Văn phòng cho thuê: Cung sẽ tăng mạnh, nhưng vẫn thiếu
Diện tích văn phòng tại Hà Nội sẽ tăng gấp 2 -3 lần so với hiện tại vào năm 2011 nhưng vẫn chưa thể đuổi kịp nhu cầu
“Số diện tích văn phòng tại Hà Nội sẽ tăng gấp 2 -3 lần so với hiện tại vào năm 2011”. Đây là nhận định của ông Marc Townsend, Tổng giám đốc công ty tư vấn, quản lý bất động sản CBRE trong cuộc họp báo “Tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 3/2007” được công ty này tổ chức ngày 26/10 vừa qua.
Một lượng lớn các khu văn phòng hạng A và B đi vào hoạt động năm 2009-2011 sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, làm tăng sức hấp dẫn của Hà Nội trong mắt giới kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên, trong quý 3/2007 và ở tương lai gần, lượng cung cho thị trường văn phòng Hà Nội vẫn hạn chế, hiệu suất sử dụng cao và nhu cầu ngày càng lớn khiến giá cho thuê vẫn tăng.
Cung vẫn chưa đáp ứng cầu
Theo thống kê của CBRE Vietnam, trong quý 2 và quý 3/2007 không có nguồn cung mới ở mảng thị trường này. Hệ số sử dụng hiện nay đã đạt đến 99,7% với các tòa nhà văn phòng hạng A và những tòa nhà vừa đi vào hoạt động cũng đã được thuê 100%. Giá thuê văn phòng hạng A tăng 1% và hạng B là 5% so với quý trước.
Tập đoàn bất động sản Savills cho biết: thị trường văn phòng Hà Nội hiện có 39 tòa văn phòng loại A và B với tổng diện tích khoảng 285.000 m2. Giá thuê đạt đỉnh điểm là 50USD/m2/tháng với những tòa nhà hạng A. Sở dĩ mức giá thuê cao như vậy bởi khu văn phòng trong trung tâm thương mại thành phố hầu như không còn chỗ trống.
Trong khi đó, nhu cầu thuê văn phòng rất cao, đặc biệt ở khu trung tâm bởi con số công ty trong và ngoài nước được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng. Đa số nhu cầu của khách hàng là văn phòng với diện tích dưới 150m2. Điều này cho thấy phần lớn khách thuê là những công ty vừa và nhỏ hoặc các công ty nước ngoài mới vào hoạt động trên thị trường thành phố.
Trong 5 năm tới, thị trường văn phòng Hà Nội sẽ có thêm khoảng 1.202.000m2 được đưa vào sử dụng, trong đó 36.000m2 sẽ có mặt vào cuối năm nay. Ước tính nguồn cung về thị trường văn phòng ở các khu ngoại ô trong vòng 3 năm tới chiếm khoảng 42% nguồn cung mới. Do đó, thời điểm trước mắt, tỷ lệ thuê tiếp tục tăng. Giá thuê với các tòa nhà loại A có khả năng vượt mức 50 USD/m2/tháng. Hầu hết các văn phòng được đưa vào sử dụng trong năm nay đã được đặt trước.
Sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng FDI, Việt Nam gia nhập WTO, sự thành lập mới, nhu cầu mở rộng văn phòng của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và sự mở rộng quy mô hoạt động của các công ty lớn Việt Nam là các nhân tố kích cầu thị trường này. Tuy nhiên, với sự góp mặt của số lượng lớn diện tích văn phòng tại các tổ hợp đa chức năng thuộc khu vực Mỹ Đình, thị trường văn phòng Hà Nội sẽ tăng gấp nhiều lần trong vòng 3-5 năm tới.
Nguồn cung tăng mạnh từ các dự án lớn
Theo ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE: Mỹ Đình là khu đô thị mới phát triển nhanh nhất tại Hà Nội. Nằm ở khu vực rìa phía tây của Hà Nội, bám theo trục đường Phạm Hùng, Mỹ Đình là khu đô thị mới được định hướng phát triển thành trung tâm thứ hai của thành phố. Bên cạnh một số công trình đã được xây dựng (như khu tổ hợp Maner), hàng loạt các dự án với sự tham gia của các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế đang được động thổ hoặc đang lên kế hoạch sẽ định dạng lại Hà Nội và định vị lại khu trung tâm thương mại của thành phố.
Ví như, chỉ tính trên đường Phạm Hùng đã có: Công ty Keangnam (Hàn Quốc) đang xây dựng tổ hợp đa chức năng trên khu đất rộng 46.281m2 (đường Phạm Hùng) bao gồm: khu căn hộ, văn phòng và khách sạn, trong đó có tòa nhà văn phòng 27 tầng với diện tích 209.746m2. Tổng vốn đầu tư của dự án này lên đến 1,05 tỷ USD, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Liên doanh Vigracera Corp, Orix Group, UOL Overseas Development Group đầu tư 235 triệu USD để xây dựng khu tổ hợp Orix Plaza, bao gồm khách sạn, căn hộ, trung tâm thương mại và 1 tòa nhà văn phòng cao 30 tầng. Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào quý 4/2009. Tháp CEO của công ty cổ phần đầu tư CEO - Vinaconex 9 (hoàn thành vào quý 1/2010) sẽ cung cấp cho thị trường 31.600 m2 văn phòng...
Bên đường Trần Duy Hưng, Công ty Charmvit (Hàn Quốc) cũng đã đầu tư 80 triệu USD xây dựng dự án Hanoi Plaza với một khách sạn 5 sao 360 phòng và một cao ốc văn phòng cho thuê rộng 54.000 m2. Trên đường Lê Đức Thọ, công ty Trần Hồng Quân đã động thổ tổ hợp Crown Plaza (dự kiến hoàn thành công trình vào năm 2009), bao gồm khách sạn 5 sao, khu căn hộ và khu văn phòng. Riêng khu văn phòng có tổng diện tích sàn 15.880m2.
Ngoài ra, trong khu vực Mỹ Đình còn có nhiều dự án khác như tổ hợp khách sạn, căn hộ và văn phòng của tập đoàn Riviera (Nhật Bản); tháp Apex 27 tầng của công ty cổ phần Cavico; tổ hợp Taisei của liên doanh quốc tế Taisei với 16 tầng văn phòng và căn hộ cho thuê...
Trong 5 năm tới, Mỹ Đình và khu vực lân cận sẽ đón nhận một loạt cao ốc văn phòng mới thuộc các dự án đa phức hợp với tổng diện tích văn phòng cho thuê lên tới gần 500.000 m2.
Theo ước tính của CBRE, khi lượng cung văn phòng hạng A và B tại Hà Nội đạt mức 500.000m2 thì quy mô thị trường văn phòng của Hà Nội cũng mới chỉ bằng 1/8 quy mô thị trường Bangkok. Như vậy, bài toán cung - cầu của thị trường văn phòng với cán cân nặng về bên cầu nhiều hơn vẫn cần tìm lời giải trong cả năm nay lẫn năm tới.
Một lượng lớn các khu văn phòng hạng A và B đi vào hoạt động năm 2009-2011 sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, làm tăng sức hấp dẫn của Hà Nội trong mắt giới kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên, trong quý 3/2007 và ở tương lai gần, lượng cung cho thị trường văn phòng Hà Nội vẫn hạn chế, hiệu suất sử dụng cao và nhu cầu ngày càng lớn khiến giá cho thuê vẫn tăng.
Cung vẫn chưa đáp ứng cầu
Theo thống kê của CBRE Vietnam, trong quý 2 và quý 3/2007 không có nguồn cung mới ở mảng thị trường này. Hệ số sử dụng hiện nay đã đạt đến 99,7% với các tòa nhà văn phòng hạng A và những tòa nhà vừa đi vào hoạt động cũng đã được thuê 100%. Giá thuê văn phòng hạng A tăng 1% và hạng B là 5% so với quý trước.
Tập đoàn bất động sản Savills cho biết: thị trường văn phòng Hà Nội hiện có 39 tòa văn phòng loại A và B với tổng diện tích khoảng 285.000 m2. Giá thuê đạt đỉnh điểm là 50USD/m2/tháng với những tòa nhà hạng A. Sở dĩ mức giá thuê cao như vậy bởi khu văn phòng trong trung tâm thương mại thành phố hầu như không còn chỗ trống.
Trong khi đó, nhu cầu thuê văn phòng rất cao, đặc biệt ở khu trung tâm bởi con số công ty trong và ngoài nước được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng. Đa số nhu cầu của khách hàng là văn phòng với diện tích dưới 150m2. Điều này cho thấy phần lớn khách thuê là những công ty vừa và nhỏ hoặc các công ty nước ngoài mới vào hoạt động trên thị trường thành phố.
Trong 5 năm tới, thị trường văn phòng Hà Nội sẽ có thêm khoảng 1.202.000m2 được đưa vào sử dụng, trong đó 36.000m2 sẽ có mặt vào cuối năm nay. Ước tính nguồn cung về thị trường văn phòng ở các khu ngoại ô trong vòng 3 năm tới chiếm khoảng 42% nguồn cung mới. Do đó, thời điểm trước mắt, tỷ lệ thuê tiếp tục tăng. Giá thuê với các tòa nhà loại A có khả năng vượt mức 50 USD/m2/tháng. Hầu hết các văn phòng được đưa vào sử dụng trong năm nay đã được đặt trước.
Sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng FDI, Việt Nam gia nhập WTO, sự thành lập mới, nhu cầu mở rộng văn phòng của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và sự mở rộng quy mô hoạt động của các công ty lớn Việt Nam là các nhân tố kích cầu thị trường này. Tuy nhiên, với sự góp mặt của số lượng lớn diện tích văn phòng tại các tổ hợp đa chức năng thuộc khu vực Mỹ Đình, thị trường văn phòng Hà Nội sẽ tăng gấp nhiều lần trong vòng 3-5 năm tới.
Nguồn cung tăng mạnh từ các dự án lớn
Theo ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE: Mỹ Đình là khu đô thị mới phát triển nhanh nhất tại Hà Nội. Nằm ở khu vực rìa phía tây của Hà Nội, bám theo trục đường Phạm Hùng, Mỹ Đình là khu đô thị mới được định hướng phát triển thành trung tâm thứ hai của thành phố. Bên cạnh một số công trình đã được xây dựng (như khu tổ hợp Maner), hàng loạt các dự án với sự tham gia của các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế đang được động thổ hoặc đang lên kế hoạch sẽ định dạng lại Hà Nội và định vị lại khu trung tâm thương mại của thành phố.
Ví như, chỉ tính trên đường Phạm Hùng đã có: Công ty Keangnam (Hàn Quốc) đang xây dựng tổ hợp đa chức năng trên khu đất rộng 46.281m2 (đường Phạm Hùng) bao gồm: khu căn hộ, văn phòng và khách sạn, trong đó có tòa nhà văn phòng 27 tầng với diện tích 209.746m2. Tổng vốn đầu tư của dự án này lên đến 1,05 tỷ USD, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Liên doanh Vigracera Corp, Orix Group, UOL Overseas Development Group đầu tư 235 triệu USD để xây dựng khu tổ hợp Orix Plaza, bao gồm khách sạn, căn hộ, trung tâm thương mại và 1 tòa nhà văn phòng cao 30 tầng. Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào quý 4/2009. Tháp CEO của công ty cổ phần đầu tư CEO - Vinaconex 9 (hoàn thành vào quý 1/2010) sẽ cung cấp cho thị trường 31.600 m2 văn phòng...
Bên đường Trần Duy Hưng, Công ty Charmvit (Hàn Quốc) cũng đã đầu tư 80 triệu USD xây dựng dự án Hanoi Plaza với một khách sạn 5 sao 360 phòng và một cao ốc văn phòng cho thuê rộng 54.000 m2. Trên đường Lê Đức Thọ, công ty Trần Hồng Quân đã động thổ tổ hợp Crown Plaza (dự kiến hoàn thành công trình vào năm 2009), bao gồm khách sạn 5 sao, khu căn hộ và khu văn phòng. Riêng khu văn phòng có tổng diện tích sàn 15.880m2.
Ngoài ra, trong khu vực Mỹ Đình còn có nhiều dự án khác như tổ hợp khách sạn, căn hộ và văn phòng của tập đoàn Riviera (Nhật Bản); tháp Apex 27 tầng của công ty cổ phần Cavico; tổ hợp Taisei của liên doanh quốc tế Taisei với 16 tầng văn phòng và căn hộ cho thuê...
Trong 5 năm tới, Mỹ Đình và khu vực lân cận sẽ đón nhận một loạt cao ốc văn phòng mới thuộc các dự án đa phức hợp với tổng diện tích văn phòng cho thuê lên tới gần 500.000 m2.
Theo ước tính của CBRE, khi lượng cung văn phòng hạng A và B tại Hà Nội đạt mức 500.000m2 thì quy mô thị trường văn phòng của Hà Nội cũng mới chỉ bằng 1/8 quy mô thị trường Bangkok. Như vậy, bài toán cung - cầu của thị trường văn phòng với cán cân nặng về bên cầu nhiều hơn vẫn cần tìm lời giải trong cả năm nay lẫn năm tới.