Vàng tăng giá, không có hiện tượng ngân hàng thu gom
Giá vàng miếng bước sang ngày tăng thứ hai liên tiếp. Không có hiện tượng ngân hàng thu gom vàng ở hạn cuối 30/6
Giá vàng miếng sáng nay (30/6) bước sang ngày tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá USD tại các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm thêm. Thị trường không có hiện tượng ngân hàng thu gom vàng để tất toán tài khoản huy động theo hạn 30/6.
Tính đến hơn 10h sáng nay, vàng miếng các thương hiệu được nâng giá thêm 70.000 - 80.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều thu mua và bán ra so với cuối giờ chiều qua. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và bán vàng được các doanh nghiệp giữ ở mức khá hẹp, từ 40.000-80.000 đồng/lượng.
Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý giao dịch vàng SJC ở các mức giá 37,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,88 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM được Công ty Sacombank-SBJ yết giá ở mức 37,82 triệu đồng/lượng và 37,86 triệu đồng/lượng.
Theo giới kinh doanh vàng, dù tâm lý của người dân đã được giải tỏa phần nào sau khi dự thảo thông tư về quản lý thị trường vàng tiếp tục cho phép giao dịch vàng miếng, khối lượng giao dịch kim loại này vẫn chưa có được sự gia tăng mạnh mẽ. Lý do chủ yếu nằm ở chỗ, mức giá vàng hiện nay bị xem là “lưng chừng”, chưa đủ hấp dẫn để mua vào hay bán ra.
Hôm nay, 30/6, là hạn chót để các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái của hoạt động dùng vàng huy động chuyển thành tiền mặt cho vay trước kia. Tuy nhiên, thông tin từ một số công ty kim hoàn lớn cho biết, không có hiện tượng các ngân hàng mạnh tay gom mua vàng. “Nhiều khả năng, các ngân hàng đã gom mua từ trước, trong thời gian giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới vừa qua”, lãnh đạo một đơn vị kinh doanh vàng nói.
Công ty Sacombank-SBJ nhận định, với nhu cầu vàng miếng trong nước có chiều hướng tăng trở lại, ít có khả năng giá vàng trong nước điều chỉnh giảm nếu giá thế giới không giảm mạnh. Doanh nghiệp này tiếp tục khuyến nghị mua vàng ở vùng giá 37,5 triệu đồng/lượng để phục vụ cho mục đích tích trữ.
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng bán lẻ trong nước đang cao hơn chừng 200.000 đồng/lượng, một mức chênh giá mà giới kinh doanh vàng cho là “hợp lý”.
Giá USD ngân hàng hôm nay tiếp tục điều chỉnh giảm. Vietcombank thông báo mua USD ở mức 20.550 đồng và bán ra ở mức 20.620 đồng, giảm tương ứng 10 đồng mỗi USD. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữ ở mức 20.618 đồng của ngày hôm qua.
Giá vàng quốc tế liên tục tăng trong phiên đêm qua và sáng nay dù mức tăng không mạnh.
Lúc 10h30 giờ Việt Nam, vàng giao ngay tại châu Á có giá 1.514 USD/oz, tăng 1,2 USD mỗi ounce so với giá đóng cửa tại New York. Đêm qua tại New York, giá vàng đóng cửa tăng 9,7 USD/oz (0,7%), đạt 1.512,8 USD/oz.
Vàng tăng giá nhờ đồng USD suy yếu so với Euro trước thông tin tích cực phát đi từ Hy Lạp.
Thị trường tài chính toàn cầu hôm qua đã “thở phào” sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch thắt lưng buộc bụng chi tiêu công mà Chính phủ nước này đề xuất. Việc thông qua kế hoạch này là điều kiện tiên quyết để Athens được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp khoản cứu trợ mới trị giá 12 tỷ Euro. Nếu không được viện trợ, rất có thể Athens sẽ vỡ nợ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tục vào ngày hôm qua, khiến áp lực bán vàng để bù lỗ cho danh mục cổ phiếu không còn nữa.
Tuy nhiên, vàng không thể tăng giá mạnh, vì nhu cầu mua vàng chống khủng hoảng có phần giảm sút. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust từ đầu tuần tới nay đã bán ròng 0,9 tấn vàng, hiện còn nắm 1.208,2 tấn vàng.
Mặc dù vậy, theo giới phân tích, trong dài hạn, vàng sẽ còn được hỗ trợ bởi xu thế mất giá của đồng USD, khi mà Mỹ tiếp tục phải giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục để hỗ trợ tăng trưởng. Mối lo lạm phát tại các nền kinh tế lớn cũng sẽ thúc đẩy giới đầu tư mua vàng.
Tỷ giá Euro/USD tại thị trường Tokyo sáng nay là 1,45 USD đổi 1 Euro, so với mức 1,44 USD/Euro vào sáng qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 tại New York lúc 10h40 giờ Việt Nam là hơn 95 USD/thùng, tăng trên 0,3 USD/thùng so với giá đóng cửa phiên trước. Đêm qua, giá dầu đóng cửa ở mức 94,77 USD/thùng, tăng 1,84 USD/thùng nhờ USD giảm giá và thông tin kế hoạch cắt giảm chi tiêu được thông qua ở Hy Lạp.
Tính đến hơn 10h sáng nay, vàng miếng các thương hiệu được nâng giá thêm 70.000 - 80.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều thu mua và bán ra so với cuối giờ chiều qua. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và bán vàng được các doanh nghiệp giữ ở mức khá hẹp, từ 40.000-80.000 đồng/lượng.
Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý giao dịch vàng SJC ở các mức giá 37,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,88 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM được Công ty Sacombank-SBJ yết giá ở mức 37,82 triệu đồng/lượng và 37,86 triệu đồng/lượng.
Theo giới kinh doanh vàng, dù tâm lý của người dân đã được giải tỏa phần nào sau khi dự thảo thông tư về quản lý thị trường vàng tiếp tục cho phép giao dịch vàng miếng, khối lượng giao dịch kim loại này vẫn chưa có được sự gia tăng mạnh mẽ. Lý do chủ yếu nằm ở chỗ, mức giá vàng hiện nay bị xem là “lưng chừng”, chưa đủ hấp dẫn để mua vào hay bán ra.
Hôm nay, 30/6, là hạn chót để các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái của hoạt động dùng vàng huy động chuyển thành tiền mặt cho vay trước kia. Tuy nhiên, thông tin từ một số công ty kim hoàn lớn cho biết, không có hiện tượng các ngân hàng mạnh tay gom mua vàng. “Nhiều khả năng, các ngân hàng đã gom mua từ trước, trong thời gian giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới vừa qua”, lãnh đạo một đơn vị kinh doanh vàng nói.
Công ty Sacombank-SBJ nhận định, với nhu cầu vàng miếng trong nước có chiều hướng tăng trở lại, ít có khả năng giá vàng trong nước điều chỉnh giảm nếu giá thế giới không giảm mạnh. Doanh nghiệp này tiếp tục khuyến nghị mua vàng ở vùng giá 37,5 triệu đồng/lượng để phục vụ cho mục đích tích trữ.
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng bán lẻ trong nước đang cao hơn chừng 200.000 đồng/lượng, một mức chênh giá mà giới kinh doanh vàng cho là “hợp lý”.
Giá USD ngân hàng hôm nay tiếp tục điều chỉnh giảm. Vietcombank thông báo mua USD ở mức 20.550 đồng và bán ra ở mức 20.620 đồng, giảm tương ứng 10 đồng mỗi USD. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữ ở mức 20.618 đồng của ngày hôm qua.
Giá vàng quốc tế liên tục tăng trong phiên đêm qua và sáng nay dù mức tăng không mạnh.
Lúc 10h30 giờ Việt Nam, vàng giao ngay tại châu Á có giá 1.514 USD/oz, tăng 1,2 USD mỗi ounce so với giá đóng cửa tại New York. Đêm qua tại New York, giá vàng đóng cửa tăng 9,7 USD/oz (0,7%), đạt 1.512,8 USD/oz.
Vàng tăng giá nhờ đồng USD suy yếu so với Euro trước thông tin tích cực phát đi từ Hy Lạp.
Thị trường tài chính toàn cầu hôm qua đã “thở phào” sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch thắt lưng buộc bụng chi tiêu công mà Chính phủ nước này đề xuất. Việc thông qua kế hoạch này là điều kiện tiên quyết để Athens được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp khoản cứu trợ mới trị giá 12 tỷ Euro. Nếu không được viện trợ, rất có thể Athens sẽ vỡ nợ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tục vào ngày hôm qua, khiến áp lực bán vàng để bù lỗ cho danh mục cổ phiếu không còn nữa.
Tuy nhiên, vàng không thể tăng giá mạnh, vì nhu cầu mua vàng chống khủng hoảng có phần giảm sút. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust từ đầu tuần tới nay đã bán ròng 0,9 tấn vàng, hiện còn nắm 1.208,2 tấn vàng.
Mặc dù vậy, theo giới phân tích, trong dài hạn, vàng sẽ còn được hỗ trợ bởi xu thế mất giá của đồng USD, khi mà Mỹ tiếp tục phải giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục để hỗ trợ tăng trưởng. Mối lo lạm phát tại các nền kinh tế lớn cũng sẽ thúc đẩy giới đầu tư mua vàng.
Tỷ giá Euro/USD tại thị trường Tokyo sáng nay là 1,45 USD đổi 1 Euro, so với mức 1,44 USD/Euro vào sáng qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 tại New York lúc 10h40 giờ Việt Nam là hơn 95 USD/thùng, tăng trên 0,3 USD/thùng so với giá đóng cửa phiên trước. Đêm qua, giá dầu đóng cửa ở mức 94,77 USD/thùng, tăng 1,84 USD/thùng nhờ USD giảm giá và thông tin kế hoạch cắt giảm chi tiêu được thông qua ở Hy Lạp.