Vàng đứng giá, chờ “phán quyết” cho Hy Lạp
Các nhà đầu tư vàng quốc tế đang “nín thở” chờ châu Âu ra quyết định cuối cùng về kế hoạch cứu Hy Lạp khỏi bờ vực vỡ nợ
Giá vàng trong nước sáng nay nhích nhẹ so với cuối giờ chiều qua, giá USD tự do cũng đi ngang. Trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư đang “nín thở” chờ châu Âu ra quyết định cuối cùng về kế hoạch cứu Hy Lạp khỏi bờ vực vỡ nợ.
Lúc 10h30 sáng nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ tại Tp.HCM ở mức 44,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,75 triệu đồng/lượng (bán ra), giá mua thấp hơn giá bán tới 400.000 đồng/lượng. Vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) áp dụng mức chênh mua-bán hẹp hơn, ở mức 200.000 đồng/lượng, với 44,57 triệu đồng/lượng cho chiều mua và 44,77 triệu đồng/lượng cho chiều bán.
Tại Hà Nội, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng SJC mà Công ty Phú Quý đang áp dụng đã giảm còn 90.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC tại doanh nghiệp này lúc 10h30 là 44,68 triệu đồng/lượng và 44,77 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.
Vàng Rồng Thăng Long cùng thời điểm được Công ty Bảo Tín Minh Châu báo giá dưới 44 triệu đồng/lượng, mua vào ở mức 43,65 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 43,9 triệu đồng/lượng. Vàng AAA của Công ty Vàng bạc đá quý Agribank (AJC) đang “được giá” hơn vàng Rồng Thăng Long, với giá thu mua là 43,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 44,3 triệu đồng/lượng.
So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC hiện tăng 20.000 đồng/lượng, còn nếu so với sáng qua, giá vàng giảm 30.000 đồng/lượng. Từ đầu giờ sáng đến hơn 10h30 sáng nay, các doanh nghiệp kim hoàn lớn chỉ có 1-2 lần đổi giá.
Đã hơn nửa tháng nay, giá vàng trong nước không thể “thoát” khỏi vùng 44,7-44,9 triệu đồng/lượng. Xu thế đi ngang và thiếu yếu tố bất ngờ này của giá vàng khiến giao dịch vàng miếng kém sôi động. Thị trường đang tiếp tục ở trong những ngày trầm lắng, với khối lượng giao dịch tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn được ghi nhận ở mức thấp.
Giá vàng trong nước khó bứt phá khi giá vàng thế giới trong hơn 2 tuần trở lại đây “lình xình” trong khoảng 1.720-1.740 USD/oz. Xu hướng giảm giá của giá USD trong nước cũng là một nhân tố quan trọng kìm hãm sự đi lên của giá vàng.
Giá USD tự do mấy ngày gần đây đã tạm dừng đà giảm giá kéo dài suốt 2 tuần trước đó và ổn định trên mức 20.800 đồng. Ngoại tệ này tại Hà Nội sáng nay có giá phổ biến ở mức 20.810 đồng (mua vào) và 20.830 đồng (bán ra), không thay đổi so với sáng qua.
Báo giá USD tại các ngân hàng thương mại hiện vẫn đang cao hơn ngoài “chợ đen”. Vietcombank sáng nay niêm yết giá USD ở mức 20.810 đồng (mua vào) và 20.860 đồng (bán ra), giữ nguyên so với sáng qua. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng đang được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 20.828 đồng.
Giá vàng quốc tế biến giảm nhẹ trong đầu giờ phiên sáng nay tại châu Á, nhưng sau đó chuyển tăng nhẹ khi có tin về việc các nhà chức trách châu Âu đạt thỏa thuận giải cứu Hy Lạp .
Lúc 10h10 giờ Việt Nam, vàng giao ngay có giá 1.737 USD/oz, cao hơn 1,9 USD/oz so với đóng cửa đêm qua tại New York. Phiên đêm qua, giá vàng chốt ở mức 1.735,1 USD/oz, cao hơn 10,3 USD/oz (0,6%) so với đóng cửa phiên liền trước.
Đêm qua, thị trường vàng kỳ hạn của Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tổng thống (Presidents Day).
Theo tin từ Reuters, lúc hơn 10h sáng nay giờ Việt Nam, các nhà chức trách châu Âu đã đạt thỏa thuận tung cho Hy Lạp một gói cứu trợ trị giá 130 tỷ USD để nước này thoát nguy cơ vỡ nợ vào tháng 3 tới.
Thỏa thuận này chưa được công bố chính thức, nhưng đã được một số nguồn thân cận tiết lộ với Reuters. Đây là kết quả cuộc họp kéo dài suốt từ chiều ngày thứ Hai cho tới rạng sáng ngày thứ Ba giữa các bộ trưởng tài chính thuộc khối Eurozone.
Giới chuyên môn nhận định, thỏa thuận cứu trợ mới dành cho Athens có thể tháo gỡ nút thắt đối với giá vàng tồn tại suốt hơn nửa tháng qua. Ngoài ra, kim loại quý này còn đang được hỗ trợ trong trung hạn bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của các nền kinh tế lớn nhằm mục đích hỗ trợ tăng trưởng.
Mức giá hiện tại của vàng quốc tế quy đổi theo giá USD tự do tương đương khoảng 43,5 triệu đồng/lượng, chưa tính các chi phí khác, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ trong nước 1,3 triệu đồng/lượng. Theo nhận định của Công ty Sacombank-SBJ, thị trường vàng trong nước giờ đã “quen” với việc giá vàng trong nước cao hơn thế giới 1-1,4 triệu đồng/lượng.
Lúc 10h30 sáng nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ tại Tp.HCM ở mức 44,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,75 triệu đồng/lượng (bán ra), giá mua thấp hơn giá bán tới 400.000 đồng/lượng. Vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) áp dụng mức chênh mua-bán hẹp hơn, ở mức 200.000 đồng/lượng, với 44,57 triệu đồng/lượng cho chiều mua và 44,77 triệu đồng/lượng cho chiều bán.
Tại Hà Nội, khoảng cách giữa giá mua và bán vàng SJC mà Công ty Phú Quý đang áp dụng đã giảm còn 90.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC tại doanh nghiệp này lúc 10h30 là 44,68 triệu đồng/lượng và 44,77 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.
Vàng Rồng Thăng Long cùng thời điểm được Công ty Bảo Tín Minh Châu báo giá dưới 44 triệu đồng/lượng, mua vào ở mức 43,65 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 43,9 triệu đồng/lượng. Vàng AAA của Công ty Vàng bạc đá quý Agribank (AJC) đang “được giá” hơn vàng Rồng Thăng Long, với giá thu mua là 43,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 44,3 triệu đồng/lượng.
So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC hiện tăng 20.000 đồng/lượng, còn nếu so với sáng qua, giá vàng giảm 30.000 đồng/lượng. Từ đầu giờ sáng đến hơn 10h30 sáng nay, các doanh nghiệp kim hoàn lớn chỉ có 1-2 lần đổi giá.
Đã hơn nửa tháng nay, giá vàng trong nước không thể “thoát” khỏi vùng 44,7-44,9 triệu đồng/lượng. Xu thế đi ngang và thiếu yếu tố bất ngờ này của giá vàng khiến giao dịch vàng miếng kém sôi động. Thị trường đang tiếp tục ở trong những ngày trầm lắng, với khối lượng giao dịch tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn được ghi nhận ở mức thấp.
Giá vàng trong nước khó bứt phá khi giá vàng thế giới trong hơn 2 tuần trở lại đây “lình xình” trong khoảng 1.720-1.740 USD/oz. Xu hướng giảm giá của giá USD trong nước cũng là một nhân tố quan trọng kìm hãm sự đi lên của giá vàng.
Giá USD tự do mấy ngày gần đây đã tạm dừng đà giảm giá kéo dài suốt 2 tuần trước đó và ổn định trên mức 20.800 đồng. Ngoại tệ này tại Hà Nội sáng nay có giá phổ biến ở mức 20.810 đồng (mua vào) và 20.830 đồng (bán ra), không thay đổi so với sáng qua.
Báo giá USD tại các ngân hàng thương mại hiện vẫn đang cao hơn ngoài “chợ đen”. Vietcombank sáng nay niêm yết giá USD ở mức 20.810 đồng (mua vào) và 20.860 đồng (bán ra), giữ nguyên so với sáng qua. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng đang được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 20.828 đồng.
Giá vàng quốc tế biến giảm nhẹ trong đầu giờ phiên sáng nay tại châu Á, nhưng sau đó chuyển tăng nhẹ khi có tin về việc các nhà chức trách châu Âu đạt thỏa thuận giải cứu Hy Lạp .
Lúc 10h10 giờ Việt Nam, vàng giao ngay có giá 1.737 USD/oz, cao hơn 1,9 USD/oz so với đóng cửa đêm qua tại New York. Phiên đêm qua, giá vàng chốt ở mức 1.735,1 USD/oz, cao hơn 10,3 USD/oz (0,6%) so với đóng cửa phiên liền trước.
Đêm qua, thị trường vàng kỳ hạn của Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tổng thống (Presidents Day).
Theo tin từ Reuters, lúc hơn 10h sáng nay giờ Việt Nam, các nhà chức trách châu Âu đã đạt thỏa thuận tung cho Hy Lạp một gói cứu trợ trị giá 130 tỷ USD để nước này thoát nguy cơ vỡ nợ vào tháng 3 tới.
Thỏa thuận này chưa được công bố chính thức, nhưng đã được một số nguồn thân cận tiết lộ với Reuters. Đây là kết quả cuộc họp kéo dài suốt từ chiều ngày thứ Hai cho tới rạng sáng ngày thứ Ba giữa các bộ trưởng tài chính thuộc khối Eurozone.
Giới chuyên môn nhận định, thỏa thuận cứu trợ mới dành cho Athens có thể tháo gỡ nút thắt đối với giá vàng tồn tại suốt hơn nửa tháng qua. Ngoài ra, kim loại quý này còn đang được hỗ trợ trong trung hạn bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của các nền kinh tế lớn nhằm mục đích hỗ trợ tăng trưởng.
Mức giá hiện tại của vàng quốc tế quy đổi theo giá USD tự do tương đương khoảng 43,5 triệu đồng/lượng, chưa tính các chi phí khác, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ trong nước 1,3 triệu đồng/lượng. Theo nhận định của Công ty Sacombank-SBJ, thị trường vàng trong nước giờ đã “quen” với việc giá vàng trong nước cao hơn thế giới 1-1,4 triệu đồng/lượng.