Vàng SJC sẽ đổi sang thương hiệu... Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sắp tới, khi điều kiện cho phép, vàng miếng mang thương hiệu SJC sẽ được đổi thành SBV
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sắp tới, khi điều kiện cho phép, vàng miếng mang thương hiệu SJC sẽ được đổi thành SBV.
Thông tin này được Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra để trả lời cho câu hỏi của đại biểu Quốc hội tại phần chất vấn đang diễn ra sáng nay (25/11).
Nhiều đại biểu lo ngại rằng, khi dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Chính phủ xin ý kiến các bộ ngành hiện nay được ban hành, hoạt động kinh doanh và sản xuất vàng miếng sẽ chỉ còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với thương hiệu SJC độc quyền trên thị trường. Điều này đi cùng với lợi ích nhóm, cũng như sự “ra đi” của nhiều doanh nghiệp và thương hiệu khác.
Trả lời nội dung này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nói ngắn gọn: “Sau một thời gian hoạt động, SJC hiện đã chiếm 90% thị phần. Đây là đơn vị thuộc UBND Tp.HCM. Chúng tôi đã bàn với UBND Tp.HCM và theo đó SJC sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, qua đó Nhà nước vẫn giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng, tiết giảm được chi phí trong sản xuất”.
Ông Bình nhấn mạnh thêm, qua đó, “nên hiểu nhãn vàng SJC là nhãn vàng của Ngân hàng Nhà nước, khi điều kiện cho phép chúng tôi sẽ chuyển đổi thương hiệu đó và in lên vàng miếng là SBV”. SBV hiện là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước.
Trong vấn đề này, liên quan đến độc quyền, lợi ích nhóm, hay sự thiệt thòi của các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần phải “hy sinh vì lợi ích quốc gia và vì yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.
Ông dẫn lại thực tế, mặt pháp lý quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng hiện còn nhiều bất cập. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 có quy định Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý vàng, nhưng theo các văn bản dưới luật thì có sự chồng chéo, hoặc tách bạch gây khó khăn trong quản lý.
Ngân hàng Nhà nước được quản lý đầu vào qua nhập khẩu vàng, nguyên liệu cho sản xuất. Nhưng khi vàng thành phẩm ra (vàng miếng) thì được xem là hàng hóa thông thường, được giao dịch tự do; và khi là hàng hóa thì lại thuộc Bộ Công Thương quản lý. Nhiều doanh nghiệp tư nhân theo đó “thỏa sức” dập vàng miếng ra bán.
Từ năm 2008 trở lại đây, thị trường thế giới bất ổn, giá vàng nhiều biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, trong khi mặt bằng pháp lý để quản lý còn bất cập như vậy. Từ đây, việc xây dựng dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng với trọng tâm là tập trung sự quản lý, điều tiết, thậm chí độc quyền ở Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.
“Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này, thì các nhóm lợi ích đó là đi trái lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95 về xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cũng đang gấp rút xây dựng đề án Nhà nước huy động vàng trong dân cư. Cùng với nghị định sắp ban hành, ba công cụ đó sẽ tạo điều kiện để quản lý tốt hơn theo nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu, mua bán và gửi vàng miếng có khả năng sinh lãi của người dân; Nhà nước huy động vàng trong dân để phục vụ quốc kế dân sinh.
Trao đổi với VnEconomy bên lề phiên chất vấn tại nghị trường, một chuyên gia cho rằng, vàng hiện nay vẫn là một loại tiền tệ đặc biệt, vì nó có chức năng thanh toán. “Khi nó có chức năng thanh toán, là một loại tiền tệ đặc biệt như vậy thì cần phải duy nhất là Nhà nước sản xuất. Các chức năng khác như phương tiện tích trữ, phòng ngừa rủi ro của nó đối với người dân vẫn được đảm bảo", chuyên gia này nói.
Thông tin này được Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra để trả lời cho câu hỏi của đại biểu Quốc hội tại phần chất vấn đang diễn ra sáng nay (25/11).
Nhiều đại biểu lo ngại rằng, khi dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Chính phủ xin ý kiến các bộ ngành hiện nay được ban hành, hoạt động kinh doanh và sản xuất vàng miếng sẽ chỉ còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với thương hiệu SJC độc quyền trên thị trường. Điều này đi cùng với lợi ích nhóm, cũng như sự “ra đi” của nhiều doanh nghiệp và thương hiệu khác.
Trả lời nội dung này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nói ngắn gọn: “Sau một thời gian hoạt động, SJC hiện đã chiếm 90% thị phần. Đây là đơn vị thuộc UBND Tp.HCM. Chúng tôi đã bàn với UBND Tp.HCM và theo đó SJC sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, qua đó Nhà nước vẫn giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng, tiết giảm được chi phí trong sản xuất”.
Ông Bình nhấn mạnh thêm, qua đó, “nên hiểu nhãn vàng SJC là nhãn vàng của Ngân hàng Nhà nước, khi điều kiện cho phép chúng tôi sẽ chuyển đổi thương hiệu đó và in lên vàng miếng là SBV”. SBV hiện là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước.
Trong vấn đề này, liên quan đến độc quyền, lợi ích nhóm, hay sự thiệt thòi của các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần phải “hy sinh vì lợi ích quốc gia và vì yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.
Ông dẫn lại thực tế, mặt pháp lý quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng hiện còn nhiều bất cập. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 có quy định Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý vàng, nhưng theo các văn bản dưới luật thì có sự chồng chéo, hoặc tách bạch gây khó khăn trong quản lý.
Ngân hàng Nhà nước được quản lý đầu vào qua nhập khẩu vàng, nguyên liệu cho sản xuất. Nhưng khi vàng thành phẩm ra (vàng miếng) thì được xem là hàng hóa thông thường, được giao dịch tự do; và khi là hàng hóa thì lại thuộc Bộ Công Thương quản lý. Nhiều doanh nghiệp tư nhân theo đó “thỏa sức” dập vàng miếng ra bán.
Từ năm 2008 trở lại đây, thị trường thế giới bất ổn, giá vàng nhiều biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, trong khi mặt bằng pháp lý để quản lý còn bất cập như vậy. Từ đây, việc xây dựng dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng với trọng tâm là tập trung sự quản lý, điều tiết, thậm chí độc quyền ở Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.
“Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này, thì các nhóm lợi ích đó là đi trái lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95 về xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cũng đang gấp rút xây dựng đề án Nhà nước huy động vàng trong dân cư. Cùng với nghị định sắp ban hành, ba công cụ đó sẽ tạo điều kiện để quản lý tốt hơn theo nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu, mua bán và gửi vàng miếng có khả năng sinh lãi của người dân; Nhà nước huy động vàng trong dân để phục vụ quốc kế dân sinh.
Trao đổi với VnEconomy bên lề phiên chất vấn tại nghị trường, một chuyên gia cho rằng, vàng hiện nay vẫn là một loại tiền tệ đặc biệt, vì nó có chức năng thanh toán. “Khi nó có chức năng thanh toán, là một loại tiền tệ đặc biệt như vậy thì cần phải duy nhất là Nhà nước sản xuất. Các chức năng khác như phương tiện tích trữ, phòng ngừa rủi ro của nó đối với người dân vẫn được đảm bảo", chuyên gia này nói.