Vàng chốt hạ một tháng mất giá nặng nề
Giá vàng sáng nay tăng thêm 100.000 đồng/lượng, nhưng đã giảm 800.000 đồng/lượng trong tháng 7
Tăng khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tháng 7 tại thị trường New York, nhưng giá vàng thế giới vẫn có một tháng trượt mạnh nhất từ cuối năm ngoái. Trong nước, giá vàng sáng cuối tuần hôm nay tăng thêm 100.000 đồng/lượng, nhưng đang thấp hơn so với thời điểm cách đây 1 tháng khoảng 800.000 đồng/lượng.
Dữ liệu về tăng trưởng GDP quý 2 của Mỹ công bố hôm qua đã không đạt mức dự báo trước đó của giới phân tích. Bộ Thương mại Mỹ cho hay, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 2,4%, thấp hơn so với mức sau điều chỉnh 3,7% của quý trước đó và mức dự báo 2,5% của giới phân tích. Cùng với đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống còn 67,8 từ mức 76 điểm tháng trước.
Trước những thông tin kinh tế đáng quan ngại nói trên, giới đầu tư đã tăng cường mua vàng để tìm kiếm sự an toàn. Chốt phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay tăng 14,9 USD/oz (1,3%) so với giá đóng cửa phiên liền trước, đạt 1.182,4 USD/oz.
Trong tháng 7 này, vàng đã giảm giá khoảng 5%, đánh dấu tháng mất giá nặng nề nhất kể từ tháng 12/2009 tới nay. Tháng 7 chứng kiến sự sa sút mạnh trong vai trò “hầm trú ẩn” của kim loại quý cùng với sự lắng dịu của khủng hoảng nợ châu Âu. Bên cạnh đó, triển vọng lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế yếu cũng khiến vàng không thể phát huy vai trò chống lạm phát.
Vàng nằm trong số những loại hàng hóa cơ bản mất giá nặng nề nhất trong tháng 7, dù được hỗ trợ ít nhiều bởi lực mua vào ở vùng giá thấp.
Các quỹ đầu cơ lớn đã mạnh tay bán vàng ra trong tháng. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện chỉ còn nắm giữ 1.282,3 tấn vàng, giảm 18,5 tấn so với cách đây 3 ngày. Trong tháng 7, quỹ này đã xả tổng cộng 37,2 tấn vàng, tương đương 2,8% khối lượng nắm giữ, từ chỗ gần như chỉ có mua vào trong các tháng 5 và 6.
Theo giới phân tích, việc SPDR Gold liên tục bán ra đang gây áp lực mất giá lớn đối với vàng. Bên cạnh đó, xét trên phương diện kỹ thuật, giá vàng còn có nguy cơ giảm sâu hơn sau khi đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.175 USD/oz hồi đầu tuần này.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 đóng cửa phiên cuối tháng 7 tại New York với mức tăng 0,59 USD/thùng so với phiên trước, đạt mức 78,95 USD/thùng. Trong tháng 7, giá dầu đã tăng 3,29 USD/thùng, tương đương mức tăng 4,4%.
Khủng hoảng nợ không còn căng thẳng ở khu vực châu Âu, cộng với mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của hàng loạt doanh nghiệp lớn đã hỗ trợ cho giá dầu trong tháng. Mùa bão bắt đầu trên khu vực sản xuất dầu chính của nước Mỹ là Vịnh Mexico cũng giúp dầu tăng giá tháng này. Tuy nhiên, giá “vàng đen” khó có những cú bứt phá mạnh trên mức 80 USD/thùng vì sự hồ nghi về triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn còn đó khi vẫn có nhiều dữ liệu kinh tế kém khả quan được công bố.
Đồng USD đóng cửa tháng 7 tại New York với mức tỷ giá 1,30 USD/Euro, giảm 6,1% so với tháng 7. Đồng tiền chung châu Âu đã lấy lại sức mạnh trước “bạc xanh” trong tháng này khi mà tình hình ở khu vực đã dần bình ổn trở lại.
Trong nước, giá vàng miếng các thương hiệu sáng nay phổ biến ở mức trên 27,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và xấp xỉ 27,80 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối ngày hôm qua, giá vàng đã tăng 90.000-100.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước sáng nay tăng chậm hơn giá vàng thế giới. Nếu có cùng mức tăng với giá vàng thế giới đêm qua, thì giá vàng trong nước phải tăng khoảng 360.000 đồng/lượng. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vì thế đã co hẹp lại, còn 250.000 đồng/lượng, trong đó vàng trong nước vẫn đắt hơn.
Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SBJ tại Sacombank-SBJ lúc 10h50 là 27,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27.78 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội, chi nhánh SJC cùng thời điểm công bố giá vàng SJC ở mức 27,71 triệu đồng/lượng và 27,79 triệu đồng/lượng.
So với thời điểm cuối tháng 6, giá vàng trong nước hiện đã giảm chừng 800.000 đồng/lượng. Mốc giá quan trọng mà giá vàng trong nước đánh mất trong tháng 7 chính là mốc 28 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng vật chất trong nước trầm lắng suốt tháng, dù giới kinh doanh vàng kỳ vọng mức giá vàng dưới 28 triệu đồng/lượng đủ sức hấp dẫn để khuyến khích người dân mua vào.
Một vấn đề đáng chú ý khác của thị trường vàng trong nước trong tháng 7 này là câu chuyện nhập khẩu vàng. Dù có chủ trương cho nhập vàng từ hồi đầu tháng, nhưng Ngân hàng Nhà nước tới thời điểm này vẫn chưa cấp phép cho đơn vị nào.
Trong khi đó, dù giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới, nhưng một số người trong giới kinh doanh vàng cũng thừa nhận, nhập vàng về chưa chắc đã tiêu thụ mạnh vì lực cầu thấp, mà rủi ro cũng rất lớn do giá vàng thế giới đang chịu áp lực giảm mạnh.
Dữ liệu về tăng trưởng GDP quý 2 của Mỹ công bố hôm qua đã không đạt mức dự báo trước đó của giới phân tích. Bộ Thương mại Mỹ cho hay, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 2,4%, thấp hơn so với mức sau điều chỉnh 3,7% của quý trước đó và mức dự báo 2,5% của giới phân tích. Cùng với đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống còn 67,8 từ mức 76 điểm tháng trước.
Trước những thông tin kinh tế đáng quan ngại nói trên, giới đầu tư đã tăng cường mua vàng để tìm kiếm sự an toàn. Chốt phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay tăng 14,9 USD/oz (1,3%) so với giá đóng cửa phiên liền trước, đạt 1.182,4 USD/oz.
Trong tháng 7 này, vàng đã giảm giá khoảng 5%, đánh dấu tháng mất giá nặng nề nhất kể từ tháng 12/2009 tới nay. Tháng 7 chứng kiến sự sa sút mạnh trong vai trò “hầm trú ẩn” của kim loại quý cùng với sự lắng dịu của khủng hoảng nợ châu Âu. Bên cạnh đó, triển vọng lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế yếu cũng khiến vàng không thể phát huy vai trò chống lạm phát.
Vàng nằm trong số những loại hàng hóa cơ bản mất giá nặng nề nhất trong tháng 7, dù được hỗ trợ ít nhiều bởi lực mua vào ở vùng giá thấp.
Các quỹ đầu cơ lớn đã mạnh tay bán vàng ra trong tháng. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện chỉ còn nắm giữ 1.282,3 tấn vàng, giảm 18,5 tấn so với cách đây 3 ngày. Trong tháng 7, quỹ này đã xả tổng cộng 37,2 tấn vàng, tương đương 2,8% khối lượng nắm giữ, từ chỗ gần như chỉ có mua vào trong các tháng 5 và 6.
Theo giới phân tích, việc SPDR Gold liên tục bán ra đang gây áp lực mất giá lớn đối với vàng. Bên cạnh đó, xét trên phương diện kỹ thuật, giá vàng còn có nguy cơ giảm sâu hơn sau khi đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.175 USD/oz hồi đầu tuần này.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 đóng cửa phiên cuối tháng 7 tại New York với mức tăng 0,59 USD/thùng so với phiên trước, đạt mức 78,95 USD/thùng. Trong tháng 7, giá dầu đã tăng 3,29 USD/thùng, tương đương mức tăng 4,4%.
Khủng hoảng nợ không còn căng thẳng ở khu vực châu Âu, cộng với mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của hàng loạt doanh nghiệp lớn đã hỗ trợ cho giá dầu trong tháng. Mùa bão bắt đầu trên khu vực sản xuất dầu chính của nước Mỹ là Vịnh Mexico cũng giúp dầu tăng giá tháng này. Tuy nhiên, giá “vàng đen” khó có những cú bứt phá mạnh trên mức 80 USD/thùng vì sự hồ nghi về triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn còn đó khi vẫn có nhiều dữ liệu kinh tế kém khả quan được công bố.
Đồng USD đóng cửa tháng 7 tại New York với mức tỷ giá 1,30 USD/Euro, giảm 6,1% so với tháng 7. Đồng tiền chung châu Âu đã lấy lại sức mạnh trước “bạc xanh” trong tháng này khi mà tình hình ở khu vực đã dần bình ổn trở lại.
Trong nước, giá vàng miếng các thương hiệu sáng nay phổ biến ở mức trên 27,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và xấp xỉ 27,80 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối ngày hôm qua, giá vàng đã tăng 90.000-100.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước sáng nay tăng chậm hơn giá vàng thế giới. Nếu có cùng mức tăng với giá vàng thế giới đêm qua, thì giá vàng trong nước phải tăng khoảng 360.000 đồng/lượng. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vì thế đã co hẹp lại, còn 250.000 đồng/lượng, trong đó vàng trong nước vẫn đắt hơn.
Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SBJ tại Sacombank-SBJ lúc 10h50 là 27,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27.78 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội, chi nhánh SJC cùng thời điểm công bố giá vàng SJC ở mức 27,71 triệu đồng/lượng và 27,79 triệu đồng/lượng.
So với thời điểm cuối tháng 6, giá vàng trong nước hiện đã giảm chừng 800.000 đồng/lượng. Mốc giá quan trọng mà giá vàng trong nước đánh mất trong tháng 7 chính là mốc 28 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng vật chất trong nước trầm lắng suốt tháng, dù giới kinh doanh vàng kỳ vọng mức giá vàng dưới 28 triệu đồng/lượng đủ sức hấp dẫn để khuyến khích người dân mua vào.
Một vấn đề đáng chú ý khác của thị trường vàng trong nước trong tháng 7 này là câu chuyện nhập khẩu vàng. Dù có chủ trương cho nhập vàng từ hồi đầu tháng, nhưng Ngân hàng Nhà nước tới thời điểm này vẫn chưa cấp phép cho đơn vị nào.
Trong khi đó, dù giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới, nhưng một số người trong giới kinh doanh vàng cũng thừa nhận, nhập vàng về chưa chắc đã tiêu thụ mạnh vì lực cầu thấp, mà rủi ro cũng rất lớn do giá vàng thế giới đang chịu áp lực giảm mạnh.