất động sản và ngoại tệ để bảo toàn giá trị cũng như đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Nhưng khi những thị trường nói trên bị “xì hơi” mà một trong những nguyên nhân chính là Ngân hàng Nhà nước chặn dòng chảy tín dụng vào đây, kết hợp với các biện pháp hành chính răn đe, đã khiến người nắm giữ tiền không còn lựa chọn nào khác ngoài gửi vào ngân hàng.
Thực ra, để dòng tiền của người dân thực sự chảy vào hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước còn có thêm một động tác khác là… làm ngơ với xé rào lãi suất.
Chuyện ngân hàng thương mại huy động chui lãi suất vượt quá 14% đã nhiều tháng nay, Ngân hàng Nhà nước có biết nhưng chưa thấy ai bị… xử lý và rùm beng truyền thông như vụ bắt giữ mua bán trái phép 390.500 USD ngày 9/3/2011. Có vẻ, Ngân hàng Nhà nước chấp nhận mang tiếng “phép nước bị nhờn” nhưng đổi lại là các tổ chức tín dụng có thêm vốn, Ngân hàng Nhà nước đỡ tốn “mồi”, còn dòng tiền ngoài dân cư lại chảy vào ngân hàng.
Và thực tế, số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 25/5/2011 cho thấy: tiền gửi dân cư tăng tới 11,84%; trong đó, VND tăng 107.300 tỷ đồng, tương ứng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%. Thậm chí, không ít người đã bán USD lấy tiền đồng gửi vào ngân hàng vì chênh lệch lãi suất tới trên 10%/năm.
Với cách làm như trên, kết quả là những ngày cuối tháng 5, thanh khoản hệ thống khá ổn định. Đến mức, ngày 25/5, Ngân hàng Nhà nước “khoe” đã hút về 30 nghìn tỷ đồng và chào bán 25 nghìn tỷ nhưng dư mua chỉ 21 nghìn tỷ đồng.
Tất nhiên, thanh khoản giữ ổn định trở lại còn có một nguyên nhân khác cộng hưởng vào là thời điểm cuối tháng, các tổ chức tín dụng đã trích lập đủ các loại dự phòng và dự trữ bắt buộc nên nhu cầu vốn giảm nhiệt.
Mặc dù vẫn phải chờ đợi để kiểm chứng sự ổn định thanh khoản có trở thành xu hướng hay chưa nhưng đến thời điểm này, có thể thừa nhận một điều: yêu cầu quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước khi thắt chặt tiền tệ là phải giữ được ổn định thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước đã đạt mục đích.
Lãi vay cao vẫn bỏ ngỏ!
Nếu như thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã “ghi ba bàn thắng”: bình yên thị trường vàng, ngoại tệ và giữ được thanh khoản thì hiện tại, bài toán lãi suất tiền vay vẫn bỏ ngỏ.
Hiện tại, khá nhiều than phiền về lãi suất cao và xuất hiện không ít “tư vấn” từ giới phân tích rằng, Ngân hàng Nhà nước nên “nới trần lãi suất huy động”, “bỏ trần lãi suất tiền gửi, khống chế lãi suất tiền vay” hoặc nới lỏng tiền tệ…
Tuy vậy, đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn bảo lưu quan điểm của mình: giữ nguyên trần lãi suất huy động 14%, không khống chế lãi suất tiền vay và không nới lỏng tiền tệ dưới bất kỳ hình thức nào, ngoài việc bơm tiền chỉ để hỗ trợ thanh khoản đúng đích ngắm.
Tất nhiên, thực tế này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa giải quyết được bài toán lãi suất tiền vay và phải chấp nhận phản ứng từ cộng đồng ngân hàng, giới đầu tư, đầu cơ và dư luận xã hội.
Đơn cử, dạo một vòng trên những diễn đàn đầu tư, đủ thấy giới đầu cơ bất động sản và chứng khoán quan tâm đến các động thái điều hành chính sách tiền tệ như thế nào.
Họ sưu tầm tất cả những thông tin như tăng lãi suất chủ chốt, giới hạn tăng trưởng tín dụng và tỷ trọng tín dụng phi sản xuất… Với họ, điều quan tâm duy nhất lúc này là: bao giờ Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng tiền tệ.
Và tình trạng này thái quá đến mức, nếu ai đó “lỡ lời” tư vấn cho Ngân hàng Nhà nước nên nên “phát hành tín phiếu” hay “tăng dự trữ bắt buộc” lập tức bị cộng đồng mạng tẩy chay và kèm theo nhiều lời lẽ thiếu văn hóa.
Vậy, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại có thể kiên trì đến mức đáng sợ như vậy? Dựa vào những công bố mới đây của Ngân hàng Nhà nước, có thể thấy rằng, lý do đầu tiên để nhà điều hành chưa thực hiện nới lỏng tiền tệ chính là lạm phát.
Theo Tổng Cục Thống kê, CPI tháng 5/2011 tăng 2,21% so với tháng 4/2011, tăng 12,07% so với 31/12/2010 và tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2011 tăng 15,09% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.
Trong khi đó, cũng theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thì tính đến hết 2010, tổng lượng tín dụng toàn bộ nền kinh tế ở mức gấp 1,2 lần so với GDP 2010 (104 tỷ USD), tương đương 2,5 triệu tỷ đồng.
Trong bối cảnh đà tăng CPI tháng 5 tuy giảm so với tháng 4/2011 nhưng vẫn tăng và tương quan tổng dư nợ tín dụng và GDP đang ở ngưỡng lớn nhất nhì thế giới trong một số năm gần đây, đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước phải đắn đo trước áp lực nới lỏng tiền tệ do e ngại đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát.
Vả lại, phân tích tốc độ tăng CPI của tháng 5 đang có dấu hiệu chững lại và điều này nhóm lên tia hy vọng là tốc độ tăng lạm phát sẽ giảm nên Ngân hàng Nhà nước chưa vội nới lỏng tiền tệ.
Chưa kể rằng, khi sức sản xuất hàng hóa chưa được phục hồi thì việc mở rộng tín dụng sẽ tăng thêm nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước thừa hiểu rằng, để lạm phát giảm thì bên cạnh giải pháp cực chẳng đã thắt chặt tiền tệ thì chính sách tài khóa phải nhập cuộc thực sự.
Như vậy, phải chăng lời giải bài toán lãi suất đang phải chờ đợi sự hiện thực hóa quá trình “cắt giảm chi tiêu thường xuyên, đầu tư Chính phủ, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước” mà Chính phủ đã hứa?