Vận đen cho đồ chơi “Tàu”, vận đỏ cho đồ chơi Mỹ
Xem ra, những đợt thu hồi lớn giáng xuống đồ chơi Trung Quốc gần đây đang mở ra vận may cho các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ
Xem ra, những đợt thu hồi lớn giáng xuống đồ chơi Trung Quốc gần đây đang mở ra vận may cho các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ.
Thêm một đợt thu hồi lớn
Ngày 14/8, hãng sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới Mattel lại tuyên bố thu hồi thêm gần 19 triệu bộ đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc, đợt thu hồi lớn nhất trong lịch sử của hãng đồ chơi này. Trước đó, Mattel cũng đã phải thu hồi 1,5 bộ đồ chơi có nguồn gốc Trung Quốc. Vào tháng 6, một nhà sản xuất đồ chơi của bang Illinois là RC2 Corporation cũng phải thu hồi 1,5 triệu bộ đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc có sơn chứa chì.
Lý do của đợt thu hồi này là 436.000 chiếc xe đồ chơi được sơn bằng sơn có chứa chì và 18.2 triệu bộ đồ chơi có những thỏi nam châm nhỏ nhưng rất mạnh, có thể gây nguy hiểm cho trẻ em nếu chúng nuốt phải. Tuy nhiên, những bộ đồ chơi có nam châm này được sản xuất theo thiết kế của Mattel. Khoảng một nửa trong số đồ chơi bị thu hồi lần này được phân phối tại thị trường Mỹ.
Trên tờ New York Times số ra ngày 14/8, Mattel có cho đăng một trang quảng cáo lớn có viết: “Không gì quan trọng hơn sự an toàn của con em chúng ta.”
Trong bối cảnh một làn sóng lo ngại ngày càng gia tăng về vấn đề an toàn của các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, vụ thu hồi này đe dọa sẽ đẩy ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi của nước này vào chân tường. Vụ thu hồi này diễn ra ngay khi các công ty đồ chơi đang chuẩn bị hàng cho mùa mua sắm đang tới gần. Đây là giai đoạn mà một nửa số đồ chơi trên thị trường thế giới được sản xuất hàng năm.
Đặc biệt hoang mang lo lắng là các bậc cha mẹ, họ không biết sức khỏe con mình đã bị ảnh hưởng như thế nào vì những loại đồ chơi Trung Quốc mà chúng vẫn chơi từ trước đến nay. Nhiều người cũng không biết sẽ mua đồ chơi gì cho con mình trong thời gian tới.
Một chuyên gia nói: “Người ta vẫn cho rằng, Mattel có tiêu chuẩn cao hơn các hãng đồ chơi khác và thật nực cười nếu nghĩ công ty này có những vấn đề lớn hơn các hãng sản xuất khác. Nếu không xảy ra những đợt thu hồi lớn như thế này, thật chẳng biết sự việc sẽ đi đến đâu.”
Thậm chí, các quan chức của Mattel cũng cho biết, có thể công ty sẽ còn phải tiến hành một số đợt thu hồi nữa. Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Mattel, Robert A. Eckert nói: “Không có hệ thống nào là hoàn hảo cả. chưa chắc chúng tôi sẽ không làm vậy một lần nữa.”
Mattel cho biết, trong dài hạn, họ sẽ cố gắng thúc đẩy việc dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nhà máy của chính hãng, thay vì thuê các hãng gia công của Trung Quốc.
Các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ ăn mừng
“Từ tháng 6 đến nay, doanh số của chúng tôi đã tăng 40%,” Withworth, ông chủ một công ty kinh doanh đồ chơi do Mỹ sản xuất nói.
Với thực tế có tới 80% đồ chơi tiêu thụ tại Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc, các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ, với những sản phẩm đắt tiền hơn hàng Trung Quốc, vẫn phải dựa vào cách quảng cáo nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của họ. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất Mỹ hiện nay đã bắt đầu tự hào chỉ cho khách hàng thấy một ưu điểm cạnh tranh rất lớn khác của họ: đồ chơi của họ không có chì.
Sau nhiều năm vật lộn để cạnh tranh với đồ chơi nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, nhiều hãng sản xuất đồ chơi tại Mỹ cho biết, trong những tuần gần đây, họ đã nhận được rất nhiều những cuộc điện thoại từ các hãng bán lẻ và cửa hàng hỏi thông tin về sản phẩm của họ.
Sau vụ thu hồi đồ chơi lần thứ hai của Mattel ngày 14/8, số lượng các cuộc điện thoại như vậy càng tăng mạnh. Mike Rainwille, chủ hãng đồ chơi Mapple Land chuyên sản xuất tại Mỹ cho biết, doanh số của hãng đang trên đà tăng mạnh. “Chúng tôi hy vọng, ảnh hưởng tích cực của những vụ thu hồi trên sẽ còn tăng lên cùng với thời gian,” ông nói.
Mike cũng cho biết thêm, công ty ông còn có một bên thứ ba để kiểm tra các sản phẩm đồ chơi mà hãng sản xuất ra để khẳng định độ an toàn của thành phẩm. “Mọi người sẽ không quên điều này ít nhất trong mùa Giáng sinh năm nay,” ông nói.
Sue Dennison, người đồng sở hữu công ty đồ chơi Roy Toy, một hãng cũng sản xuất đồ chơi tại Mỹ, thì cho biết, số lượng đơn đặt hàng mà công ty bà nhận được đã tăng thêm 25% trong những tuần vừa qua và bà cũng liên tục nhận được email từ các khách hàng hỏi về độ an toàn của sản phẩm.
Với sự áp đảo của một lượng khổng lồ đồ chơi sản xuất hàng loạt đến từ Trung Quốc, phần lớn đồ chơi sản xuất tại Mỹ được bán qua mạng hoặc tại các cửa hàng đồ chơi độc lập có xu hướng đắt đỏ hơn so với ở các chuỗi bán lẻ lớn. Nhiều cửa hàng đồ chơi như vậy thường quảng cáo rằng hàng của họ không phải là đồ sản xuất hàng loạt mà là đồ thủ công của các nhà sản xuất Mỹ hoặc nhập khẩu từ các hãng đồ chơi châu Âu.
Tuy nhiên, những cửa hàng đồ chơi như vậy chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong toàn bộ lượng đồ chơi được tiêu thụ tại Mỹ. Thống kê cho thấy, những loại đồ chơi được sản xuất đặc biệt như nói ở trên chỉ chiếm 5% trên thị trường đồ chơi của Mỹ, thị trường đạt giá trị 22 tỷ USD trong năm 2006.
Một số chuyên gia cho rằng, những cửa hàng đồ chơi nhỏ kia rất có thể cũng bán đồ chơi do Trung Quốc sản xuất như các cửa hàng bán lẻ của các tập đoàn lớn. Điểm khác biệt ở đây là họ hiểu rõ về chất lượng hoặc xuất xứ sản phẩm mà họ bán hơn các chuỗi bán lẻ lớn.
Mặc dù Diana Nelson, chủ cửa hàng đồ chơi có tên Kazoo, tỏ ý xem thường chất lượng của đồ chơi sản xuất hàng loạt, cửa hàng của bà cũng bày bán nhiều sản phẩm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, bà khẳng định với khách hàng rằng, những loại đồ chơi này là an toàn.
(Theo NYT)
Thêm một đợt thu hồi lớn
Ngày 14/8, hãng sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới Mattel lại tuyên bố thu hồi thêm gần 19 triệu bộ đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc, đợt thu hồi lớn nhất trong lịch sử của hãng đồ chơi này. Trước đó, Mattel cũng đã phải thu hồi 1,5 bộ đồ chơi có nguồn gốc Trung Quốc. Vào tháng 6, một nhà sản xuất đồ chơi của bang Illinois là RC2 Corporation cũng phải thu hồi 1,5 triệu bộ đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc có sơn chứa chì.
Lý do của đợt thu hồi này là 436.000 chiếc xe đồ chơi được sơn bằng sơn có chứa chì và 18.2 triệu bộ đồ chơi có những thỏi nam châm nhỏ nhưng rất mạnh, có thể gây nguy hiểm cho trẻ em nếu chúng nuốt phải. Tuy nhiên, những bộ đồ chơi có nam châm này được sản xuất theo thiết kế của Mattel. Khoảng một nửa trong số đồ chơi bị thu hồi lần này được phân phối tại thị trường Mỹ.
Trên tờ New York Times số ra ngày 14/8, Mattel có cho đăng một trang quảng cáo lớn có viết: “Không gì quan trọng hơn sự an toàn của con em chúng ta.”
Trong bối cảnh một làn sóng lo ngại ngày càng gia tăng về vấn đề an toàn của các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, vụ thu hồi này đe dọa sẽ đẩy ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi của nước này vào chân tường. Vụ thu hồi này diễn ra ngay khi các công ty đồ chơi đang chuẩn bị hàng cho mùa mua sắm đang tới gần. Đây là giai đoạn mà một nửa số đồ chơi trên thị trường thế giới được sản xuất hàng năm.
Đặc biệt hoang mang lo lắng là các bậc cha mẹ, họ không biết sức khỏe con mình đã bị ảnh hưởng như thế nào vì những loại đồ chơi Trung Quốc mà chúng vẫn chơi từ trước đến nay. Nhiều người cũng không biết sẽ mua đồ chơi gì cho con mình trong thời gian tới.
Một chuyên gia nói: “Người ta vẫn cho rằng, Mattel có tiêu chuẩn cao hơn các hãng đồ chơi khác và thật nực cười nếu nghĩ công ty này có những vấn đề lớn hơn các hãng sản xuất khác. Nếu không xảy ra những đợt thu hồi lớn như thế này, thật chẳng biết sự việc sẽ đi đến đâu.”
Thậm chí, các quan chức của Mattel cũng cho biết, có thể công ty sẽ còn phải tiến hành một số đợt thu hồi nữa. Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Mattel, Robert A. Eckert nói: “Không có hệ thống nào là hoàn hảo cả. chưa chắc chúng tôi sẽ không làm vậy một lần nữa.”
Mattel cho biết, trong dài hạn, họ sẽ cố gắng thúc đẩy việc dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nhà máy của chính hãng, thay vì thuê các hãng gia công của Trung Quốc.
Các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ ăn mừng
“Từ tháng 6 đến nay, doanh số của chúng tôi đã tăng 40%,” Withworth, ông chủ một công ty kinh doanh đồ chơi do Mỹ sản xuất nói.
Với thực tế có tới 80% đồ chơi tiêu thụ tại Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc, các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ, với những sản phẩm đắt tiền hơn hàng Trung Quốc, vẫn phải dựa vào cách quảng cáo nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của họ. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất Mỹ hiện nay đã bắt đầu tự hào chỉ cho khách hàng thấy một ưu điểm cạnh tranh rất lớn khác của họ: đồ chơi của họ không có chì.
Sau nhiều năm vật lộn để cạnh tranh với đồ chơi nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, nhiều hãng sản xuất đồ chơi tại Mỹ cho biết, trong những tuần gần đây, họ đã nhận được rất nhiều những cuộc điện thoại từ các hãng bán lẻ và cửa hàng hỏi thông tin về sản phẩm của họ.
Sau vụ thu hồi đồ chơi lần thứ hai của Mattel ngày 14/8, số lượng các cuộc điện thoại như vậy càng tăng mạnh. Mike Rainwille, chủ hãng đồ chơi Mapple Land chuyên sản xuất tại Mỹ cho biết, doanh số của hãng đang trên đà tăng mạnh. “Chúng tôi hy vọng, ảnh hưởng tích cực của những vụ thu hồi trên sẽ còn tăng lên cùng với thời gian,” ông nói.
Mike cũng cho biết thêm, công ty ông còn có một bên thứ ba để kiểm tra các sản phẩm đồ chơi mà hãng sản xuất ra để khẳng định độ an toàn của thành phẩm. “Mọi người sẽ không quên điều này ít nhất trong mùa Giáng sinh năm nay,” ông nói.
Sue Dennison, người đồng sở hữu công ty đồ chơi Roy Toy, một hãng cũng sản xuất đồ chơi tại Mỹ, thì cho biết, số lượng đơn đặt hàng mà công ty bà nhận được đã tăng thêm 25% trong những tuần vừa qua và bà cũng liên tục nhận được email từ các khách hàng hỏi về độ an toàn của sản phẩm.
Với sự áp đảo của một lượng khổng lồ đồ chơi sản xuất hàng loạt đến từ Trung Quốc, phần lớn đồ chơi sản xuất tại Mỹ được bán qua mạng hoặc tại các cửa hàng đồ chơi độc lập có xu hướng đắt đỏ hơn so với ở các chuỗi bán lẻ lớn. Nhiều cửa hàng đồ chơi như vậy thường quảng cáo rằng hàng của họ không phải là đồ sản xuất hàng loạt mà là đồ thủ công của các nhà sản xuất Mỹ hoặc nhập khẩu từ các hãng đồ chơi châu Âu.
Tuy nhiên, những cửa hàng đồ chơi như vậy chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong toàn bộ lượng đồ chơi được tiêu thụ tại Mỹ. Thống kê cho thấy, những loại đồ chơi được sản xuất đặc biệt như nói ở trên chỉ chiếm 5% trên thị trường đồ chơi của Mỹ, thị trường đạt giá trị 22 tỷ USD trong năm 2006.
Một số chuyên gia cho rằng, những cửa hàng đồ chơi nhỏ kia rất có thể cũng bán đồ chơi do Trung Quốc sản xuất như các cửa hàng bán lẻ của các tập đoàn lớn. Điểm khác biệt ở đây là họ hiểu rõ về chất lượng hoặc xuất xứ sản phẩm mà họ bán hơn các chuỗi bán lẻ lớn.
Mặc dù Diana Nelson, chủ cửa hàng đồ chơi có tên Kazoo, tỏ ý xem thường chất lượng của đồ chơi sản xuất hàng loạt, cửa hàng của bà cũng bày bán nhiều sản phẩm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, bà khẳng định với khách hàng rằng, những loại đồ chơi này là an toàn.
(Theo NYT)