Vàng trong nước xuống giá, USD tự do đi ngang
Suốt 1 tuần nay, giá vàng trong nước không bứt phá ra khỏi vùng 44,7-44,9 triệu đồng/lượng, USD tự do hiện cũng đứng giá trên 20.800 đồng
Giá vàng trong nước sáng nay lại giảm vài chục ngàn đồng mỗi lượng so với hôm qua trong khi giá vàng thế giới vẫn chưa có thay đổi đáng kể nào mới. Giá USD thị trường tự do cũng duy trì ở mức trên 20.800 đồng, thấp hơn giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại.
Lúc hơn 10h sáng nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM ở mức 44,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức chênh giá mua-bán vàng rộng, lên tới 300.000 đồng/lượng, đang được một số doanh nghiệp kim hoàn lớn của khu vực phía Nam áp dụng.
Vàng SJC cũng được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá mua ở mức 44,45 triệu đồng/lượng, thấp hơn 300.000 đồng so với giá bán ra là 44,75 triệu đồng/lượng. Hôm qua, SJC niêm yết chênh lệch giá mua-bán vàng là 200.000 đồng/lượng, nhưng khoảng cách này bị kéo rộng sáng nay.
Tại Hà Nội, vàng SJC có mức chênh giá phổ biến chỉ 100.000 đồng/lượng. Công ty Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu cùng niêm yết giá vàng thương hiệu này ở mức 44,64 triệu đồng/lượng và 44,74 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.
Vàng AAA của Công ty Vàng bạc đá quý Agribank(AJC) hiện có giá không thấp hơn nhiều so với vàng SJC, với 44 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,4 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đang đứng dưới mức 44 triệu đồng/lượng, với 43,68 triệu đồng/lượng cho chiều mua và 43,93 triệu đồng/lượng cho chiều bán.
Cùng là vàng “phi SJC” như hai thương hiệu trên, nhưng vàng Phượng Hoàng PNJ-DongA Bank của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) lại ở một ngưỡng giá khác. Sáng nay, loại vàng này được PNJ yết giá ở mức 44,5 triệu đồng/lượng và 44,65 triệu đồng/lượng.
Giá vàng niêm yết khác biệt lớn của các doanh nghiệp kim hoàn cho thấy tình trạng “loạn giá” của vàng miếng. Theo giới kinh doanh vàng, họ vẫn đang sốt ruột chờ đợi sự ra đời chính thức của nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng.
Đối với người dân, do tâm lý lo ngại về sự mất giá sâu hơn của vàng “phi SJC” một khi nghị định này được ban hành, hoạt động mua bán vàng miếng hiện nay đang tập trung chủ yếu vào vàng SJC.
Nếu so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 1,5 triệu đồng/lượng. Loại vàng miếng có giá “rẻ” nhất sáng nay là Rồng Thăng Long cũng đang đắt hơn giá vàng quốc tế khoảng 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC đến thời điểm hiện tại đã giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều mua và 50.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối giờ chiều qua. Suốt 1 tuần nay, giá vàng trong nước không bứt phá ra khỏi vùng 44,7-44,9 triệu đồng/lượng.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 20.820 đồng (mua vào) và 20.840 đồng (bán ra), giá mua tăng 10 đồng nhưng giá bán không thay đổi so với sáng qua. Hôm nay đã bước sang ngày thứ ba liên tiếp USD tự do đứng giá tại mức này.
Ngân hàng Vietcombank sáng nay niêm yết giá USD ở mức 20.800 đồng và 20.860 đồng, tương ứng giá mua vào và bán ra, giảm 10 đồng mỗi “đô” ở cả hai chiều mua và bán so với sáng qua. Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng đến nay đã có hơn 6 tuần liên tục đứng yên ở mức 20.828 đồng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giảm trong phiên châu Á sáng nay, xóa sạch thành quả tăng của phiên đêm qua tại New York. Lúc 10h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 6 USD/oz, còn 1.723,1 USD/oz. Đêm qua, giá vàng đóng cửa tăng 7 USD/oz, lên 1.729,1 USD/oz.
Tình trạng không rõ ràng về một lối thoát cho Hy Lạp khỏi bờ vực vỡ nợ đang khiến giá vàng “tiến thoái lưỡng nan”.
Theo tin từ Reuters, một số quan chức châu Âu hôm qua cho biết, các nhà tài trợ quốc tế có thể trì hoãn việc rót cho Athens một gói cứu trợ thứ hai, nhưng sẽ cố gắng để Hy Lạp vỡ nợ có trật tự. Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với các nhà tài trợ vào thứ Hai tuần tới.
Trong một diễn biến khác liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, hãng định mức tín nhiệm Moody’s hôm qua tuyên bố có thể sẽ đánh tụt điểm tín nhiệm của một loạt định chế tài chính thuộc 16 nước châu Âu.
Tình hình u ám của châu Âu đã đẩy tỷ giá Euro/USD xuống mức thấp nhất trong 1 tuần, với hơn 1,3 USD/Euro. Đồng Euro xuống giá cùng nhu cầu tiền mặt của các nhà đầu tư đang gây áp lực giảm giá cho vàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cuộc xung đột leo thang giữa Iran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này có thể thúc đẩy nhu cầu mua vàng để phòng ngừa rủi ro.
Lúc hơn 10h sáng nay, Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM ở mức 44,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức chênh giá mua-bán vàng rộng, lên tới 300.000 đồng/lượng, đang được một số doanh nghiệp kim hoàn lớn của khu vực phía Nam áp dụng.
Vàng SJC cũng được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá mua ở mức 44,45 triệu đồng/lượng, thấp hơn 300.000 đồng so với giá bán ra là 44,75 triệu đồng/lượng. Hôm qua, SJC niêm yết chênh lệch giá mua-bán vàng là 200.000 đồng/lượng, nhưng khoảng cách này bị kéo rộng sáng nay.
Tại Hà Nội, vàng SJC có mức chênh giá phổ biến chỉ 100.000 đồng/lượng. Công ty Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu cùng niêm yết giá vàng thương hiệu này ở mức 44,64 triệu đồng/lượng và 44,74 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua vào và bán ra.
Vàng AAA của Công ty Vàng bạc đá quý Agribank(AJC) hiện có giá không thấp hơn nhiều so với vàng SJC, với 44 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,4 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đang đứng dưới mức 44 triệu đồng/lượng, với 43,68 triệu đồng/lượng cho chiều mua và 43,93 triệu đồng/lượng cho chiều bán.
Cùng là vàng “phi SJC” như hai thương hiệu trên, nhưng vàng Phượng Hoàng PNJ-DongA Bank của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) lại ở một ngưỡng giá khác. Sáng nay, loại vàng này được PNJ yết giá ở mức 44,5 triệu đồng/lượng và 44,65 triệu đồng/lượng.
Giá vàng niêm yết khác biệt lớn của các doanh nghiệp kim hoàn cho thấy tình trạng “loạn giá” của vàng miếng. Theo giới kinh doanh vàng, họ vẫn đang sốt ruột chờ đợi sự ra đời chính thức của nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng.
Đối với người dân, do tâm lý lo ngại về sự mất giá sâu hơn của vàng “phi SJC” một khi nghị định này được ban hành, hoạt động mua bán vàng miếng hiện nay đang tập trung chủ yếu vào vàng SJC.
Nếu so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 1,5 triệu đồng/lượng. Loại vàng miếng có giá “rẻ” nhất sáng nay là Rồng Thăng Long cũng đang đắt hơn giá vàng quốc tế khoảng 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC đến thời điểm hiện tại đã giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều mua và 50.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối giờ chiều qua. Suốt 1 tuần nay, giá vàng trong nước không bứt phá ra khỏi vùng 44,7-44,9 triệu đồng/lượng.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 20.820 đồng (mua vào) và 20.840 đồng (bán ra), giá mua tăng 10 đồng nhưng giá bán không thay đổi so với sáng qua. Hôm nay đã bước sang ngày thứ ba liên tiếp USD tự do đứng giá tại mức này.
Ngân hàng Vietcombank sáng nay niêm yết giá USD ở mức 20.800 đồng và 20.860 đồng, tương ứng giá mua vào và bán ra, giảm 10 đồng mỗi “đô” ở cả hai chiều mua và bán so với sáng qua. Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng đến nay đã có hơn 6 tuần liên tục đứng yên ở mức 20.828 đồng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giảm trong phiên châu Á sáng nay, xóa sạch thành quả tăng của phiên đêm qua tại New York. Lúc 10h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 6 USD/oz, còn 1.723,1 USD/oz. Đêm qua, giá vàng đóng cửa tăng 7 USD/oz, lên 1.729,1 USD/oz.
Tình trạng không rõ ràng về một lối thoát cho Hy Lạp khỏi bờ vực vỡ nợ đang khiến giá vàng “tiến thoái lưỡng nan”.
Theo tin từ Reuters, một số quan chức châu Âu hôm qua cho biết, các nhà tài trợ quốc tế có thể trì hoãn việc rót cho Athens một gói cứu trợ thứ hai, nhưng sẽ cố gắng để Hy Lạp vỡ nợ có trật tự. Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với các nhà tài trợ vào thứ Hai tuần tới.
Trong một diễn biến khác liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, hãng định mức tín nhiệm Moody’s hôm qua tuyên bố có thể sẽ đánh tụt điểm tín nhiệm của một loạt định chế tài chính thuộc 16 nước châu Âu.
Tình hình u ám của châu Âu đã đẩy tỷ giá Euro/USD xuống mức thấp nhất trong 1 tuần, với hơn 1,3 USD/Euro. Đồng Euro xuống giá cùng nhu cầu tiền mặt của các nhà đầu tư đang gây áp lực giảm giá cho vàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cuộc xung đột leo thang giữa Iran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này có thể thúc đẩy nhu cầu mua vàng để phòng ngừa rủi ro.