Vàng tăng giá sau khi chạm đáy của 2 tháng
Giá vàng SJC tuần này biến động chậm hơn giá quốc tế và tiếp tục giữ mức chênh cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 5 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC quay đầu tăng nhẹ trong sáng cuối tuần hôm nay sau khi rớt xuống mức thấp nhất trong 2 tháng vào ngày hôm qua. Tuần này, giá vàng trong nước hạ 250.000 đồng/lượng.
Lúc hơn 10h trưa nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 40,38 triệu đồng/lượng (mua vào) và 40,46 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều hôm qua, giá vàng SJC tại DOJI hiện tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Tương tự như tại DOJI, nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn trên địa bàn Hà Nội đang áp dụng mức chênh lệch giá mua-bán vàng SJC thấp, phổ biến dưới 100.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở mức 40,3 triệu đồng/lượng và 40,5 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán. Ở các mức này, giá vàng SJC của Công ty SJC hiện tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 40.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối giờ chiều qua.
Giá vàng trong nước tăng nhẹ sáng nay là động thái hưởng ứng phiên tăng giá vào đêm qua của giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, cũng giống như trong mấy tuần trước, giá vàng SJC tuần này biến động chậm hơn giá quốc tế và tiếp tục giữ mức chênh cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 5 triệu đồng/lượng.
Vàng đấu thầu từ Ngân hàng Nhà nước vẫn “đắt hàng” trong tuần này, trái với không khí giao dịch khá ảm đạm trên thị trường. Trong khi lực mua và bán vàng của người dân cùng thấp, thì cả ba phiên đấu thầu vàng miếng mà Ngân hàng Nhà nước tổ chức trong tuần cùng bán gần hết khối lượng chào thầu 1 tấn mỗi phiên.
Tính đến nay, sau 31 phiên đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 30,3 tấn vàng. Chỉ còn đúng nửa tháng nữa là tới ngày 30/6, hạn chót cho các tổ chức tín dụng tất toán trạng thái vàng. Giới kinh doanh vàng cho rằng, người dân đang có tâm lý chờ đợi đến sau thời điểm trên để xem giá vàng trong nước sẽ diễn biến theo chiều hướng nào mới quyết định mua hay bán.
Dự báo về thị trường vàng trong nước sau ngày 30/6, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg mới đây, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho rằng, nhu cầu vàng sẽ giảm do các ngân hàng đã tất toán xong, đồng thời chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới cũng sẽ giảm xuống nhưng giảm không nhiều.
Cụ thể, theo ông Trúc, đến cuối tháng 7, chênh lệch giá sẽ giảm xuống mức khoảng 4 triệu đồng/lượng. Ông Trúc cũng cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước-quốc tế dưới 1 triệu đồng/lượng là hợp lý.
So với cuối tuần trước, giá vàng SJC hiện giảm 250.000-270.000 đồng/lượng tùy niêm yết của từng đơn vị.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.220-21.230 đồng (mua vào) và 21.250-21.260 đồng (bán ra). So với sáng hôm qua, giá USD tự do hiện tăng 10 đồng ở chiều mua vào nhưng không thay đổi ở chiều bán ra.
Chốt phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay tăng 5,8 USD/oz so với đóng cửa phiên liền trước, đạt 1.392,5 USD/oz.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng được khoảng 0,3%. Vàng đã di chuyển trong vùng biên độ hẹp đúng như dự báo trước đó trong tuần này, khi các nhà đầu tư tiếp tục giữ thái độ thận trọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sớm thu hẹp hoặc cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng (QE).
Trong vòng 4 tuần trở lại đây, vàng đã có 3 tuần tăng giá, nhưng chỉ tăng với tốc độ chậm chạp. Việc giữ vững mốc 1.400 USD/oz vẫn là một việc khó đối với giá vàng ở thời điểm này.
Các dữ liệu kinh tế Mỹ tuần qua có nhiều con số tốt, nhưng cũng có một vài con số kém khả quan. Vì vậy, giới đầu tư vẫn chờ đợi thêm để xác định về khả năng hành động của FED. Trong tuần tới, tâm điểm chú ý của thị trường sẽ là cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ diễn ra vào các ngày 18-19/6 của FED.
Tuần này, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 3,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.003,5 tấn. Đây là mức nắm giữ thấp nhất của quỹ này trong vòng khoảng 4 năm trở lại đây. Từ đầu năm, SPDR Gold đã bán ròng gần 347 tấn vàng.
Lúc hơn 10h trưa nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 40,38 triệu đồng/lượng (mua vào) và 40,46 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều hôm qua, giá vàng SJC tại DOJI hiện tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Tương tự như tại DOJI, nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn trên địa bàn Hà Nội đang áp dụng mức chênh lệch giá mua-bán vàng SJC thấp, phổ biến dưới 100.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở mức 40,3 triệu đồng/lượng và 40,5 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán. Ở các mức này, giá vàng SJC của Công ty SJC hiện tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 40.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối giờ chiều qua.
Giá vàng trong nước tăng nhẹ sáng nay là động thái hưởng ứng phiên tăng giá vào đêm qua của giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, cũng giống như trong mấy tuần trước, giá vàng SJC tuần này biến động chậm hơn giá quốc tế và tiếp tục giữ mức chênh cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 5 triệu đồng/lượng.
Vàng đấu thầu từ Ngân hàng Nhà nước vẫn “đắt hàng” trong tuần này, trái với không khí giao dịch khá ảm đạm trên thị trường. Trong khi lực mua và bán vàng của người dân cùng thấp, thì cả ba phiên đấu thầu vàng miếng mà Ngân hàng Nhà nước tổ chức trong tuần cùng bán gần hết khối lượng chào thầu 1 tấn mỗi phiên.
Tính đến nay, sau 31 phiên đấu thầu vàng, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 30,3 tấn vàng. Chỉ còn đúng nửa tháng nữa là tới ngày 30/6, hạn chót cho các tổ chức tín dụng tất toán trạng thái vàng. Giới kinh doanh vàng cho rằng, người dân đang có tâm lý chờ đợi đến sau thời điểm trên để xem giá vàng trong nước sẽ diễn biến theo chiều hướng nào mới quyết định mua hay bán.
Dự báo về thị trường vàng trong nước sau ngày 30/6, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg mới đây, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho rằng, nhu cầu vàng sẽ giảm do các ngân hàng đã tất toán xong, đồng thời chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới cũng sẽ giảm xuống nhưng giảm không nhiều.
Cụ thể, theo ông Trúc, đến cuối tháng 7, chênh lệch giá sẽ giảm xuống mức khoảng 4 triệu đồng/lượng. Ông Trúc cũng cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước-quốc tế dưới 1 triệu đồng/lượng là hợp lý.
So với cuối tuần trước, giá vàng SJC hiện giảm 250.000-270.000 đồng/lượng tùy niêm yết của từng đơn vị.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.220-21.230 đồng (mua vào) và 21.250-21.260 đồng (bán ra). So với sáng hôm qua, giá USD tự do hiện tăng 10 đồng ở chiều mua vào nhưng không thay đổi ở chiều bán ra.
Chốt phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay tăng 5,8 USD/oz so với đóng cửa phiên liền trước, đạt 1.392,5 USD/oz.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng được khoảng 0,3%. Vàng đã di chuyển trong vùng biên độ hẹp đúng như dự báo trước đó trong tuần này, khi các nhà đầu tư tiếp tục giữ thái độ thận trọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sớm thu hẹp hoặc cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng (QE).
Trong vòng 4 tuần trở lại đây, vàng đã có 3 tuần tăng giá, nhưng chỉ tăng với tốc độ chậm chạp. Việc giữ vững mốc 1.400 USD/oz vẫn là một việc khó đối với giá vàng ở thời điểm này.
Các dữ liệu kinh tế Mỹ tuần qua có nhiều con số tốt, nhưng cũng có một vài con số kém khả quan. Vì vậy, giới đầu tư vẫn chờ đợi thêm để xác định về khả năng hành động của FED. Trong tuần tới, tâm điểm chú ý của thị trường sẽ là cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ diễn ra vào các ngày 18-19/6 của FED.
Tuần này, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng 3,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.003,5 tấn. Đây là mức nắm giữ thấp nhất của quỹ này trong vòng khoảng 4 năm trở lại đây. Từ đầu năm, SPDR Gold đã bán ròng gần 347 tấn vàng.