Vàng cung không đáp ứng cầu
Sản lượng vàng thế giới giảm, trong khi các nhà đầu cơ tiếp tục tung tiền mua tích trữ đã đẩy giá vàng tăng cao
Sản lượng vàng thế giới giảm, trong khi các nhà đầu cơ tiếp tục tung tiền mua tích trữ đã đẩy giá vàng tăng cao.
Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 16/3 đã đạt mức 650,50 USD/oz, tăng 2,80 USD/oz so với phiên giao dịch trước đó do thị trường chứng khoán thế giới phục hồi và giá dầu thô thế giới vẫn ổn định ở mức cao.
Tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 4/2007 lên 650,50 USD/oz. Giá vàng tăng tại các thị trường chủ chốt ở châu Á như Tokyo, Singapore và Hồng Kông giao dịch ở mức 648-651 USD/oz.
Tuy nhiên các nhà phân tích thị trường cho rằng kim loại quý mầu vàng đang trong xu hướng tăng giá mạnh hơn xu hướng giảm giá. Tại Sở Giao dịch hàng hoá New York, giá vàng giao dịch ngày 27/2 đã lên tới 689,80 USD/oz. Tại thị trường Hồng Kông, giá vàng là 687 USD/oz, mức cao nhất trong 21 năm qua.
Nhà phân tích Pradeep Unni thuộc Vision Commodities Services DMCC tại Dubai nói những yếu tố thị trường hiện nay đã hỗ trợ cho vàng tăng giá và đang tiến nhanh tới ngưỡng 700 USD/oz trong những ngày tới.
Chuyên gia kim loại quý Yukuji Sonoda thuộc Công ty Daiichi Commodities có trụ sở tại Tokyo cho rằng các nhà đầu cơ vàng, các công ty sản xuất đồ kim hoàn và các nhà đầu tư bán lẻ đã nâng giá vàng lên cao. Chuyên gia kim loại quý Costanza Jacazio tại Barclays Capital ở Luân Đôn nói môi trường kinh tế năm nay dường như sẽ có lợi cho kinh doanh vàng.
Một nguyên nhân khác đẩy giá vàng tăng cao là do các chủ mỏ khai thác vàng tuyên bố giảm sản lượng trong năm nay. Sản lượng vàng thế giới năm 2006 dự báo đạt khoảng 2.570 tấn, mức thấp nhất trong 8 năm qua.
Nam Phi, nước sản xuất và xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới giảm sản lượng 12,8%. Hội đồng khai thác mỏ Nam Phi cho biết có nguy cơ 9 mỏ vàng lớn ở nước này - chiếm tới 30% sản lượng vàng Nam Phi - đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, do đồng Rand tăng giá so với đồng USD, chi phí sản xuất quá cao, lợi nhuận công ty giảm sút.
Ngành khai thác và kinh doanh vàng từng đem lại cho nước này nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, chiếm 30% thu nhập ngoại tệ và hơn 50% lực lượng lao động trong ngành công nghiệp khai khoáng. Riêng khu vực khai thác vàng tại vùng lòng chảo Witwatersrand hoạt động hơn 100 năm nay, nơi cung cấp hơn 40.000 tấn vàng cho thế giới.
Cục Khai thác mỏ Nam Phi vừa cho biết sản lượng khai thác vàng của nước này năm 2006 đạt 275.119 kg, giảm 7,5% so với sản lượng năm 2005 đạt 297.311 kg, mức giảm thấp nhất trong vòng 85 năm trở lại đây.
Theo Reuters, hai tập đoàn khai thác vàng lớn nhất nhì thế giới là Barrick Gold Corp và Newmont Mining Corp thông báo sẽ giảm sản lượng vàng. Năm 2007, Barrick chỉ sản xuất 8,1-8,4 triệu oz so với mức 8,64 triệu oz vàng năm 2006. Newmont nói sản lượng vàng sẽ giảm từ 5,87 triệu oz xuống còn 5,2-5,6 triệu oz trong năm nay.
Australia, nước sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới dự báo sản lượng vàng giảm 3% xuống mức thấp kỷ lục. Ngành khai thác vàng Zimbabue chiếm tới 51% tổng sản lượng khai khoáng, đạt sản lượng hàng năm khoảng 21 tấn, cũng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, vì nhiều mỏ đã phải đóng cửa do môi trường kinh doanh tồi tệ, những khó khăn về tỷ giá hối đoái.
Các công ty khai thác vàng bán vàng cho ngân hàng dự trữ với giá 16.000 Đôla Zimbabue/gram (0,03527 oz), quy đổi khoảng 64 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức, nhưng tính theo giá chợ đen chỉ ở mức 2 USD; tỷ lệ lạm phát phi mã gần 1.600%. Tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng gây khó khăn cho các công ty khai thác mỏ trong việc nhập khẩu các thiết bị thay thế.
Chương trình của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Robert Mugabe đối với việc kiểm soát các mỏ thuộc sở hữu các công ty nước ngoài cũng hạn chế các hoạt động thăm dò và khai thác vàng. Sản lượng vàng của Zimbabue giảm 14,4%, trong đó lượng vàng giao cho ngân hàng Trung Quốc giảm 18% xuống chưa đầy 11 tấn năm 2006.
George Gero, Phó chủ tịch RBC Capital Markets Global Futures nói giá vàng tăng còn do có nguồn tin Bolivia sẽ quốc hữu hoá các công ty khai thác mỏ vi phạm các quy định tư nhân hoá.
Stephen Platt, nhà phân tích thị trường vàng thuộc Archer Financial cho rằng nguồn cung vàng thế giới không theo kịp cầu bùng nổ, điều này đã phản ánh xu hướng giá vàng tăng. Một số nước có dự trữ ngoại tệ lớn như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đang có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu vàng dự trữ.
Một báo cáo vừa công bố cho biết 9 trong 10 ngân hàng trung ương đã đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ, thay vì dự trữ chủ yếu bằng đồng USD như hiện nay. Động thái này đang khiến giá vàng và các kim loại quý khác tăng giá.
Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 16/3 đã đạt mức 650,50 USD/oz, tăng 2,80 USD/oz so với phiên giao dịch trước đó do thị trường chứng khoán thế giới phục hồi và giá dầu thô thế giới vẫn ổn định ở mức cao.
Tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 4/2007 lên 650,50 USD/oz. Giá vàng tăng tại các thị trường chủ chốt ở châu Á như Tokyo, Singapore và Hồng Kông giao dịch ở mức 648-651 USD/oz.
Tuy nhiên các nhà phân tích thị trường cho rằng kim loại quý mầu vàng đang trong xu hướng tăng giá mạnh hơn xu hướng giảm giá. Tại Sở Giao dịch hàng hoá New York, giá vàng giao dịch ngày 27/2 đã lên tới 689,80 USD/oz. Tại thị trường Hồng Kông, giá vàng là 687 USD/oz, mức cao nhất trong 21 năm qua.
Nhà phân tích Pradeep Unni thuộc Vision Commodities Services DMCC tại Dubai nói những yếu tố thị trường hiện nay đã hỗ trợ cho vàng tăng giá và đang tiến nhanh tới ngưỡng 700 USD/oz trong những ngày tới.
Chuyên gia kim loại quý Yukuji Sonoda thuộc Công ty Daiichi Commodities có trụ sở tại Tokyo cho rằng các nhà đầu cơ vàng, các công ty sản xuất đồ kim hoàn và các nhà đầu tư bán lẻ đã nâng giá vàng lên cao. Chuyên gia kim loại quý Costanza Jacazio tại Barclays Capital ở Luân Đôn nói môi trường kinh tế năm nay dường như sẽ có lợi cho kinh doanh vàng.
Một nguyên nhân khác đẩy giá vàng tăng cao là do các chủ mỏ khai thác vàng tuyên bố giảm sản lượng trong năm nay. Sản lượng vàng thế giới năm 2006 dự báo đạt khoảng 2.570 tấn, mức thấp nhất trong 8 năm qua.
Nam Phi, nước sản xuất và xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới giảm sản lượng 12,8%. Hội đồng khai thác mỏ Nam Phi cho biết có nguy cơ 9 mỏ vàng lớn ở nước này - chiếm tới 30% sản lượng vàng Nam Phi - đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, do đồng Rand tăng giá so với đồng USD, chi phí sản xuất quá cao, lợi nhuận công ty giảm sút.
Ngành khai thác và kinh doanh vàng từng đem lại cho nước này nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, chiếm 30% thu nhập ngoại tệ và hơn 50% lực lượng lao động trong ngành công nghiệp khai khoáng. Riêng khu vực khai thác vàng tại vùng lòng chảo Witwatersrand hoạt động hơn 100 năm nay, nơi cung cấp hơn 40.000 tấn vàng cho thế giới.
Cục Khai thác mỏ Nam Phi vừa cho biết sản lượng khai thác vàng của nước này năm 2006 đạt 275.119 kg, giảm 7,5% so với sản lượng năm 2005 đạt 297.311 kg, mức giảm thấp nhất trong vòng 85 năm trở lại đây.
Theo Reuters, hai tập đoàn khai thác vàng lớn nhất nhì thế giới là Barrick Gold Corp và Newmont Mining Corp thông báo sẽ giảm sản lượng vàng. Năm 2007, Barrick chỉ sản xuất 8,1-8,4 triệu oz so với mức 8,64 triệu oz vàng năm 2006. Newmont nói sản lượng vàng sẽ giảm từ 5,87 triệu oz xuống còn 5,2-5,6 triệu oz trong năm nay.
Australia, nước sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới dự báo sản lượng vàng giảm 3% xuống mức thấp kỷ lục. Ngành khai thác vàng Zimbabue chiếm tới 51% tổng sản lượng khai khoáng, đạt sản lượng hàng năm khoảng 21 tấn, cũng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, vì nhiều mỏ đã phải đóng cửa do môi trường kinh doanh tồi tệ, những khó khăn về tỷ giá hối đoái.
Các công ty khai thác vàng bán vàng cho ngân hàng dự trữ với giá 16.000 Đôla Zimbabue/gram (0,03527 oz), quy đổi khoảng 64 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức, nhưng tính theo giá chợ đen chỉ ở mức 2 USD; tỷ lệ lạm phát phi mã gần 1.600%. Tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng gây khó khăn cho các công ty khai thác mỏ trong việc nhập khẩu các thiết bị thay thế.
Chương trình của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Robert Mugabe đối với việc kiểm soát các mỏ thuộc sở hữu các công ty nước ngoài cũng hạn chế các hoạt động thăm dò và khai thác vàng. Sản lượng vàng của Zimbabue giảm 14,4%, trong đó lượng vàng giao cho ngân hàng Trung Quốc giảm 18% xuống chưa đầy 11 tấn năm 2006.
George Gero, Phó chủ tịch RBC Capital Markets Global Futures nói giá vàng tăng còn do có nguồn tin Bolivia sẽ quốc hữu hoá các công ty khai thác mỏ vi phạm các quy định tư nhân hoá.
Stephen Platt, nhà phân tích thị trường vàng thuộc Archer Financial cho rằng nguồn cung vàng thế giới không theo kịp cầu bùng nổ, điều này đã phản ánh xu hướng giá vàng tăng. Một số nước có dự trữ ngoại tệ lớn như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đang có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu vàng dự trữ.
Một báo cáo vừa công bố cho biết 9 trong 10 ngân hàng trung ương đã đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ, thay vì dự trữ chủ yếu bằng đồng USD như hiện nay. Động thái này đang khiến giá vàng và các kim loại quý khác tăng giá.