Vay thế chấp vàng “lên ngôi” ở Ấn Độ
Gần đây, vàng lại có thêm những công dụng mới ở Ấn Độ, khi gười dân nước này dùng vàng để thế chấp vay tiền mặt
Người Ấn Độ sở hữu nhiều vàng hơn người dân ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Từ lâu, vàng đã phát huy nhiều công dụng ở nước này, từ chỗ là đồ trang sức tới đóng vai trò kho tài sản của gia đình, là nguồn của cải dự trữ cho tuổi già, là vật bảo hiểm đề phòng những trường hợp bất trắc…
Gần đây, vàng lại có thêm những công dụng mới ở Ấn Độ, khi gười dân nước này dùng vàng để thế chấp vay tiền mặt. Nhờ đó, hoạt động cho vay cầm cố vàng bắt đầu bước vào thời kỳ nở rộ ở Ấn Độ.
Nguồn tài chính mới
Ở nhiều nước phương Tây, việc mang đồ nữ trang tới tiệm cầm đồ thường bị xem là một dấu hiệu của sự kiệt quệ về tài chính. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, đây được xem là một chuyện hết sức bình thường, giống như việc người phương Tây vay cầm cố nhà để có tiền kinh doanh, hoặc đơn giản là để mua sắm những thứ mà họ đang cần.
“Vàng chính là thẻ tín dụng ở nông thôn Ấn Độ. Cầm vàng là cách duy nhất để vay được tiền trong vòng 3 phút”, ông V.P Nandakumar, Chủ tịch của Manappuram Group - một trong những công ty cho vay cầm cố vàng lớn nhất ở Ấn Độ, cho biết.
Đối với những khách vay tiền như anh thợ sửa xe kéo Vishwanathan C. R. Pai, vay cầm cố vàng đã trở thành một nguồn tài chính quan trọng.
Pai thường xuyên đem bộ trang sức của gia đình tới cầm cố tại công ty cho vay thế chấp vàng Muthoot Finance nhằm có tiền trang trải cho chi phí làm ăn. Anh thường mượn từ 10.000-25.000 Rupee (tương đương 200-500 USD) để mua phụ tùng và chờ tới khi nào khách hàng thanh toán thì lại trả cho ngân hàng. Mức lãi suất mà Pai phải trả cho các khoản vay này là 15-18% mỗi năm.
Anh cho biết anh không thể vay được tiền từ ngân hàng để làm ăn vì các nhà băng đòi hỏi anh phải có chứng minh thu nhập. Trong khi đó, công việc sửa xe kéo của anh chẳng hề có hóa đơn hay chứng từ gì.
Cách đây khoảng chục năm, những người cần vốn như Pai thường vay của người thân hoặc những cá nhân nhiều tiền. Khi đó, hệ thống ngân hàng nằm dưới sự quản lý rất chặt chẽ trong vấn đề cho vay tín dụng và chủ yếu chỉ cấp vốn cho những khách hàng giàu có hoặc những doanh nghiệp được Chính phủ Ấn Độ hậu thuẫn.
Các hiệu cầm đồ và những cá nhân cho vay tiền từ lâu đã hoạt động ở mọi ngóc ngách ở Ấn Độ, cho vay thế chấp nữ trang đối với những gia đình lâm vào cảnh bần cùng với lãi suất ít nhất cũng lên tới 30% mỗi năm.
Tuy nhiên, các khoản vay thế chấp vàng mà các ngân hàng và các công ty tài chính của Ấn Độ cung cấp hiện nay có mức lãi suất thấp hơn, dao động từ 14-30% mỗi năm. Thêm vào đó, hoạt động cho vay này cũng nằm dưới sự giám sát của pháp luật.
Hiện chưa có thống kê nào được công bố về hoạt động cho vay cầm cố vàng ở Ấn Độ, nhưng các công ty tài chính chuyên về lĩnh vực này đang phát triển rất mạnh. Riêng Manapuram, công ty vào hàng tiên phong về cho vay thế chấp vàng tại Ấn Độ, đã cấp số khoản vay loại này với tổng trị giá 730 triệu USD trong năm ngoái, từ mức 397 triệu USD trong năm trước đó.
Công ty Mothoot Finance cho biết, hoạt động cho vay thế chấp vàng của họ đang tăng trưởng với tốc độ 60% mỗi năm. Trong khi đó, tổng dư nợ các khoản vay mà ngành ngân hàng Ấn Độ dành cho khu vực tư nhân chỉ tăng có 16% trong năm ngoái và gần như đứng yên trong năm nay.
Ông George Alexander Muthoot, Giám đốc điều hành của Muthoot Group tin rằng, các công ty cho vay thế chấp vàng mới đang chỉ ở giai đoạn đầu của việc khai thác lĩnh vực này. Ông ước tính, mới chỉ có khoảng 600 tấn vàng trong tổng số 15.000 tấn vàng mà người Ấn Độ đang nắm giữ được đem đi cầm cố để vay tiền.
Hai lý do cho vay thế chấp vàng phát triển
Sự gia tăng của hoạt động cho vay thế chấp vàng được xem là một bằng chứng cho thấy thị trường tín dụng ở Ấn Độ còn chưa phát triển. Phần lớn người Ấn Độ có ít lựa chọn khi vay tiền vì họ thiếu các phương tiện thế chấp khác hoặc không có tài liệu chứng minh thu nhập.
Mặc dù đang ngày càng phát triển, hệ thống tài chính của Ấn Độ vẫn chưa vươn tới được mọi khách hàng ở nước này. Đa phần người dân ở đây giữ vàng thay vì giữ chứng khoán.
Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, giá trị lượng vàng mà khu vực tư nhân của nước này nắm giữ tương đương với 60% lượng tiền tiết kiệm trong các ngân hàng. Một cuộc điều tra năm 2006 do Chính phủ nước này thực hiện cho thấy, chưa đầy 41% hộ gia đình Ấn Độ có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản tiết kiệm bưu điện, so với tỷ lệ 92% ở Mỹ.
Trước đây, nhiều người Ấn Độ mua vàng vì họ ở quá xa các chi nhánh ngân hàng và tỷ lệ lạm phát cao ở nước này khiến đồng Rupee mất giá. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế này đã khiến số tiền tương đương nhiều tỷ USD bị găm vào vàng thay vì chảy trong hệ thống tài chính để tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất…
Mặc dù lãi suất cho vay thế chấp vàng vẫn cao, và hoạt động cho vay kiểu này không có tác dụng hỗ trợ cho những người nghèo không có vàng, đây vẫn được xem là một hướng đi tốt, giúp các hộ gia đình tại Ấn Độ tận dụng được nguồn vốn mà họ giữ bằng kim loại quý này.
Khủng hoảng tài chính cũng là một lý do quan trọng nữa giúp các công ty cho vay thế chấp vàng ở Ấn Độ ăn nên làm ra. Trong vòng một năm rưỡi trở lại đây, nhiều tổ chức cho vay ở nước này đã ngừng cho vay những khoản vay cá nhân không được đảm bảo trước tình trạng vỡ nợ leo thang.
Trong khi đó, cho tới nay, tỷ lệ vỡ nợ trong các khoản vay thế chấp vàng ở Ấn Độ là rất thấp, chỉ chưa đầy 1%. Hầu hết các món đồ nữ trang thế chấp được chủ nhân nhận về trong vòng chưa đầy 4 tháng. Trong trường hợp người vay không trả được nợ, công ty cho vay có thể dễ dàng bán món đồ đó đi và thu về số tiền lớn hơn khoản vay đã cấp.
Tuy nhiên, các công ty cho vay thế chấp vàng vẫn phải đối mặt với một số rủi ro nhất định. Chẳng hạn, giá vàng mới đây đã tăng vọt qua mức 1.000 USD, nhưng sau đó có thể giảm nhanh hơn những gì các công ty cho vay có thể lường trước.
(Theo New York Times)
Gần đây, vàng lại có thêm những công dụng mới ở Ấn Độ, khi gười dân nước này dùng vàng để thế chấp vay tiền mặt. Nhờ đó, hoạt động cho vay cầm cố vàng bắt đầu bước vào thời kỳ nở rộ ở Ấn Độ.
Nguồn tài chính mới
Ở nhiều nước phương Tây, việc mang đồ nữ trang tới tiệm cầm đồ thường bị xem là một dấu hiệu của sự kiệt quệ về tài chính. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, đây được xem là một chuyện hết sức bình thường, giống như việc người phương Tây vay cầm cố nhà để có tiền kinh doanh, hoặc đơn giản là để mua sắm những thứ mà họ đang cần.
“Vàng chính là thẻ tín dụng ở nông thôn Ấn Độ. Cầm vàng là cách duy nhất để vay được tiền trong vòng 3 phút”, ông V.P Nandakumar, Chủ tịch của Manappuram Group - một trong những công ty cho vay cầm cố vàng lớn nhất ở Ấn Độ, cho biết.
Đối với những khách vay tiền như anh thợ sửa xe kéo Vishwanathan C. R. Pai, vay cầm cố vàng đã trở thành một nguồn tài chính quan trọng.
Pai thường xuyên đem bộ trang sức của gia đình tới cầm cố tại công ty cho vay thế chấp vàng Muthoot Finance nhằm có tiền trang trải cho chi phí làm ăn. Anh thường mượn từ 10.000-25.000 Rupee (tương đương 200-500 USD) để mua phụ tùng và chờ tới khi nào khách hàng thanh toán thì lại trả cho ngân hàng. Mức lãi suất mà Pai phải trả cho các khoản vay này là 15-18% mỗi năm.
Anh cho biết anh không thể vay được tiền từ ngân hàng để làm ăn vì các nhà băng đòi hỏi anh phải có chứng minh thu nhập. Trong khi đó, công việc sửa xe kéo của anh chẳng hề có hóa đơn hay chứng từ gì.
Cách đây khoảng chục năm, những người cần vốn như Pai thường vay của người thân hoặc những cá nhân nhiều tiền. Khi đó, hệ thống ngân hàng nằm dưới sự quản lý rất chặt chẽ trong vấn đề cho vay tín dụng và chủ yếu chỉ cấp vốn cho những khách hàng giàu có hoặc những doanh nghiệp được Chính phủ Ấn Độ hậu thuẫn.
Các hiệu cầm đồ và những cá nhân cho vay tiền từ lâu đã hoạt động ở mọi ngóc ngách ở Ấn Độ, cho vay thế chấp nữ trang đối với những gia đình lâm vào cảnh bần cùng với lãi suất ít nhất cũng lên tới 30% mỗi năm.
Tuy nhiên, các khoản vay thế chấp vàng mà các ngân hàng và các công ty tài chính của Ấn Độ cung cấp hiện nay có mức lãi suất thấp hơn, dao động từ 14-30% mỗi năm. Thêm vào đó, hoạt động cho vay này cũng nằm dưới sự giám sát của pháp luật.
Hiện chưa có thống kê nào được công bố về hoạt động cho vay cầm cố vàng ở Ấn Độ, nhưng các công ty tài chính chuyên về lĩnh vực này đang phát triển rất mạnh. Riêng Manapuram, công ty vào hàng tiên phong về cho vay thế chấp vàng tại Ấn Độ, đã cấp số khoản vay loại này với tổng trị giá 730 triệu USD trong năm ngoái, từ mức 397 triệu USD trong năm trước đó.
Công ty Mothoot Finance cho biết, hoạt động cho vay thế chấp vàng của họ đang tăng trưởng với tốc độ 60% mỗi năm. Trong khi đó, tổng dư nợ các khoản vay mà ngành ngân hàng Ấn Độ dành cho khu vực tư nhân chỉ tăng có 16% trong năm ngoái và gần như đứng yên trong năm nay.
Ông George Alexander Muthoot, Giám đốc điều hành của Muthoot Group tin rằng, các công ty cho vay thế chấp vàng mới đang chỉ ở giai đoạn đầu của việc khai thác lĩnh vực này. Ông ước tính, mới chỉ có khoảng 600 tấn vàng trong tổng số 15.000 tấn vàng mà người Ấn Độ đang nắm giữ được đem đi cầm cố để vay tiền.
Hai lý do cho vay thế chấp vàng phát triển
Sự gia tăng của hoạt động cho vay thế chấp vàng được xem là một bằng chứng cho thấy thị trường tín dụng ở Ấn Độ còn chưa phát triển. Phần lớn người Ấn Độ có ít lựa chọn khi vay tiền vì họ thiếu các phương tiện thế chấp khác hoặc không có tài liệu chứng minh thu nhập.
Mặc dù đang ngày càng phát triển, hệ thống tài chính của Ấn Độ vẫn chưa vươn tới được mọi khách hàng ở nước này. Đa phần người dân ở đây giữ vàng thay vì giữ chứng khoán.
Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, giá trị lượng vàng mà khu vực tư nhân của nước này nắm giữ tương đương với 60% lượng tiền tiết kiệm trong các ngân hàng. Một cuộc điều tra năm 2006 do Chính phủ nước này thực hiện cho thấy, chưa đầy 41% hộ gia đình Ấn Độ có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản tiết kiệm bưu điện, so với tỷ lệ 92% ở Mỹ.
Trước đây, nhiều người Ấn Độ mua vàng vì họ ở quá xa các chi nhánh ngân hàng và tỷ lệ lạm phát cao ở nước này khiến đồng Rupee mất giá. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế này đã khiến số tiền tương đương nhiều tỷ USD bị găm vào vàng thay vì chảy trong hệ thống tài chính để tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất…
Mặc dù lãi suất cho vay thế chấp vàng vẫn cao, và hoạt động cho vay kiểu này không có tác dụng hỗ trợ cho những người nghèo không có vàng, đây vẫn được xem là một hướng đi tốt, giúp các hộ gia đình tại Ấn Độ tận dụng được nguồn vốn mà họ giữ bằng kim loại quý này.
Khủng hoảng tài chính cũng là một lý do quan trọng nữa giúp các công ty cho vay thế chấp vàng ở Ấn Độ ăn nên làm ra. Trong vòng một năm rưỡi trở lại đây, nhiều tổ chức cho vay ở nước này đã ngừng cho vay những khoản vay cá nhân không được đảm bảo trước tình trạng vỡ nợ leo thang.
Trong khi đó, cho tới nay, tỷ lệ vỡ nợ trong các khoản vay thế chấp vàng ở Ấn Độ là rất thấp, chỉ chưa đầy 1%. Hầu hết các món đồ nữ trang thế chấp được chủ nhân nhận về trong vòng chưa đầy 4 tháng. Trong trường hợp người vay không trả được nợ, công ty cho vay có thể dễ dàng bán món đồ đó đi và thu về số tiền lớn hơn khoản vay đã cấp.
Tuy nhiên, các công ty cho vay thế chấp vàng vẫn phải đối mặt với một số rủi ro nhất định. Chẳng hạn, giá vàng mới đây đã tăng vọt qua mức 1.000 USD, nhưng sau đó có thể giảm nhanh hơn những gì các công ty cho vay có thể lường trước.
(Theo New York Times)