09:05 09/02/2012

Vàng thế giới suy yếu, dầu thô lại tăng nhiệt

Diệp Anh

Các thị trường hàng hóa toàn cầu đã phản ứng khác nhau về tình hình châu Âu và vấn đề nợ công của Hy Lạp

Các thị trường hàng hóa toàn cầu đã phản ứng khác nhau về tình hình châu Âu và vấn đề nợ công của Hy Lạp.
Các thị trường hàng hóa toàn cầu đã phản ứng khác nhau về tình hình châu Âu và vấn đề nợ công của Hy Lạp.
Các thị trường hàng hóa toàn cầu đã phản ứng khác nhau về tình hình châu Âu và vấn đề nợ công của Hy Lạp. Trong khi, thị trường vàng suy yếu bởi lo lắng, thì giá dầu thô lại đi lên với niềm lạc quan rằng Hy Lạp sẽ thoát cảnh vỡ nợ.

Dầu thô vượt 100 USD/thùng

Kết thúc phiên giao dịch 8/2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn New York tăng 30 cent, tương ứng 0,3%, lên 98,71 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu này đã chạm tới mức 100,09 USD/thùng, mức thấp nhất trong ngày là 98,17 USD/thùng.

Việc Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos hôm qua tổ chức cuộc họp đột xuất với các nhà cho vay như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã khiến nhà đầu tư năng lượng tin rằng Hy Lạp sẽ chóng thoát hiểm cảnh.

Giá dầu cũng tăng lên sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô trong tuần qua chỉ tăng thêm 300.000 thùng, thấp hơn rất nhiều so với mức dự báo 2,5 triệu thùng dầu của giới phân tích đưa ra trước đó.

Những tin tức trên đã giúp xóa nhòa áp lực từ việc đồng USD tăng giá trở lại. Đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã vượt lên mức 78,601 điểm, cao hơn so với mức 78,552 điểm cuối phiên liền trước.

Cùng đi lên với giá dầu còn có xăng. Chốt phiên đêm qua, giá xăng giao tháng 3 tăng 5 cent, tương ứng 1,6%, lên 2,98 USD/gallon. Ngược dòng, dầu sưởi giảm xuống 3,19 USD/gallon. Khí tự nhiên hạ 2 cent, tương ứng 1%, còn 2,45 USD/ triệu BTU.

Vàng về 1.743,8 USD/ounce

Trong khi đó, thị trường vàng phản ứng khá tiêu cực về nợ công Hy Lạp cũng như vấn đề kinh tế ở các quốc gia khác thuộc châu Âu. Chốt phiên 8/2, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York giảm 17,1 USD (-1%) xuống 1.743,8 USD/ounce.

Giá vàng giảm khi giới đầu tư cho rằng kinh tế Italy có thể thu hẹp trong quý 4, trong lúc xuất khẩu của Đức tháng 12/2011 giảm mạnh nhất trong 3 năm, kinh tế Pháp có thể không tăng trưởng trong quý 1/2012 và trì hoãn trong giải quyết nợ Hy Lạp.

Việc chỉ số USD vượt lên mức 78,601 điểm trong phiên giao dịch đêm 8/2, cao hơn so với mức 78,552 điểm cuối phiên liền trước, tuy không tác động lên thị trường năng lượng, nhưng lại có ảnh hưởng khá mạnh đối với thị trường kim loại quý.

Các mặt hàng kim loại khác diễn biến trái chiều, với giá bạc giảm cùng chiều với vàng, trong khi giá bạch kim tăng khá nhờ sự hỗ trợ từ cuộc đình công tại mỏ bạch kim lớn nhất thế giới ở Nam Phi có khả năng kéo dài trong khoảng một tuần lễ.

Cụ thể, giá bạc giao tháng 3 giảm 49 cent, tương ứng 1,4%, xuống 33,7 USD/ounce; Palladium giảm 2 cent xuống 702,95 USD/ounce. Ngược lại, đồng tăng 3 cent, lên 3,91 USD/ounce. Bạch kim tháng 4 tăng 13,30 USD lên 1.668,10 USD/ounce.

Nông sản trượt khá mạnh

Cũng chịu áp lực từ việc đồng bạc xanh tăng giá trở lại cũng như tình hình kinh tế khá bấp bênh ở một số nền kinh tế lớn thuộc khu vực châu Âu như xuất khẩu Đức, tăng trưởng Pháp, Italy, nhiều mặt hàng nông sản đã trượt giá khá mạnh khi chốt phiên 8/2.

Cụ thể, giá ca cao giao sau giảm 13 USD, tương ứng 0,57%, xuống mức 2.278 USD/ounce. Cà phê arabica giảm 0,41% xuống 220,05 cent/lb. Lúa mì KCB giảm 0,31% xuống mức 722 cent/bushel. Lúa mì CBT giảm 0,23% xuống còn 659,25 cent/bushel.

Giá gạo chưa xay, xát giảm 0,21% xuống còn 14,175 USD/cwt trên sàn CBOT. Giá yến mạch giảm 1,26%, xuống mức 313 cent/bushel. Giá ngô giảm 0,12% xuống còn 641,75 cent/bushel. Giá bông kỳ hạn giảm 1% xuống đứng ở mức 93,62 cent/lb.